Câu chuyện về bác sỹ Malaysia lựa chọn ở lại Trung Quốc trong mùa dịch
Bác sỹ Lee Chongyou, người Malaysia, là một trong số những người lựa chọn ở lại Trung Quốc để chung tay đẩy lùi dịch bệnh cho dù sẽ gặp nhiều rủi ro.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona tại bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 24/1/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)
Kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus corona chủng mới ( 2019-nCoV) bùng phát, theo lẽ tự nhiên, không ít người nước ngoài tại Trung Quốc đã tìm cách trở về quê hương để “trốn” dịch.
Nhưng vẫn có những người lựa chọn ở lại để chung tay đẩy lùi dịch bệnh này cho dù có rất nhiều rủi ro. Bác sỹ Lee Chongyou, người Malaysia, là một trong số đó.
Ở độ tuổi 36, khi khát vọng sống và cống hiến cho cuộc đời cũng như niềm vui xum họp gia đình, bạn bè trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua hoàn toàn có thể khiến một người trẻ như Lee Chongyou quyết định trở về Malaysia.
Nhưng lương tâm của một thầy thuốc đã giữ chân vị bác sỹ chuyên khoa tim mạch này ở lại với quốc gia đang có dịch.
Như thường lệ, ngày làm việc của anh tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, trong thời điểm dịch bệnh hoành hành, vẫn bắt đầu từ 8 giờ sáng và chỉ kết thúc khi anh bàn giao công việc cho các cộng sự trực đêm.
Thay vì nhanh chóng trở về nhà, anh nán lại và đi một vòng quanh các giường bệnh để hỏi han các bệnh nhân của mình.
Điều khác biệt duy nhất trong những ngày này là anh đeo một đôi kính bảo vệ, khẩu trang và giữ khoảng cách với các bệnh nhân khi thăm hỏi.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm trong ngành y tại Kuala Lumpur, Lee Chongyou từng tới Trung Quốc theo học ngành y tại Đại học Bắc Kinh trong nửa cuối năm 2003, khi dịch viêm đường hô hấp cấp SARS đang hoành hành và khiến hàng trăm người tử vong, cùng hàng nghìn người nhiễm bệnh.
Anh đặt chân đến Bắc Kinh khi các giáo sư vẫn nhắc tới loại virus với cụm từ “kinh hoàng” và nhiều người khi đó vẫn còn đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Sau 10 năm học tập và nghiên cứu, Lee Chongyou tốt nghiệp và bắt đầu làm việc tại Bắc Kinh.
Anh chưa từng nghĩ sẽ lại một lần nữa phải đối mặt với một dịch bệnh tương tự SARS, điều mà anh đang trực tiếp chứng kiến.
Ngay cả khi báo đài đưa tin tính đến cuối ngày 10/2, có 42.638 người dân tại Trung Quốc đại lục nhiễm bệnh và 1.016 người khác đã tử vong, Lee Chongyou vẫn không hối hận vì quyết định ở lại.
Với anh, nhiệm vụ của bác sỹ là chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất có thể và chứng kiến họ hồi phục hằng ngày và đây là điều được ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này.
Anh yên tâm và cũng trấn an bố mẹ rằng hiện bệnh viện nơi anh làm việc và khu dân cư anh sinh sống cũng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn lây chéo, như hủy mọi cuộc họp, đo thân nhiệt tại lối ra vào và giao thức ăn tại chỗ tránh tụ tập tại nhà ăn tập thể.
Theo Lee, nhiều đồng nghiệp của anh từ những quốc gia khác như Nhật Bản và Mỹ cũng lựa chọn ở lại Bắc Kinh.
Bác sỹ người Malaysia cũng lo lắng cho các đồng nghiệp đang ở tuyến đầu hỗ trợ tâm dịch Vũ Hán, tại tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.
Trong số hơn 10.000 nhân viên y tế trên toàn quốc đã được điều động tới Hồ Bắc, có hơn 400 đồng nghiệp của Lee từ Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh.
