Catalan lặng sóng trước giờ phán xét
Nếu xứ Catalan chiều nay tuyên bố độc lập, chính quyền Madrid sẵn sàng gạt bỏ chính quyền địa phương ra và thành lập một tổ chức điều hành mới, kiểm soát an ninh và tài chính, rồi kêu gọi một cuộc bầu cử địa phương trong vòng 3 tháng.
Sự chia rẽ thể hiện ngay trong nghị viện Catalan
Như đã đưa tin, vào thứ ba tuần trước 10.10.2017, nhà lãnh đạo Catalan Carles Puigdemont đã ký văn bản cho phép Catalan tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha. Nhưng sau đó, ông Puigdemont đã tự đình chỉ việc thực hiện trong vài tuần để thúc đẩy các cuộc đàm phán với Madrid.
Phản ứng của Madrid rất cứng rắn. Thủ tướng Tây Ban Nha nói với Quốc hội nước này là chính quyền Catalan được cho thời hạn chót để trả lời là vào lúc 8 giờ GMT ngày 16.10, tức 15h (giờ Hà Nội) hôm nay. Madrid yêu cầu ông Puigdemont phải trả lời dứt khoát có hay không việc tuyên bố độc lập. Còn nếu ông Puigdemont tiếp tục chơi nước đôi một cách mơ hồ thì Madrid sẽ coi đó là việc tuyên bố độc lập và sẽ có phản ứng thích hợp.
Trong trường hợp ông Puigdemont chọn việc tuyên bố độc lập thì Madrid sẽ cho thêm 3 ngày để suy nghĩ lại trước khi áp dụng các biện pháp mạnh tay. Công cụ để Madrid xử lý việc xứ Catalan đơn phương tuyên bố độc lập là kích hoạt Điều 155 của hiến pháp 1978 mà theo đó chính phủ Madrid có thể thiết lập sự điều hành trực tiếp đối với bất kỳ trong số 17 cộng đồng tự trị khi có thực thể đi ngược lại hiến pháp.
Cụ thể hơn là chính quyền trung ương có thể gạt bỏ chính quyền địa phương ra và thành lập một tổ chức điều hành mới, kiểm soát an ninh và tài chính, rồi kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh chóng trong vòng 3 tháng để thành lập hội đồng địa phương mới.
Trong trường hợp này xảy ra, ông Puigdemont chẳng những tan vỡ giấc mơ là người đứng đầu “nhà nước Catalan” mà sẽ mất luôn cả chiếc ghế lãnh đạo hợp pháp đang có trong tay. Rõ ràng ông Puigdemont đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Nếu ông Puigdemont tuyên bố độc lập, chính phủ trung ương sẽ có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của xứ Catalan và ông có thể mất cả chì lẫn chài. Nếu ông không làm vậy, các đảng cánh tả của Catalan có thể sẽ rút lại sự hỗ trợ cho chính phủ thiểu số của ông thì sự nghiệp chính trị của Puigdemont cũng đi đến hồi kết. Cả hai tuyên bố đều có những rủi ro chính trị cho Puigdemont và ông sẽ chọn con đường nào khi đang cưỡi trên lưng cọp?
Các nguồn tin thân cận với chính phủ Catalan cho biết Puigdemont sẽ gửi thư cho Thủ tướng Rajoy trước khi hết thời hạn của tối hậu thư để tìm kiếm một giải pháp trung dung. Nhưng nếu không thể có câu trả lời cho giải pháp trung dung thì sao? Ông Puigdemont cũng úp mở rằng câu trả lời của ông sẽ lấy cảm hứng từ nền dân chủ, điều mà hầu hết các nhà quan sát chính trị ở Tây Ban Nha tin rằng là một dấu hiệu cho thấy ông sẽ thúc đẩy kế hoạch ly khai. Nếu vậy, Tây Ban Nha sẽ có nhiều sóng gió trong tuần này.
Theo A.T
Một thế giới
Tây Ban Nha có thể tung vũ khí pháp lý để ngăn Catalonia "dứt áo" ra đi
Điều 155 của hiến pháp Tây Ban Nha chưa từng được sử dụng trước đó, và Madrid tuyên bố có thể thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc ly khai của Catalonia. Cuộc khủng hoảng tại xứ Catalan giàu có đang nóng lên từng ngày.
Video đang HOT
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy (trái) và lãnh đạo Catalonia Carles Puigdemont (Ảnh: GETTY IMAGES/AFP)
Cuộc khủng hoảng nóng từng ngày
Catalonia, một vùng tự trị giàu có ở đông bắc Tây Ban Nha, ngày 1/10 đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy 90% trong tổng số 2,3 triệu người đi bỏ phiếu ủng hộ độc lập. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 43%. Tây Ban Nha đã tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp.
