Câu chuyện gạo ST 25: Bài học lớn về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt
Sau vụ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST 25 ở thị trường Mỹ, mới đây sản phẩm gạo ST24, ST25 của Việt Nam lại đối diện với nguy cơ bị mất thương hiệu tại Úc khi có 1 công ty ở nước này nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gạo ST 24, ST 25.
Đây không phải lần đầu thương hiệu Việt bị đánh cắp ở nước ngoài. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã tốn không ít chi phí và công sức để giành lại thương hiệu vốn thuộc về mình.
Hiện chỉ có “giống lúa ST25″ được cấp bằng bảo hộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và nhóm tác giả giống lúa của ông Hồ Quang Cua.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ, cho biết, bảo hộ của nhà nước là đối với bản thân lúa giống, chứ không phải là gạo – sản phẩm chế biến sau thu hoạch. Trường hợp này, bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo.
“Khi đã gọi là ST25 thì nó là tên gọi chung của một sản phẩm… thì theo logic không đăng ký được riêng cho ai độc quyền tên đó cả” – ông Bảy nêu rõ.
Giống lúa tên ST24, ST25 là do ông Hồ Quang Cua và nhóm nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công, đã được cấp bằng bảo hộ tại Việt Nam. Ảnh: Báo Lao động
Tuy nhiên, hiện tại trang web chính thức của “Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ” cho thấy 1 trong 5 đơn xin đăng ký nhãn hiệu chứa cụm từ “ST25″ do 4 Doanh nghiệp Mỹ nộp, trong đó có 1 đơn đăng ký cho sản phẩm gạo dưới tên của I&T ENTERPRISE, INC. được cơ quan này chấp nhận cho công bố vào ngày 4/5/2021 để bên thứ ba phản đối.
Điều này có nghĩa là đến 3/6/2021, trong vòng 30 ngày theo luật nhãn hiệu của Mỹ, nếu không ai phản đối, Mỹ sẽ cấp độc quyền cho nhãn hiệu “ST25″ cho sản phẩm gạo dưới tên doanh nghiệp I&T I&T ENTERPRISE, INC. của Mỹ.
Trường hợp thương hiệu gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền trước sẽ dẫn đến việc nếu Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ không được mang nhãn hiệu ST25 nữa hoặc phải trả phí cho đơn vị đã được cấp quyền sở hữu thương hiệu này để được nhập khẩu vào Mỹ. Nếu không sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ.
Trước thực tế này, theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu không chỉ cho sản phẩm gạo mà các ngành hàng nông sản Việt Nam đang là vấn đề cấp bách.
“Sự việc gạo ST 24, 25 nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung bị đăng ký quyên sở hữu sản phẩm cho nhãn hiệu của mình ở nước ngoài cho thấy vấn đề đăng ký nông sản Việt ở nước ngoài trở thành vấn đề cấp bách. Doanh nghiệp cần chủ động tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký sở hữu trí tuệ đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu chủ lực” – ông Vũ Bá Phú lưu ý.
Video đang HOT
Cho đến bây giờ, câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo ST25 và rất nhiều sản phẩm nông sản khác vẫn còn khiến cả doanh nghiệp, ngành chức năng lúng túng, trong khi thời gian thì không chờ đợi.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ), Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm đặc sản ở các vùng miền đều có thể đăng ký bảo hộ chỉ dần địa lý, bảo hộ thương hiệu. Thế nhưng đáng buồn là trong một thời gian dài có đến 80% nông sản Việt xuất khẩu dưới cái tên của doanh nghiệp nước khác.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, câu chuyện gạo ST25 đang bị công ty ở Mỹ nộp hồ sơ đăng ký quyền bảo hộ, sở hữu trí tuệ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự chậm chân của doanh nghiệp Việt trong việc bảo hộ thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
“Chúng ta phải tạo cơ hội để xây dựng thương hiệu quốc gia. Gạo ST 24, 25 của chúng ta ngon thứ nhất thứ nhì rồi nhưng lại không xây dựng thương hiệu quốc gia mà để cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chưa đủ mạnh, đủ lớn thì làm cho xây dựng thương hiệu bị mất và không bảo hộ được cho các doanh nghiệp” – ông Hoàng Trọng Thủy bày tỏ.
