Câu chuyện của người lính trong trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa lớn

Theo dõi VGT trên

40 năm sau trận chiến ở Hoàng Sa, các cựu binh tham chiến ngày xưa giờ đã già yếu. Suốt bao năm qua, họ là những chứng nhân lịch sử thầm lặng. Những câu chuyện của họ giá trị hơn bất cứ cuốn sách giáo khoa nào…

PV Dân trí tại Huế đã có cuộc gặp gỡ với một trong các cựu binh hiếm hoi tham gia trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa.

Chứng nhân lịch sử

Chúng tôi đến gặp ông Võ Hà (đường Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế) trong một chiều mưa tầm tã của xứ Huế. Người đàn ông đã ngoài 60 tuổi với mái tóc pha sương, chậm rãi nhắc về những ký ức cũ.

Tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa khi chỉ mới 26, năm nay ông Hà đã 66 tuổi. Bốn mươi năm trước, ông là Trung úy, cấp bậc Đại đội phó thuộc Liên đoàn 8 Công binh kiến tạo, chuyên môn xây dựng cầu đường (thuộc Quân đội Việt Nam Cộng hòa).

Nhấp ngụm nước trà, ông bắt đầu kể lại:

Sau năm 68, cả miền Nam tổng động viên, lúc bấy giờ ông đang học cầu đường nên được biên chế vào công binh phụ trách kiến tạo, xây dựng.

Trước khi trận hải chiến 19/1/1974 nổ ra, phía Việt Nam Cộng hòa đã cử người ra đo đạc khảo sát tại đảo Hoàng Sa với ý định xây dựng sân bay dã chiến, lập bãi mìn xung quanh đảo đề phòng những cuộc tấn công của Trung Quốc. Do từ Đà Nẵng đi tàu ra đến Hoàng Sa cần 1 ngày đến 1 ngày rưỡi (170 hải lý), khoảng thời gian đó quá lâu nên cấp trên quyết định xây dựng sân bay dã chiến để rút ngắn thời gian đi lại và có chỗ để tiếp nhiên liệu cho máy bay, chuẩn bị cho những tình huống xấu nếu xảy ra chiến tranh. Kế hoạch chỉ mới kịp triển khai thì chiến sự đã nổ ra, cứ như phía Trung Quốc đã nắm thông tin từ trước.

Câu chuyện của người lính trong trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa lớn - Hình 1

Ông Võ Hà hiện ở nhà bán vật liệu xây dựng. Ông là người đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử

Nhiệm vụ theo đoàn ra Hoàng Sa lúc đó được giao cho một người bạn của tôi là Thiếu úy Trung đội trưởng. Nhưng lúc đó nó mới cưới vợ, chỗ bạn bè với nhau nên tôi đã đi giúp bạn, trong thâm tâm vẫn chỉ nghĩ đó là một chuyến đi công tác vài ngày.

Đoàn công binh nhận nhiệm vụ đo đạc khảo sát có tất cả 6 người. Trưởng đoàn là Thiếu tá Hồng (Phạm Văn Hồng). Tôi là Phó đoàn, cùng Hạ sĩ Nguyễn Văn Cúc là phụ tá của tôi và một cố vấn Mỹ, ông Gerald Kosh. Sĩ quan liên đoàn 10 công binh chiến đấu là Trung úy Đá. Và một số người nữa hiện tôi không nhớ lắm. Đúng 5h chiều, ngày 15/1 đoàn lên tàu HQ 16 đi ra Hoàng Sa.

Khoảng lặng trước “cơn bão”

Khoảng 9h sáng hôm sau, đảo Hoàng Sa hiện ra trước mắt chúng tôi. Lúc bấy giờ xung quanh đảo là san hô ngầm, Tuần Dương Hạm phải dừng cách đảo 1 hải lý, chúng tôi xuống canô chạy đến cầu tàu Lệ Thủy (cầu được xây dựng thời Ngô Đình Diệm đặt tên con gái ông là Ngô Đình Lệ Thủy) dài 300 mét và đi bộ qua bãi cát thêm 200 mét nữa. Hành trang lúc đó chỉ có máy trắc địa, lương thực, đồ đạc quân dụng.

