Cảnh tượng vắng lặng chưa từng thấy ở Itaewon
Đối lập cuộc sống nhộn nhịp về đêm mọi khi, Itaewon giờ chỉ còn vài bóng người lác đác. Nhiều chủ cửa hàng bức xúc khi tên khu phố bị gắn mác là nơi mọi bệnh nhân mới xuất hiện.
Các khu phố như Myeongdong, Itaewon vốn nổi tiếng với sự nhộn nhịp, tập trung giới trẻ, khách du lịch kéo đến tại thủ đô Seoul giờ trở nên heo hút, vắng vẻ khi làn sóng bệnh nhân thứ hai xuất hiện, theo Yonhap & Chosun Ilbo.
Trước đó, hôm 1/5, người đàn ông 29 tuổi đã đến khu phố Itaewon (Seoul) để vui chơi cuối tuần. Kể từ đó, số ca Covid-19 liên quan tới người này, gồm những người tới các hộp đêm, quán bar, thành viên gia đình và đồng nghiệp của họ đã lên tới 136 ca. Trong số này có 82 người đã tới các khu giải trí tại Itaewon.
Khu phố nhộn nhịp về đêm Itaewon bỗng chốc trở nên hoang vắng khi bệnh nhân mới xuất hiện từ đây. Ảnh: Yonhap.
Để phòng ngừa, mọi quán bar, câu lạc bộ và các cơ sở giải trí về đêm khác tại Itaewon đều không được phép tụ tập đông người. Quy định này khiến hoạt động kinh doanh đóng băng. Sự ồn ào, huyên náo vốn hiếm khi ngớt của tiếng nhạc và đám đông người qua lại giờ nhường chỗ cho những tấm biển “tạm thời đóng cửa”.
Các hàng quán đồ ăn không bị yêu cầu dừng hoạt động, song việc kinh doanh xuống dốc nhanh chóng.
Các chủ quán ăn tại Itaewon cho hay chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng vắng vẻ, thưa thớt người ghé đến như vậy kể từ khi khu vực này trở thành địa điểm tụ tập, ăn chơi của giới trẻ từ cuối thế kỷ trước.
Cách cổng ga tàu điện ngầm không xa, một nhà hàng phục vụ thịt nướng kiểu Hàn Quốc đã quen thuộc với cảnh người đến ăn xếp hàng dài ngoài cửa quán, chờ đến lượt vào ăn. Còn hiện tại, chỉ có 3 trong số 20 bàn ăn của quán có người ngồi.
Video đang HOT
“Thường ngày, tôi có thể thu về 2 triệu won/ngày. Nhưng kể từ cuối tuần trước, số tiền kiếm được tụt xuống còn 100.000 won”, Lee Dong-hee (60 tuổi), chủ quán ăn, cho biết.
Giới lái xe taxi giờ cũng từ chối chở khách đến gần khu vực này. Choi Kyung-moo (47 tuổi), thừa nhận nếu hệ thống hiện lên thông tin có khách muốn đến Itaewon, anh sẽ cố tình phớt lờ đi.
“Nếu tôi chở một người có khả năng mang bệnh thôi, tôi cũng sẽ phải ở nhà trong ít nhất một tuần”, Kyung-moo nói.
Trước tình trạng kinh doanh đột nhiên ế ẩm trầm trọng, nhiều chủ cửa hàng trở nên nổi giận với chính quyền Seoul.
“Người đàn ông từng đến một quán bar ở Gangnam và du lịch các nơi khác trước khi anh ta có kết quả dương tính. Nhưng cả chính quyền lẫn truyền thông đều nhấn mạnh rằng các ca bệnh mới đi ra từ Itaewon”, một chủ cửa hàng bức xúc nói.
Nhiều chủ hộp đêm khẳng định cơ sở của họ đều tuân thủ theo quy định giãn cách xã hội.
“Chúng ta đều biết khi hết giãn cách, người trẻ sẽ nhanh chóng tìm đến các quán bar. Chỉnh phủ cũng cho phép chúng tôi hoạt động trở lại. Người nhiễm bệnh sau đó trở về nhà và nhiều khả năng lây cho người khác. Nhưng Itaewon giờ trở thành yếu tố bị nhắc đến ở mọi nơi”, Lee Dae-jin, người sở hữu quán bar tại khu phố, nói.
Nhiều chủ cửa hàng bức xúc khi Itaewon bị quy kết là nơi bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Hàn. Ảnh: Korea Times.
Theo Chosun Ilbo, tính đến ngày 13/5, chỉ 4 trong số 120 bệnh nhân mới phát hiện sống ở khu Itaewon.
“Daegu đã vượt qua được khi nó bị gắn mác ổ dịch. Tôi đã kinh doanh hơn 10 năm và đã chịu cơn khủng hoảng dịch bệnh đến giờ này. Nhưng thật lòng, tôi không nghĩ mình còn sức lực nữa”, Dae-jin nói thêm.
Chung tình cảnh với Itaewon, khu phố mua sắm sầm uất Myeongdong cũng trở nên im ắng, trống vắng khác thường do vắng khách du lịch.
Theo dữ liệu tổng hợp bởi tạp chí kinh doanh Maeil, hơn 30% trong số 368 cửa hàng nhỏ và lớn ở Myeongdong đã đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn kể từ khi dịch xuất hiện ở xứ kim chi.
Còn với những cửa hàng cố bám trụ tồn tại, số lượng nhân viên cũng bị cắt giảm mạnh tay khi doanh thu giảm đến 90% vào tháng trước. Các khuyến mãi, giảm giá mạnh cũng không giúp được gì trong thời điểm có rất ít khách ghé thăm khu phố này.