Có thể thấy, cho đến bây giờ, câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo ST25 và rất nhiều sản phẩm nông sản khác vẫn còn khiến cả doanh nghiệp, ngành chức năng lúng túng, trong khi thời gian thì không chờ đợi. Với hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rất cần nhận được sự hỗ trợ đắc lực, kịp thời của các cơ quan Nhà nước về thông tin, pháp lý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên cũng cần khẳng định, Chính phủ không thể làm thay doanh nghiệp mà chính từng doanh nghiệp cần ý thức việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu trong bối cảnh hội nhập. Đó cũng là tài sản mà doanh nghiệp không được thờ ơ./.
Hiểu đúng về thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp ở Mỹ
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, ST25 là tên giống cây trồng và ở Mỹ nó sẽ không được bảo hộ thương hiệu.
"Theo quy định của pháp luật các nước, trong đó có Mỹ, tên gọi chung của sản phẩm/dịch vụ sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu. Do đó, dấu hiệu gạo ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Mỹ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào".
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) thuộc Bộ KH&CN, khẳng định tại buổi họp báo chiều 23-4. Buổi họp báo này liên quan đến thông tin thương hiệu gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua có nguy cơ bị đánh cắp tại Mỹ.
Không thể đăng ký bản quyền với gạo ST25
. Phóng viên : Có nhiều lo ngại về nguy cơ mất thương hiệu gạo ST25 trên thị trường Mỹ do đã có năm đơ n đăng ký nhãn hiệu có ghi yếu tố ST25 trên mẫu nhãn hiệu của các doanh nghiệp Mỹ đă ng ký cho sản phẩm gạo. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Bảy : Như chúng ta đã biết, giống lúa có tên ST25 đã được cấp bằng bảo hộ số 21.VN.2020 theo Quyết định số 45 ngày 6-3-2020 của cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN&PTNT. Chủ bằng bảo hộ là doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và tác giả giống lúa là ông Hồ Quang Cua, Trần Tấn Phương và bà Nguyễn Thị Thu Hương. Đây là bằng bảo hộ đối với giống cây trồng, trong trường hợp này là cây lúa giống ST25.
Theo quy định của Luật SHTT, để đăng ký bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp cụ thể này, khi nộp hồ sơ đăng ký, giống lúa tương ứng được lấy tên là ST25.
Theo quy định tại Điều 186 Luật SHTT, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền ngăn cấm các hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ. Trong đó có hành vi khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ...
Như vậy, có thể hiểu rằng việc bảo hộ của Nhà nước theo bằng bảo hộ giống cây trồng là đối với bản thân lúa giống. Chủ bằng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi nêu trên đối với vật liệu nhân giống (trong trường hợp cụ thể này là hạt lúa giống), không phải là gạo (là sản phẩm chế biến sau thu hoạch).
Một điểm cần lưu ý là quyền cấp cho chủ bằng bảo hộ số 21.VN.2020 chỉ có hiệu lực ở Việt Nam.
. Vậy cụ thể việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm gạo nói chung và gạo ST25 nói riêng như thế nào ?
Gạo là sản phẩm chế biến từ sản phẩm sau thu hoạch (thóc) từ cây lúa. Trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (con trai của ông Hồ Quang Cua) bán giống lúa ST25 cho nông dân trồng thì sau khi thu hoạch lúa, xay xát ra gạo thương phẩm đều phải sử dụng tên là "gạo ST25".
Các công ty thu mua thóc là sản phẩm thu hoạch từ lúa được gieo trồng từ hạt lúa giống ST25 để xay xát và sau đó bán gạo ra thị trường thì cũng đều phải gọi đó là gạo ST25. Điều đó có nghĩa là ST25 là tên của loại gạo, tức là sản phẩm chế biến từ thóc thu hoạch được từ giống lúa ST25.
Vì lý do là tên gọi chung của một loại sản phẩm nên bất kỳ ai kinh doanh sản phẩm gạo này cũng đều phải sử dụng đúng tên gọi đó. Điều 74 Luật SHTT đã quy định tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và không được đăng ký làm nhãn hiệu.
QUẢNG CÁO
Điều đó cũng có nghĩa là trong trường hợp cụ thể này, bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo.
Có thể mua gạo ST25 mang nhãn hiệu khác
. Vậy nếu trong trường hợp nhiều doanh nghiệp cùng đưa ra thị trường sản phẩm gạo ST25 thì dấu hiệu phân biệt như thế nào, thưa ông?
Trong trường hợp nhiều công ty cùng đưa ra thị trường sản phẩm gạo ST25 thì các doanh nghiệp phải đưa sản phẩm gạo ST25 ra thị trường dưới nhãn hiệu của riêng mình. Qua đó để người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc thương mại của sản phẩm gạo mà mình mua.