Đảo Hoàng Sa lớn chỉ to khoảng bằng cồn Hến của Huế với diện tích cỡ 1×1,5km. 4 góc của đảo đóng 4 lô cốt phòng thủ. Ở chính giữa đảo là lô cốt chỉ huy. Đóng trên đảo là một trung đội địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Đà do Thiếu úy Diêm chỉ huy, khoảng 35 người.

Video đang HOT

Ngoài trung đội phòng thủ, trên đảo còn có một đài khí tượng thủy văn do Đà Nẵng quản lý với 2 nhân viên túc trực ngày đêm thu nhận bản tin khí tượng và gửi vô tuyến điện về. Doanh trại trên đảo Hoàng Sa rộng khoảng 500 mét vuông. Chỉ huy đảo quản lý binh lính khá chặt, trừ khi có nhiệm vụ tuần tra, bình thường binh lính không được mang theo súng.

Ngoài các công trình quân sự, trên đảo còn có 1 giếng nước ngọt, 1 ngôi chùa, 1 tượng Phật Quan âm và 1 nghĩa địa của người Việt Nam đi khai thác phân lân thời Ngô Đình Diệm. Những ngày đầu tiên trải qua khá bình yên, nhiều anh em thoải mái ở trần, mặc quần cộc đi bắt cá, họ không cần mang súng ống đạn dược, không khí chiến tranh gần như không hề xuất hiện ở đây.

Câu chuyện của người lính trong trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa lớn - Hình 2

Đảo Hoàng Sa nơi ông Hà đã cùng đồng đội đặt chân lên trước vài ngày cuộc giao tranh dữ dội nổ ra

Nhiệm vụ của đoàn là trong 1 tuần sẽ thực hiện khảo sát, đo đạc, thu thập số liệu để lên kế hoạch xây dựng sân bay dã chiến, công trình phòng thủ tại đảo Hoàng Sa lớn. Ngoài ra còn thực hiện cắm mốc chủ quyền Việt Nam lên một số đảo, bãi san hô xung quanh. Kế hoạch này nhằm đối phó với những động thái nhòm ngó Hoàng Sa của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Xung quanh Hoàng Sa lớn cách 1-2 hải lý là khoảng 5 đảo nhỏ. Sau khi nghỉ ngời, khảo sát trắc địa đo vẽ xong, chúng tôi chạy canô qua chơi. Hàng đàn chim biển thi nhau bay ùa lên nhìn xa như những đám mây đen đang chuyển động. Anh em lên đảo lấy trứng chim chiên ăn, đổ ốp la và bắt trứng con vích nướng rất ngon. Tiếp theo là xách lựu đạn và bộc phá đi đánh cá. Chỉ cần thả một quả xuống mép nước sát đảo là hàng trăm con cá mú, hồng to bằng cái ghế lộ ra. Thiên nhiên hoang sơ nên chim cá nhiều vô kể. Ở Hoàng Sa thời ấy, cá khô, mực khô là những đặc sản không hề thiếu. Sau khi lính làm nhiệm vụ 3 tháng được trở về đất liền. Nhiều người xách cả mấy chục kí lô đặc sản về bán kiếm tiền.

Tàu lạ xuất hiện

Ngày thứ 3 lên đảo (18/1) có một chiếc tàu đánh cá lạ xuất hiện gần đảo. Binh lính đánh cờ báo hiệu (phất cờ Việt Nam cộng hòa lên để nhận dạng) nhưng chiếc tàu kia không đáp trả. Qua ống nhòm, chúng tôi nhận ra đó là tàu cá Trung Quốc với hai từ Hán “Nam Ngự”.

2 giờ sau, HQ16 đến và áp sát muốn đuổi tàu lạ đi thì bên kia dỡ lớp ngụy trang, treo cờ Trung Quốc. Thật ra đó là một chiếc thuyền hiện đại có trang bị súng đại liên. Tàu HQ 16 sử dụng các biện pháp như đánh tín hiệu đèn, vờn sau đuôi để đuổi tàu kia đi. Sự việc xảy ra nhiều lần, số lượng tàu tham gia bên Trung Quốc đã tăng lên gần chục chiếc lớn nhỏ. Phía chúng tôi có 4 chiếc tàu lớn là HQ 4, HQ 5, HQ 10 và HQ 16.