Trong khi đó, chi phí thuê mặt bằng vẫn phải trả đều đặn. Myeongdong vốn là khu phố mua sắm nổi tiếng, vậy nên số tiền thuê cửa hàng cũng thuộc diện tốn kém nhất, trung bình 100 triệu won/tháng.
Tính đến sáng 15/5, 20 trường hợp mới nhiễm Covid-19 được phát hiện, đưa tổng số trường hợp ghi nhận nhiễm virus tại Hàn Quốc lên 11.018 ca, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).
Các nhà thờ vắng lặng khắp toàn cầu dù 3 tôn giáo chính bắt đầu đại lễ
Bất chấp đang là thời điểm diễn ra lễ Phục sinh, lễ Quá hải và tháng lễ Ramadan, các nhà thờ khắp thế giới vắng bóng người viếng thăm do nhiều quốc gia áp lệnh phong tỏa.
Lễ Phục sinh, lễ Quá hải và khởi đầu của tháng ăn chay Ramadan năm nay đều rơi vào tháng 4. Thông thường, đây sẽ là thời gian hàng triệu tín đồ thuộc các tôn giáo lớn khắp nơi trên thế giới tề tựu cùng nhau cầu nguyện hoặc họp mặt gia đình. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động này gặp trở ngại lớn. Trong ảnh, buổi lễ được tổ chức tại nhà thờ không có tín đồ tới tham dự ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Để ngăn đại dịch lây lan, các biện pháp phong tỏa quy mô lớn đã được triển khai. Lần đầu tiên trong lịch sử, người ta chứng kiến các buổi thánh lễ được tổ chức bên trong những nhà thờ trống người khắp toàn cầu. Trong ảnh, nhà thờ không một bóng tín đồ tại Worcester, bang Massachusetts.
Bên trong Nhà thờ Đức bà ở thủ đô Paris, Đức cha Michel Aupetit đã tổ chức buổi lễ "Thứ sau tốt lành" với chỉ một nhóm các linh mục, phía sau là những dãy ghế trống trơn, khi các tín đồ bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Các nữ tu trong sự kiện tổ chức ở một nhà thờ tại Librino, Italy.
Tại khu thành cổ ở Đông Jerusalem, các tu sĩ phải đeo khẩu trang khi tiến hành nghi lễ đi dọc con đường Via Dolorosa, được cho là con đường chúa Jesus đã đi đến nơi bị đóng đinh. Trước đó, hàng triệu người Do Thái khắp thế giới đã kỷ niệm Lễ Quá hải qua ứng dụng Zoom, thay vì tụ tập nhiều thế hệ gia đình quanh bàn ăn. Nhà chức trách Israel cũng đã siết chặt các biện pháp phong tỏa và áp dụng lệnh giới nghiêm vào ban đêm. Trong ảnh, một giáo sĩ Do Thái bên ngoài nhà thờ ở Đông Jerusalem.
Trong khi đó, Saudi Arabia đã đình chỉ hoạt động hành hương thường diễn ra quanh năm. Đồng thời, nhà chức trách Saudi Arabia yêu cầu các tín đồ Hồi giáo hoãn kế hoạch tới thăm các thánh địa Mecca và Medina cho cuộc hành hương Hajj thường diễn ra vào tháng 7 và tháng 8 mỗi năm. Nhiều quan ngại đã được đặt ra về khả năng tổ chức sự kiện trong bối cảnh Covid-19 lan rộng. Trong ảnh, nữ tu tại nhà thờ ở Ciudad Juarez, Mexico.
Emile Durkheim, nhà xã hội học người Pháp sống từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, từng nói rằng nền tảng cơ bản của tôn giáo là thu hút các cộng đồng dân cư cùng tập trung và thực hiện các nghi lễ. Theo AFP, đại dịch đang tấn công vào chính cốt lõi đó. Sự lây lan của virus đã làm suy yếu bản chất cộng đồng của các hoạt động tôn giáo, khi những nhóm tôn giáo không tuân thủ giãn cách xã hội đã để lại nhiều hậu quả về y tế như tại Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Trong ảnh, nhà thờ vắng bóng tín đồ ở La Paz, Bolivia.
Đối với các chính trị gia dân túy, giáo sư James Dorsey từ Đại học Rajaratnam, Singapore, cho rằng đại dịch Covid-19 đã đe dọa tới gốc rễ các cơ sở hỗ trợ tôn giáo và chính sách phân biệt đối xử nhắm tới các tôn giáo và nhóm thiểu số.
Duy Anh
Hòn đảo du lịch nổi tiếng Thái Lan trở thành điểm nóng dịch bệnh Nhà chức trách Thái Lan phong tỏa Phuket nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, khiến hòn đảo từng là tâm điểm du lịch của khu vực Đông Nam Á trở nên vắng lặng chưa từng có. Kritchai Rojanapornsatit đã sống tại Phuket trong phần lớn thời gian cuộc đời mình, sở hữu trong tay một công ty xây dựng. Người đàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vai trò mới của chuyên xa Giáo hoàng Francis tại Gaza

