Cạnh tranh quyền lực gia tăng có thể làm Ukraine đối mặt nguy cơ khủng hoảng kép
Theo hãng tin TASS ngày 7/7, tạp chí The Economist (Anh) vừa công bố bài viết phân tích tình hình chính trị nội bộ Ukraine, trong đó cảnh báo cuộc đấu đá quyền lực đang gia tăng có thể khiến quốc gia này phải đối mặt đồng thời cả khủng hoảng an ninh và bất ổn chính trị.
Ông Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky . Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine
Tạp chí Anh dẫn nhiều nguồn tin cho rằng bên cạnh những khó khăn trên chiến trường, sự phân hóa và tranh giành ảnh hưởng trong giới lãnh đạo cấp cao đang tạo thêm sức ép lên chính quyền Kiev. Nhân vật được nhắc tên nhiều nhất trong các tính toán quyền lực này là ông Andrey Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky .
The Economist nhận định rằng Ukraine hiện phải gồng mình ứng phó với nhiều thách thức quân sự. Thực địa chiến sự chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Nga vẫn duy trì các bước tiến ở khu vực Sumy và Donbass, trong khi triển vọng đạt được thỏa thuận ngừng bắn vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, vấn đề viện trợ quân sự từ Mỹ cũng được cho là đang có nguy cơ bị gián đoạn và thu hẹp quy mô, làm gia tăng áp lực cho Ukraine.
“Tuy nhiên, khủng hoảng quân sự chỉ là một phần của bức tranh tổng thể”, The Economist nhận định. Tạp chí này cho rằng những bất đồng và cạnh tranh quyền lực ở thượng tầng có thể làm suy giảm sự đoàn kết nội bộ – yếu tố quan trọng khi đất nước còn đối mặt xung đột kéo dài.
Bài báo nêu cụ thể ba diễn biến chính được cho là thể hiện rõ bầu không khí cạnh tranh quyền lực: một vụ án tham nhũng nhắm vào Phó Thủ tướng Aleksey Chernyshov; tin đồn về một cuộc cải tổ nội các với khả năng bà Yulia Svyrydenko được đề cử làm Thủ tướng mới; và những đồn đoán về việc thay thế Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân sự Kirill Budanov.
Trong trường hợp của ông Budanov, The Economist cho rằng Giám đốc tình báo quân sự Ukraine vẫn tại vị “ít nhất là cho tới nay” phần lớn nhờ sự phản đối của Nhà Trắng trước ý định thay đổi đột ngột nhân sự an ninh. Điều này phản ánh mối quan tâm của Mỹ đối với tính ổn định của bộ máy điều hành trong giai đoạn nhạy cảm.
Một điểm đáng chú ý khác được The Economist chỉ ra là vai trò then chốt của ông Andrey Yermak trong nhiều quyết định nhân sự quan trọng gần đây. Theo phân tích của tạp chí, Chánh Văn phòng Tổng thống được cho là kiểm soát phần lớn luồng thông tin chuyển tới ông Zelensky, qua đó duy trì ảnh hưởng lớn đối với các quyết định chiến lược.
Dù vậy, một số ý kiến nhận định ông Yermak hiện đối mặt với không ít khó khăn trong việc duy trì quan hệ đối ngoại, khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy mối liên hệ với Washington không còn thuận lợi như trước. Tuy nhiên, ở trong nước, ông Yermak vẫn được cho là duy trì tầm ảnh hưởng nhất định và có vai trò trong việc điều phối thông tin, cũng như các hoạt động chính trị nội bộ.
Theo các nhà quan sát, xu hướng tập trung quyền lực và chính trị là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh Ukraine đã trải qua gần ba năm rưỡi duy trì nỗ lực phòng thủ với quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, những tranh chấp nội bộ, nếu không được kiểm soát hợp lý, có thể gây chia rẽ, làm suy yếu khả năng tập trung nguồn lực cho mục tiêu quốc phòng.
Video đang HOT
Một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng, trong khi chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, bất kỳ dấu hiệu bất ổn chính trị nào cũng có thể làm suy giảm lòng tin xã hội và làm khó các nỗ lực vận động hỗ trợ quốc tế – yếu tố vốn được xem là “phao cứu sinh” quan trọng của Kiev.
The Economist cho rằng, với bối cảnh Nga vẫn duy trì sức ép trên chiến trường và các tuyến viện trợ phương Tây tiềm ẩn nguy cơ bị chậm trễ, Ukraine cần tránh để nội bộ bị phân hóa bởi các tính toán chính trị ngắn hạn. Bài báo nhấn mạnh, nếu không đảm bảo được tính minh bạch trong ra quyết định và duy trì đoàn kết, nguy cơ khủng hoảng kép – vừa quân sự, vừa chính trị – là hoàn toàn có thể xảy ra.
Một số phân tích cũng cho rằng, bên cạnh các vấn đề nhân sự cấp cao, chính quyền Kiev vẫn cần tập trung vào nhiều nhiệm vụ ưu tiên khác, đặc biệt là việc duy trì các kênh đối thoại hòa bình với Moskva. Đây được xem là một giải pháp quan trọng nhằm tránh để xung đột kéo dài và hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản.
Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại về nguy cơ xung đột kéo dài cũng như những rạn nứt có thể xuất hiện trong nội bộ Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng việc kiểm soát tốt các mâu thuẫn trong nước sẽ đóng vai trò quan trọng để Kiev duy trì khả năng phòng thủ và giữ được sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Phản ứng của các bên sau quyết định Mỹ ngừng viện trợ vũ khí cho Ukraine
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết ông "hoàn toàn hiểu" việc Mỹ ưu tiên lợi ích quốc gia, nhưng nhấn mạnh rằng các đồng minh châu Âu sẽ không thể tiếp tục hỗ trợ Ukraine nếu không có sự hậu thuẫn từ Washington.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News ngày 2/7, ông Rutte đã bình luận về thông tin Mỹ cắt giảm đáng kể viện trợ quân sự cho Ukraine - bao gồm đạn phòng không, tên lửa và pháo binh.