Cuộc trưng cầu dân ý đã gây chia rẽ sâu sắc trong số 7,5 triệu dân của Catalonia. Hồi cuối tuần qua, một cuộc biểu tình rầm rộ ủng hộ đoàn kết đã diễn ra tại Barcelona, thủ phủ của Catalonia, đối lập với nhiều cuộc biểu tình ủng hộ độc lập diễn ra tại thành phố này trước đó.
Theo luật của Catalonia - vốn không được Madrid công nhận, quốc hội vùng có thể đưa ra tuyên bố chính thức về sự độc lập của xứ Catalan trong vòng 2 ngày sau khi kết quả trưng cầu dân ý chính thức được công bố.
Lãnh đạo Catalonia Carles Puigdemont ngày 10/10 đã phát biểu trước quốc hội rằng Catalonia đã có được quyền trở thành quốc gia độc lập, nhưng chưa chính thức đưa ra tuyên bố độc lập đơn phương.
Thay vào đó, ông đề nghị quốc hội Catalonia hoãn thi hành tuyên bố độc lập để cho phép khởi động các cuộc đàm phán với giới chức tại Madrid nhằm đạt được việc độc lập của Catalonia.
Điều khoản 155
Vùng Catalonia đang muốn tách khỏi Tây Ban Nha để trở thành một quốc gia độc lập (Đồ họa: BBC)
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Tây ban Nha Mariano Rajoy đã tuyên bố không loại trừ việc kích hoạt điều khoản 155 để tước quyền tự trị của Catalonia và thực thi việc kiểm soát trực tiếp từ Madrid đối với vùng này.
Điều khoản 155 trong hiến pháp năm 1978 của Tây Ban Nha cho phép Madrid thực thi quyền kiểm soát trực tiếp trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng, nhưng chưa từng được sử dụng trước đó.
Thủ tướng Rajoy ngày 11/10 cho biết chính phủ của ông đã đề nghị chính quyền Catalonia làm rõ liệu khu vực này đã tuyên bố độc lập hay chưa trước khi thực hiện bước đi tiếp theo.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia phân quyền về địa phương nhiều nhất trong các quốc gia phương Tây. Nước này có 17 vùng bán tự trị với các mức độ kiểm soát khác nhau đối với những vấn đề như giáo dục và chăm sóc y tế.
Theo AFP, điều khoản 155 quy định rằng nếu chính quyền của một khu vực vi phạm các điều khoản của hiến pháp hoặc "hành động theo hướng đe dọa nghiêm trọng lợi ích chung của Tây Ban Nha", Madrid có thể "thực hiện các biện pháp cần thiết để buộc khu vực đó phải tuân thủ hoặc để bảo vệ lợi ích chung".
Điều 155 cho phép nhà nước - trong trường hợp này là chính phủ trung ương tại Madrid - "kiểm soát các tổ chức chính trị và hành chính của khu vực tự trị", Teresa Freixes, từ Đại học tự trị Barcelona nhận định.
Theo chuyên gia Javier Perez Royo từ Đại học Seville, các biện pháp có thể bao gồm "ngừng chính quyền khu vực, đặt lực lượng cảnh sát của Catalonia dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ và thậm chí đóng cửa quốc hội vùng".
Madrid có thể cũng quyết định kêu gọi bầu cử mới trong khu vực, với hi vọng ngăn chặn tham vọng độc lập.
Tuy nhiên, các biện pháp như vậy có thể thổi bùng căng thẳng tại một khu vực dù bị chia rẽ về vấn đề ly khai nhưng vẫn tự hào về quyền tự trị.
Thủ tướng Rajoy cũng không thể kích hoạt điều 155 đơn phương. Ông cần phải thông báo cho lãnh đạo Catalonia trước tiên về ý định của mình, cho phép ông Puigdemont có thời gian để cân nhắc.
Tiếp theo, Thủ tướng Rajoy sẽ làm việc với Thượng viện Tây Ban Nha, hiện do đảng PP của ông Rajoy kiểm soát.
Một ủy ban phải ủng hộ đề xuất của Thủ tướng, và các biện pháp pháp lý sẽ dẫn tới một cuộc bỏ phiếu.
Một thượng nghị sĩ giấu tên cho biết tiến trình trên có thể mất 1 tuần. Còn theo chuyên gia Perez Royo, tiến trình có thể từ 8-10 ngày.
Tuy nhiên, giáo sư Carlos Vidal, một chuyên gia luật tại Đại học UNED tại Madrid, cho biết với báo La Razon rằng trong vòng 1 tuần Madrid có thể khởi động việc giành lại các quyền lực từ Catalonia. Nhưng điều khoản 155 không vạch ra một giải pháp toàn bộ cho việc tự trị của Catalonia và hiến pháp cũng không nói rõ khung thời gian cho việc thực thi quyền kiểm soát trực tiếp.
Các công cụ khác
90% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/10 ủng hộ Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha (Ảnh: AP)
Điều khoản 155 chỉ là một trong nhiều phương án mà Thủ tướng Tây Ban Nha có thể thực hiện để ngăn cản kế hoạch ly khai của Catalonia.