Một tuần công tác của nhóm công binh sắp kết thúc nhưng chúng tôi không thể quay trở về đất liền vì chiến sự có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào. Đúng 10h sáng ngày 18/1, Hạm trưởng yêu cầu nhóm trở về đảo vì chúng tôi là bộ binh, nếu có chiến sự chúng tôi sẽ tham gia tử thủ trên đảo trong trường hợp xấu nhất.

Và điều ấy đã thật sự xảy ra…

(Còn nữa)

Anh Việt – Văn Danh – Đại Dương (ghi)

Vì sao xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974?

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Từ nguồn tài liệu của sách, báo trong nước và nước ngoài, xuất bản từ 1974 đến 2004, Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc về toàn bộ sự kiện này nhân 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam khi đó là Trần Văn Hữu tuyên bố: cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam; và tuyên bố này không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam cộng hòa tiếp nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi, còn quân đội Việt Nam cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.

Xung đột xảy ra trong bối cảnh nào?

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức" - tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh). Dưới thời Việt Nam cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm An Vĩnh.

Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). Vào thời điểm này, Trung Quốc là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam cộng hòa và Hoa Kỳ.

Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Năm 1961, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam cộng hòa.

Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa nhưng không xảy ra thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

Theo giáo sư Lý Hiểu Binh (Xiaobing Li), Đại học Central Oklahoma trong bài viết gửi BBC cho rằng, từ năm 1969, Trung Quốc bắt đầu giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Bắc Việt Nam. Điều này khiến quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Bắc Việt Nam xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất. Cùng thời điểm này, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi. Trung Quốc xem Hoa Kỳ là cường quốc đang mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, còn Liên Xô bị Trung Quốc xem là "chủ nghĩa đế quốc Xô viết" nổi lên thành mối đe dọa hàng đầu đối với Trung Quốc.

Một tài liệu của CIA ngày 12/8/1969 nhận định: "Gần như căng thẳng Trung - Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết. Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ dọc biên giới Trung - Xô. Cả hai nước ở tình trạng chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, tương đương gần một triệu quân dọc biên giới Trung Quốc.

Còn Trung Quốc tập trung 6 triệu quân tại biên giới với Liên Xô. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng, lãnh đạo Liên Xô đã tính đến việc dùng vũ khí nguyên tử tấn công Trung Quốc nếu cần. Mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung vào năm 1973".

Vì sao xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974? - Hình 1

Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974

Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm, Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng, Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ (Hạm đội 7). Theo nhận định của Hải quân Việt Nam cộng hòa thì đây là "sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và là nguy cơ cho Việt Nam cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa".

Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm.

Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam cộng hòa.

Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.

Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở bằng máy bay hạng nặng C-47 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị xây dựng sân bay nói trên thì phát hiện ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc và giao tranh xảy ra sau đó.

Lực lượng hai bên khi xung trận

Phía Việt Nam cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 396, 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến. Sau khi trận chiến đã kết thúc thì Liệp tiềm đĩnh số 282 và Liệp tiềm đĩnh số 281 mới đến tăng viện.

Vì sao xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974? - Hình 2

Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274 của Trung Quốc chụp từ tàu của Việt Nam cộng hòa trước khi nổ súng

Về vũ khí trên các tàu, 2 chiếc Tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa trang bị 1 khẩu pháo 127 ly (5 inch) đặt tại boong trước, đằng sau của khẩu đại pháo là giàn pháo 40 ly 2 nòng nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 nòng). Tại boong sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu pháo 76,2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại boong giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và boong sau. Còn tàu khu trục HQ-4 được trang bị radar phòng không (DER - Destroyer Escort Radar) và hai giàn pháo 76,2 ly có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Trong khi đó, tàu chống ngầm lớp Krondstadt (Kronshtadt class submarine chaser) của Trung Quốc trang bị 1 pháo 85 ly và 2 pháo 37 ly điều khiển bằng tay.

Như vậy, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau.