"Tôi hoàn toàn hiểu rằng Mỹ luôn phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu", ông Rutte nói. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh cần có sự "linh hoạt" trong vấn đề này. "Trong ngắn hạn, Ukraine không thể thiếu sự hỗ trợ toàn diện, đặc biệt là về đạn dược và hệ thống phòng không", ông khẳng định.
Theo ông Matthew Whitaker, đại diện của Mỹ tại NATO, việc cắt giảm viện trợ là một phần trong chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
"Đây chính là hiện thân của khẩu hiệu 'Nước Mỹ trên hết'", ông nói và cho biết thêm Lầu Năm Góc cần đảm bảo Mỹ duy trì đầy đủ năng lực phòng thủ chiến lược.
Truyền thông phương Tây đưa tin danh mục vũ khí bị tạm ngưng chuyển tới Ukraine gồm hệ thống phòng không Patriot, tên lửa không đối không AIM và Stinger, hàng trăm hệ thống tên lửa Hellfire, GMLRS, cùng hàng nghìn quả đạn pháo cỡ 155mm.
Tờ Bild (Đức) dẫn lời các chuyên gia quân sự cảnh báo việc thiếu vắng hệ thống Patriot sẽ khiến năng lực phòng không của Ukraine suy giảm nghiêm trọng, bởi đây được xem là loại vũ khí duy nhất có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga. Tên lửa AIM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại máy bay không người lái tấn công, trong khi thiếu hụt đạn GMLRS sẽ khiến các bệ phóng HIMARS gần như không thể sử dụng.
Chuyên gia Carlo Masala, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Tình báo và An ninh tại Đại học Bundeswehr (Munich), nhận định Ukraine hiện chỉ còn đủ vũ khí từ phương Tây để sử dụng đến hết mùa hè.
"Sau thời điểm đó, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng", ông Masala cảnh báo.
Ukraine đang thiếu đạn pháo trầm trọng, một phần do sự viện trợ từ phương Tây chậm lại. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Tổng thống Trump nhiều lần chỉ trích khoản viện trợ trị giá hàng trăm tỷ USD mà chính quyền tiền nhiệm Joe Biden cấp cho Ukraine. Ông kêu gọi thúc đẩy đàm phán hòa bình, đồng thời yêu cầu các đồng minh NATO tăng cường vai trò và ngân sách quốc phòng. Tuần trước, các nước châu Âu trong khối NATO cam kết viện trợ hơn 41 tỷ USD cho Ukraine, đồng thời tuyên bố sẽ nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP trong vòng 10 năm tới - cao hơn đáng kể so với mục tiêu lâu nay là 2%.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo rằng gánh nặng tài chính như vậy có thể trở thành "thảm họa" đối với các nước NATO, và có thể dẫn đến "sự sụp đổ của liên minh".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng quyết định đình chỉ viện trợ cho Ukraine của Mỹ là một tín hiệu tích cực hướng tới chấm dứt xung đột.
"Theo chúng tôi được biết, nguyên nhân là do kho dự trữ của Mỹ đang cạn kiệt. Nhưng rõ ràng, càng ít vũ khí được cung cấp cho Ukraine, 'chiến dịch quân sự đặc biệt' càng sớm đi đến hồi kết", ông Peskov nói.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: IRNA/TTXVN
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cũng nhấn mạnh rằng các loại vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine cần được tiêu hủy trong khuôn khổ một lệnh ngừng bắn trong tương lai.
"Tất cả số vũ khí này cần bị phá hủy. Có những cơ chế quốc tế cho việc xử lý, giảm thiểu và kiểm soát chúng", ông Grushko tuyên bố.
Theo Politico và NBC News, Nhà Trắng đã chính thức tạm dừng các chuyến hàng vũ khí phòng không và tên lửa dẫn đường chính xác tới Ukraine, do lo ngại kho dự trữ chiến lược của Mỹ đang ở mức thấp. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth được cho là đã ký quyết định tạm hoãn sau khi hoàn tất một cuộc kiểm toán nội bộ. Việc cung cấp chỉ có thể được nối lại sau khi quá trình đánh giá kết thúc.
Đây là lần thứ hai Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự lớn cho Ukraine dưới thời Tổng thống Trump. Trước đó, vào tháng 3, Washington từng tạm thời đình chỉ việc cung cấp vũ khí và hỗ trợ tình báo, sau đó mới khôi phục một phần khi Ukraine đồng ý với đề xuất ngừng bắn do Mỹ đưa ra.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO gần đây ở The Hague, ông Trump thừa nhận Ukraine cần thêm hệ thống phòng không, song cho biết nguồn cung hiện đang hạn chế.
"Chúng tôi sẽ xem liệu có thể làm được gì", ông nói.
Nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, nhu cầu quốc phòng toàn cầu - đặc biệt là hỗ trợ lực lượng Mỹ và các đồng minh như Israel - đang gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng và dẫn đến chậm trễ trong việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Về phía Ukraine, Bộ Quốc phòng nước này cho biết chưa nhận được thông báo chính thức về việc tạm dừng viện trợ từ Mỹ, song đang tiến hành xác minh.
"Chúng tôi đã ghi nhận các thông tin liên quan đến việc chậm trễ cung cấp một số trang thiết bị trong các gói viện trợ quốc phòng từ Mỹ và đang xác minh thực tế các chuyến hàng", Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong thông cáo.
Đằng sau sự trái ngược của dòng chảy viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine và Israel Trong khi Israel nhận được sự ủng hộ quân sự dường như vô điều kiện từ Mỹ thì Ukraine phải đối mặt với sự trì hoãn, các điều kiện kèm theo và có thể là cả các toan tính chính trị trong khi xung đột với Liên bang Nga vẫn đang tiếp diễn. Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Ukraine...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa án Pháp tuyên trắng án cựu Thủ tướng và hai Bộ trưởng Y tế trong vụ điều tra Covid-19