Chính phủ có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp, cùng các biện pháp khác, mà theo luật pháp có thể dẫn tới các giới hạn về "việc tự do di chuyển và tụ họp" của các công dân.
Và một luật được ký vào năm 2015 có thể cho phép Madrid lập luận rằng cuộc khủng hoảng Catalonia dẫn tới một "tình huống gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia" và có thể nắm các quyền bổ sung.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Rajoy đã tuyên bố Madrid có thể sử dụng mọi vũ khí trong kho pháp lý để ngăn chặn Catalonia độc lập.
Ngoài ra, chính phủ có thể thực hiện một bước đi nhằm xoa dịu phe ly khai đang chiếm ưu thế trong quốc hội Catalonia.
Phong trào đòi độc lập tại Catalonia đã mạnh lên sau một quán quyết của Tòa án hiến pháp Tây Ban Nha vào năm 2010, mà nhiều người Catalan coi là một sự xỉ nhục.
Phán quyết đó từ chối công nhân Catalonia là một nước bên trong Tây Ban Nha, và ngôn ngữ Catalan không được ưu tiên hơn tiếng Tây ban Nha trong vùng, và các biện pháp cho phép Catalonia có thêm quyền tự trị về tài chính đã bị bác bỏ.
Tòa án hiến pháp đã hành động sau khi đảng của Thủ tướng Rajoy đề nghị như vậy. Giờ đây, để hóa giải cuộc khủng hoảng, Madrid có thể nhất trí đàm phán và phục hồi các quyền tự trị mà Catalonia từng bị tước.
Madrid cũng có thể thay đổi Mục 92 của hiến pháp, cho phép một cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp diễn ra. Nhưng điều đó dường như không có khả năng xảy ra, vì một đề xuất như vậy phải xuất phát từ chính phủ Tây Ban Nha và được nhà vua ủng hộ.
Có "cửa" để dàn xếp?
Tất nhiên là có. Việc độc lập của Catalonia không phải là không thể tránh khỏi.
Lãnh đạo Catalonia Carles Puigdemont đã kêu gọi đàm phán với Madrid trước đó, nhưng Tây Ban Nha kiên quyết từ chối.
Ông Puigdemont cũng muốn sự trung gian dàn xếp của quốc tế trong cuộc khủng hoảng, nhưng hiện chưa có dấu hiệu cho thấy điều đó, vì Madrid không muốn như vậy. Châu Âu - vốn thường lo ngại về các phong trào ly khai - lại xem cuộc khủng hoảng ở Catalonia là vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha và không muốn can thiệp.
An Bình
Theo AFP, BBC
Catalonia sắp tuyên bố độc lập, phe phản đối mạnh lên từng ngày Cuộc khủng hoảng ly khai của Catalonia tại Tây Ban Nha bước vào một thời điểm quyết định khi Chủ tịch vùng đơn phương tuyên bố độc lập. Theo kế hoạch, đúng 18h ngày 10/10, Chủ tịch vùng Catalonia là Carles Puigdemont sẽ có bài phát biểu quan trọng trước Nghị viện vùng Catalonia, trong đó nhiều khả năng ông Puigdemont có thể...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rơi máy bay, 5 người sống sót sau 2 ngày giữa đầm lầy Amazon đầy cá sấu

Trung Quốc dùng mô hình AI của DeepSeek thiết kế chiến đấu cơ tiên tiến

Hacker nhận tội trộm 1,1 TB dữ liệu nội bộ của Disney qua Slack

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/5, vận mệnh gọi tên 3 chòm sao may mắn nhất: Gặt hái thành công rực rỡ, thu tiền về đầy tay
Trắc nghiệm
11:17:15 06/05/2025
Gã khổng lồ AI của UAE tiến vào thị trường Mỹ giữa cuộc đua công nghệ toàn cầu
Thế giới số
11:16:00 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025
Hoà Minzy "xía" vô chuyện của Võ Hạ Trâm và Duyên Quỳnh, nói câu sốc
Sao việt
11:10:04 06/05/2025
Bí quyết chọn trang phục chơi pickleball vừa đa chức năng vừa sành điệu
Thời trang
11:04:08 06/05/2025
Trước tiết Lập Hạ, đừng để cơ thể "bốc hỏa": 4 loại rau mùa hè nên ăn - mát lành, dễ nấu, cực đưa cơm
Ẩm thực
10:44:20 06/05/2025
Váy áo cách tân được Đinh Ngọc Diệp tích cực lăng xê
Phong cách sao
10:31:26 06/05/2025
Chợ Nà Si Nét đặc sắc của vùng cao Tây Bắc
Du lịch
10:17:13 06/05/2025
Khởi tố vụ án xả dầu thải gây ô nhiễm ở Hà Nội
Pháp luật
10:11:51 06/05/2025
Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực
Sức khỏe
09:56:55 06/05/2025