(Còn tiếp)

Theo Đức Toàn (tổng hợp)

Petrotimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người nàyRùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
17:45:17 30/04/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mạiTổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mại
17:13:35 01/05/2025
Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung QuốcPhát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung Quốc
05:53:12 30/04/2025
Lục địa vẫn đang chia tách và hình thành đại dương mớiLục địa vẫn đang chia tách và hình thành đại dương mới
19:44:00 01/05/2025
Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trịTổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị
22:14:18 30/04/2025
Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạngNhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng
10:44:56 30/04/2025
Kyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với MỹKyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
21:53:50 30/04/2025
Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'
11:01:49 30/04/2025

Tin đang nóng

Xử lý bãi giữ xe máy 'chặt chém' 100.000 đồng sau xem diễu binhXử lý bãi giữ xe máy 'chặt chém' 100.000 đồng sau xem diễu binh
18:24:14 01/05/2025
Vụ nổ súng rồi tự sát ở Vĩnh Long: Người bạn đi cùng kể lại tai nạn của con gái nghi phạmVụ nổ súng rồi tự sát ở Vĩnh Long: Người bạn đi cùng kể lại tai nạn của con gái nghi phạm
20:33:06 01/05/2025
Tạ Đình Phong lo tỏ tình Vương Phi, "bơ đẹp" 2 con, Trương Bá Chi liền đá đểu?Tạ Đình Phong lo tỏ tình Vương Phi, "bơ đẹp" 2 con, Trương Bá Chi liền đá đểu?
16:45:08 01/05/2025
Công an thông tin vụ phụ huynh xông vào trường đánh tới tấp cô giáo, bắt đứng dưới mưaCông an thông tin vụ phụ huynh xông vào trường đánh tới tấp cô giáo, bắt đứng dưới mưa
20:37:09 01/05/2025
Đã tìm ra mẹ bầu slay nhất Vbiz hiện tại, nhìn loạt ảnh tại Ý là rõ lý do!Đã tìm ra mẹ bầu slay nhất Vbiz hiện tại, nhìn loạt ảnh tại Ý là rõ lý do!
18:10:05 01/05/2025
Nữ ca sĩ hát hit 2 tỷ lượt xem ở đại lễ hé lộ tin nhắn từ Nguyễn Văn ChungNữ ca sĩ hát hit 2 tỷ lượt xem ở đại lễ hé lộ tin nhắn từ Nguyễn Văn Chung
17:46:38 01/05/2025
1 Anh Tài có mặt ở "concert quốc gia" nhưng không trình diễn, fan hoang mang khi biết lý do đằng sau1 Anh Tài có mặt ở "concert quốc gia" nhưng không trình diễn, fan hoang mang khi biết lý do đằng sau
20:00:56 01/05/2025
Mẹ bầu Vbiz mang thai tuần 24: Tăng 10kg, lên tiếng về quá khứ của chồngMẹ bầu Vbiz mang thai tuần 24: Tăng 10kg, lên tiếng về quá khứ của chồng
17:54:16 01/05/2025

Tin mới nhất

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo từ chức

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo từ chức

22:49:01 01/05/2025
Cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm lớn trong và ngoài nước, trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, đối ngoại và ổn định chính trị sau một loạt biến động trong nội bộ chính q...
Mỹ có chính sách mới để hủy tình trạng cư trú của du học sinh, thẻ xanh

Mỹ có chính sách mới để hủy tình trạng cư trú của du học sinh, thẻ xanh

22:45:37 01/05/2025
Theo chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) có thể hủy tình trạng cư trú của một người trong trường hợp đối tượng bị thu hồi thị thực Mỹ.
Đối ngoại quyết định bầu cử Canada

Đối ngoại quyết định bầu cử Canada

22:40:55 01/05/2025
Đảng Tự do Canada với Thủ tướng đương chức Mark Carney đã thắng cử trong cuộc bầu cử quốc hội vừa rồi cho dù có thể không giành về được đa số tuyệt đối.
Mỹ sẽ giảm thuế ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ giảm thuế ô tô nhập khẩu

22:27:55 01/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến giảm một số loại thuế áp lên linh kiện ô tô nhập khẩu và ngăn chồng thuế đối với xe sản xuất ở nước ngoài, nhằm giảm tác động tiêu cực của chính sách thuế lên ngành ô tô nội địa.
Kyiv Post: Tổng thống Trump phê duyệt thương vụ bán vũ khí đầu tiên cho Ukraine