EU tích cực 'chiêu hiền, đãi sĩ' từ Mỹ

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'

Kênh đào Panama 'lao đao' giữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

Pakistan yêu cầu LHQ họp khẩn về tình hình căng thẳng với Ấn Độ

Truyền thông Anh: Israel triệu tập quân dự bị cho kế hoạch mở rộng tấn công Gaza

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'
Có thể bạn quan tâm

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: 2 biên bản hiện trường có sự khác biệt?
Tin nổi bật
19:42:56 05/05/2025
Diễn viên Thanh Hương nói về mối quan hệ với chồng cũ sau ly hôn
Sao việt
19:40:48 05/05/2025
Có nên sử dụng miếng dán màn hình riêng tư cho smartphone?
Thế giới số
19:38:28 05/05/2025
Lọ Lem tái xuất, mặt mộc mới dậy hút triệu view, gửi "chiến thư" tới Nàng Mơ?
Netizen
19:35:54 05/05/2025
Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!
Nhạc quốc tế
19:30:54 05/05/2025
Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được
Phong cách sao
19:28:59 05/05/2025
Làm vườn dưa 50m2 trên sân thượng, gia chủ ở TPHCM bội thu vài tạ trái mỗi mùa
Sáng tạo
19:18:18 05/05/2025
Cô giáo tử vong bất thường bên lề đường
Pháp luật
18:46:27 05/05/2025
Cơn đau đầu của HLV Tuchel
Sao thể thao
18:46:10 05/05/2025
Xu hướng quần jeans đẹp nhất mùa này
Thời trang
18:36:14 05/05/2025