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về trận lũ quét ở bang Texas của Mỹ

Khai mạc Kỳ họp thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Tổng thống Putin sa thải Bộ trưởng Giao thông Nga

Mỹ và EU có khả năng đạt được thỏa thuận thuế quan dưới 10%

Hãng kim hoàn Trung Quốc đối đầu đế chế Cartier

Lại xả súng ở Mỹ khiến 3 người tử vong và 10 người bị thương

Phòng không Ukraine lung lay: Hậu quả nghiêm trọng do đóng băng viện trợ từ Mỹ

Hàn Quốc phát tiền cho toàn dân chi tiêu

UAV Ukraine tấn công cơ sở dầu khí Nga và nhà máy liên quan tới quân đội gần Moskva

Thái Lan chuẩn bị ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng và lở đất

Phe Dân chủ nói Mỹ không thiếu vũ khí gửi cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Vụ giả gái lừa tình gần 1.700 trai trẻ: Thân phận thật gây sốc, cơ quan chức năng cảnh báo về video nhạy cảm
Netizen
11:47:05 08/07/2025
Muốn cuộc sống được may mắn và tài lộc, hãy đặt cây này trong nhà
Sáng tạo
11:41:38 08/07/2025
Harper Beckham lớn lên thế nào: Nổi tiếng, xinh đẹp, sống đời tiểu thư tài phiệt đẹp như mơ, nhưng bị anh cả quay lưng?
Sao thể thao
11:40:06 08/07/2025
Từ "cái bóng sau lưng chồng" đến nữ đại gia nông nghiệp 26 nghìn tỷ: Cú lột xác ngoạn mục khiến cả showbiz "câm nín"
Sao châu á
11:19:33 08/07/2025
Ung thư móng dễ bị bỏ qua
Sức khỏe
11:15:09 08/07/2025
Quần shorts rộng, kiểu quần slouchy chic thoải mái của mùa hè 2025
Thời trang
11:14:21 08/07/2025
Danh sách tài lộc tháng 7: 4 con giáp được Thần Tài ưu ái, thở thôi cũng ngửi thấy mùi tiền
Trắc nghiệm
11:04:49 08/07/2025
Bất chấp "đu trend" ghép ảnh AI bị CSGT xử phạt, 1 Á hậu Việt gây phẫn nộ
Sao việt
10:51:48 08/07/2025
Squid Game 3 gây sốt toàn cầu, kết thúc ám ảnh khiến khán giả tranh cãi?
Phim châu á
10:51:15 08/07/2025
Texas chìm trong trận lũ kinh hoàng, cảnh báo thời tiết bị "tố" không hiệu quả!
Tin nổi bật
10:37:45 08/07/2025