Kyiv Post: Tổng thống Trump phê duyệt thương vụ bán vũ khí đầu tiên cho Ukraine

21:20:31 01/05/2025
Từ năm 2015 đến năm 2023, Mỹ đã âm thầm cho phép xuất khẩu vĩnh viễn các mặt hàng và dịch vụ quốc phòng trị giá hơn 1,6 tỷ USD sang Ukraine thông qua hình thức bán hàng thương mại trực tiếp.
PMI giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu sụt sâu: Trung Quốc đối mặt thách thức kép

PMI giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu sụt sâu: Trung Quốc đối mặt thách thức kép

21:07:07 01/05/2025
Zhao Qinghe, một chuyên gia thống kê cấp cao tại NBS, cho biết trong một tuyên bố rằng, sự suy giảm trong hoạt động của các nhà máy là do những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường bên ngoài và các yếu tố khác .
Triều Tiên thử nghiệm vũ khí trên chiến hạm mới

Triều Tiên thử nghiệm vũ khí trên chiến hạm mới

20:59:09 01/05/2025
Tàu khu trục mới của CHDCND Triều Tiên đã thực hiện những vụ thử nghiệm vũ khí đầu tiên trong tuần này và nhà lãnh đạo Kim Jong-un kêu gọi tăng cường năng lực hạt nhân cho lực lượng hải quân.
Ông Trump sa thải chồng bà Kamala Harris khỏi hội đồng tưởng niệm nạn nhân Holocaust

Ông Trump sa thải chồng bà Kamala Harris khỏi hội đồng tưởng niệm nạn nhân Holocaust

20:56:19 01/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã loại ông Doug Emhoff, phu quân của cựu Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, khỏi Hội đồng Tưởng niệm các nạn nhân của nạn diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến 2 (Holocaust).
Tổng thống Trump tự hào thành tựu 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Tổng thống Trump tự hào thành tựu 100 ngày đầu nhiệm kỳ

20:53:27 01/05/2025
Tại cuộc mít tinh ở bang Michigan sáng 30.4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập một loạt các thắng lợi kinh tế lớn trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai.
Mỹ tiết lộ đạt thỏa thuận thương mại với nước đầu tiên

Mỹ tiết lộ đạt thỏa thuận thương mại với nước đầu tiên

20:48:16 01/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Nhà Trắng hé lộ đã đạt được thỏa thuận thương mại và thuế quan với đối tác đầu tiên.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố vì lạm dụng quyền lực

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố vì lạm dụng quyền lực

20:24:30 01/05/2025
Theo nhóm điều tra đặc biệt phụ trách vụ việc của bên công tố, ông Yoon bị truy tố với cáo buộc lạm dụng thẩm quyền và cản trở trái phép việc thực thi các quyền hợp pháp.
Máy tính lượng tử có thể tiết lộ về cha đẻ Bitcoin

Máy tính lượng tử có thể tiết lộ về cha đẻ Bitcoin

20:23:38 01/05/2025
Adam Back, chuyên gia mật mã được Satoshi Nakamoto trích dẫn trong sách trắng Bitcoin, cho rằng áp lực điện toán lượng tử có thể buộc Satoshi Nakamoto phải di chuyển Bitcoin, từ đó biết được ông còn sống hay đã chết.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện đám mây phân tử khổng lồ gần trái đất

Phát hiện đám mây phân tử khổng lồ gần trái đất

Lạ vui

22:47:32 01/05/2025
Một đám mây phân tử khổng lồ nhưng vô hình trước mắt thường đang ở khoảng cách rất gần hệ mặt trời, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy.
Tiết lộ về chiến sĩ đặc công đóng cả 2 bom tấn 'Địa đạo' và 'Lật mặt 8'

Tiết lộ về chiến sĩ đặc công đóng cả 2 bom tấn 'Địa đạo' và 'Lật mặt 8'

Hậu trường phim

22:46:44 01/05/2025
Anh Tú Wilson hóa thân thành công vai Lục Tạc trong Địa đạo với sự hồn nhiên đặc biệt, cân bằng giữa khổ đau chiến tranh và tinh thần dân tộc, cùng kinh nghiệm của một chiến sĩ đặc công.
Chuyện ít biết về 2 ca khúc gây sốt trong dịp đại lễ 30/4