Đó là lý do chúng ta có thể mua được gạo ST25 mang nhãn hiệu "Bảo Minh" hoặc gạo ST25 của các doanh nghiệp khác với các nhãn hiệu khác nhau.
. Ô ng có thể nói cụ thể hơn vấn đề bảo hộ nhãn hiệu gạo ST25 tại thị trường nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng như thế nào, khi mà các doanh nghiệp Mỹ đ ã nộp đơn đăng ký được bảo hộ thương hiệu cho gạo ST25?
Đúng là đã có một số doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ST25 ở Mỹ. Hiện tất cả đơn đó đều trong quá trình xử lý. Tuy nhiên, theo pháp luật về hạt giống và bảo vệ giống, luật về nhãn hiệu của Mỹ thì họ quy định những tên đối với giống cây trồng sẽ không được đăng ký độc quyền bảo hộ nhãn hiệu.
Chẳng hạn như với chữ ST25, họ dẫn chiếu quy định của luật về giống cây trồng và luật nhãn hiệu. Họ chỉ ra rằng đó là tên giống cây trồng và sẽ không được bảo hộ thương hiệu.
Ông Hồ Quang Cua, "cha đẻ" của loại gạo ST25 ngon nhất thế giới năm 2019. Ảnh: AN HIỀN
Có thể phản đối đơn đăng ký
. Liệu rằng thương hiệu gạo ngon nhất thế giới ST25 của Việt Nam có bị ảnh hưởng gì ở thị trường Mỹ hay không?
Theo quy định của pháp luật các nước, trong đó có Mỹ, tên gọi chung của sản phẩm/dịch vụ sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu. Đối với Mỹ, theo hướng dẫn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), thẩm định viên sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đối với tên giống cây trồng.
Điều này có thể thấy rõ trong thông báo dự định từ chối ngày 20-11-2020 của USPTO đối với nhãn hiệu "VIETNAM'S ST25 RICE, DAC SAN SOC TRANG" theo đơn đăng ký số 90151727 nộp ngày 1-9-2020 của Công ty Transword Foods, Inc. Theo đó, ST25 là tên gọi chung của một loại giống cây trồng (lúa) và không thể được đăng ký dưới danh nghĩa một nhãn hiệu theo quy định tại mục 1202.12 của quy chế thẩm định nhãn hiệu.
. Ông có khuyến nghị gì với các doanh nghiệp Việt trong việc bảo vệ thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ cũng như các thị trường khác ?
Như tôi đã đề cập, dấu hiệu ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như tại Mỹ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Nếu trên một nhãn hiệu nào đó được cấp văn bằng bảo hộ có xuất hiện dấu hiệu ST25 cùng với các dấu hiệu khác tạo thành một tổng thể thì dấu hiệu ST25 sẽ bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ.
Trong trường hợp vì lý do nào đó, dấu hiệu ST25 được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm gạo thì các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đều có thể phản đối đơn đăng ký này. Việc phản đối dựa trên cơ sở dấu hiệu "ST25" là tên giống cây trồng và tên này không thể thuộc độc quyền của tổ chức, cá nhân nào.
. Xin cám ơn ông.
Cá nhân, tổ chức không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ST25 Chiều 23-4, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thông tin về vấn đề liên quan đến thương hiệu gạo ST25. Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó cục trưởng Cục SHTT cho biết, thời gian gần đây, có nhiều thông tin phản ánh trên các phương tiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn

Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong

Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM

Lũ quét ở Bắc Kạn: Đất đá ầm ầm đổ về sau tiếng nổ lớn

"Cấm quảng cáo quá mức về sản phẩm với tuyên bố chữa bách bệnh"

Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông

Xe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏ

Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong treo trên dây điện

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an
Có thể bạn quan tâm

Chiếc iPhone 'hoàn hảo' sắp xuất hiện?
Đồ 2-tek
18:36:49 18/05/2025
OpenAI ra mắt phiên bản chat GPT-4.1, có bước tiến vượt bậc về hiệu suất
Thế giới số
18:36:34 18/05/2025
Có khối tài sản khổng lồ, siêu sao Ronaldo vẫn thiếu một thứ...
Sao thể thao
18:25:53 18/05/2025
Xào bắp cải 30 năm vẫn bị lõng bõng nước, kém giòn, đầu bếp mách mấy chiêu này tôi liền làm theo ngay
Ẩm thực
18:21:29 18/05/2025
Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ
Netizen
17:21:47 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Angelina Jolie làm lóa mắt Cannes
Sao âu mỹ
15:37:35 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025