Chuyện ít biết về 2 ca khúc gây sốt trong dịp đại lễ 30/4

Nhạc việt

22:38:15 01/05/2025
Ca khúc Lời trái tim Việt Nam và Viết tiếp câu chuyện hoà bình với giai điệu hào hùng, ca từ giản dị bất ngờ gây sốt mạng xã hội trong dịp lễ 30/4 năm nay.
Mô tô nước mất lái lao lên bờ, tông bé 8 tuổi tử vong

Mô tô nước mất lái lao lên bờ, tông bé 8 tuổi tử vong

Tin nổi bật

22:31:52 01/05/2025
Mô tô nước đang chạy dưới biển bất ngờ mất lái, lao lên bờ, tông vào hai trẻ em. Vụ tai nạn khiến bé gái 8 tuổi tử vong, trẻ còn lại bị thương đang được điều trị.
Cô gái xinh đẹp đồng ý hẹn hò đàng trai hơn 11 tuổi, từng ly hôn

Cô gái xinh đẹp đồng ý hẹn hò đàng trai hơn 11 tuổi, từng ly hôn

Tv show

22:22:34 01/05/2025
Người đàn ông U.50 từng đổ vỡ hôn nhân đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc mới. Anh được mai mối cho cô gái xinh đẹp kém 11 tuổi và có cơ hội hẹn hò sau chương trình.
MC có màn 'bắn' tiếng Anh đối thoại với nhân chứng lịch sử là ai?

MC có màn 'bắn' tiếng Anh đối thoại với nhân chứng lịch sử là ai?

Sao việt

22:10:30 01/05/2025
MC Hồng Phượng được Đài truyền hình TP.HCM tin tưởng giao nhiệm vụ dẫn các chương trình nhân kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).
'Thunderbolts*': Có gì trong 'Biệt đội cảm tử' của Marvel?

'Thunderbolts*': Có gì trong 'Biệt đội cảm tử' của Marvel?

Phim âu mỹ

21:59:56 01/05/2025
Marvel khép lại Giai đoạn 5 bằng một cú nổ hoành tráng với Thunderbolts* - bộ phim xoay quanh những kẻ từng bị xem là phản diện nay đứng lên để cứu lấy thế giới.
'Thần tiễn' Jeremy Renner kể lại khoảnh khắc 'hồi sinh' thần kỳ

'Thần tiễn' Jeremy Renner kể lại khoảnh khắc 'hồi sinh' thần kỳ

Sao âu mỹ

21:56:49 01/05/2025
Hơn hai năm kể từ tai nạn suýt chết, Jeremy Renner ra mắt cuốn hồi ký tiết lộ hành trình hồi phục sức khỏe thần kỳ và niềm hạnh phúc khi một lần nữa được sống.
Maroon 5 lần đầu hợp tác nghệ sĩ Kpop là Lisa

Maroon 5 lần đầu hợp tác nghệ sĩ Kpop là Lisa

Nhạc quốc tế

21:53:54 01/05/2025
Maroon 5 chính thức công bố sự hợp tác với thần tượng Lisa (BlackPink) cho sản phẩm âm nhạc mới mang tên Priceless.
"Mỹ nhân đẹp hơn Song Hye Kyo" suýt lãng phí nhan sắc như AI vì 1 quyết định

"Mỹ nhân đẹp hơn Song Hye Kyo" suýt lãng phí nhan sắc như AI vì 1 quyết định

Sao châu á

21:30:28 01/05/2025
Mới đây, khi tham gia 1 show truyền hình, nữ thần nhan sắc thế hệ mới của Kbiz Go Yoon Jung gây chú ý khi tiết lộ hành trình tiến quân vào showbiz của mình.
Tháng 4 Âm lịch, có 4 con giáp thăng hoa cả sự nghiệp lẫn tiền tài, may mắn vượt bậc, dễ gặp quý nhân

Tháng 4 Âm lịch, có 4 con giáp thăng hoa cả sự nghiệp lẫn tiền tài, may mắn vượt bậc, dễ gặp quý nhân

Trắc nghiệm

21:26:04 01/05/2025
Sang tháng 4 Âm lịch, những con giáp này được dự đoán sẽ đón nhiều vận may về công việc và tiền bạc, làm việc gì cũng thuận lợi.Tháng 4 Âm lịch trời xanh mở kho tài lộc: 4 con giáp làm ăn thuận buồm xuôi gió, thăng tiến trong công việc