Lee mong đợi tới ngày đẩy lùi dịch bệnh để được trở lại với nhịp sống bình thường và chào đón những đồng nghiệp từ tuyến đầu trở về./.
Lê Ánh
Theo TTXVN/Vietnamplus
Malaysia phạt quan tham gấp 2,5 lần : Việt Nam nên học
Xử phạt thật nặng tội phạm tham nhũng vừa mang tính trừng trị cũng vừa thể hiện tính răn đe nghiêm khắc.
Bà Lê Thị Thu Ba - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, Việt Nam cần có các biện pháp mạnh, kiên quyết, quyết liệt với tội phạm tham nhũng. Đặc biệt là, quá trình thu hồi tài sản tham nhũng về cho ngân sách nhà nước nên học cách Malaysia đang làm.
Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC) phạt quan tham gấp 2,5 lần. Ảnh: Thethaovanhoa
Ý kiến của bà Thu Ba đưa ra sau khi truyền thống trong nước đưa tin về việc Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC) đã thông báo phạt 80 cá nhân và tổ chức liên quan tới cáo buộc nhận tiền từ Quỹ Đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB) do cựu Thủ tướng Najib Razak sáng lập năm 2009. Theo đó, số tiền thu hồi có thể lên tới 100 triệu USD và những cá nhân, tổ chức bị cáo buộc sai phạm có thể phải nộp số tiền phạt gấp 2,5 lần số tiền đã nhận.
Bà Ba nhấn mạnh, tài sản tham nhũng là tài sản của nhân dân và hành vi tham nhũng là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, do đó, bằng mọi giá tài sản phải được thu hồi về cho nhân dân, cán bộ tham nhũng phải bị xử lý, trừng trị nghiêm minh trước pháp luật. Xử phạt thật nặng là một biện pháp vừa mang tính trừng trị cũng vừa thể hiện tính răn đe nghiêm khắc đối với loại tội phạm này.
Bởi theo bà, trong số các loại tội phạm, tội phạm tham nhũng là giàu nhất vì rất khó có thể xác định chính xác được tài sản nhà nước đã bị tiêu tán là bao nhiêu? Số tiền đã bị biển thủ, thất thoát cụ thể như thế nào? Vì thế, việc thu hồi được toàn bộ tài sản tham nhũng về cho ngân sách cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, với cách áp dụng biện pháp phạt thật nặng, nhận bao nhiêu sẽ phải nộp lại số tiền cao hơn gấp nhiều lần như thế chính là một cách giúp bù đắp lại phần nào số tiền ngân sách đã mất đi.
Tương tự, với các tài sản tham nhũng khác cũng vậy. Ví dụ như đất đai, nhà cửa, chỉ cần cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, những tài sản cá nhân, vợ chồng, con cái đều phải bị điều tra. Tất cả những tài sản không chứng minh được nguồn gốc, có nguồn gốc bất minh đều phải bị thu hồi.
Bà Ba tin rằng, nếu Việt Nam cũng áp dụng theo cách thức của Malaysia chắc chắn tài sản tham nhũng thu về cho ngân sách sẽ lớn hơn rất nhiều lần những con số đã báo cáo.
Không đồng tình với những lý do không kiểm soát được tài sản kê khai của cán bộ, công chức nên không nắm được cán bộ, công chức có bao nhiêu tài sản, có bao nhiêu tiền khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, số tiền thu về còn quá hạn chế, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, việc đưa ra các quy định về kê khai, kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức là cần thiết nhưng vẫn phải áp dụng biện pháp xử phạt song song. Với cách xử phạt thật nặng như của Malaysia thì không cần dựa vào kê khai tài sản, tài sản tham nhũng vẫn bị thu hồi.
Ở đây là trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hình sự phải được quy định rất rõ ràng, tách bạch.
"Tôi lấy ví dụ như trường hợp của một vị quan chức có khai đã nhận 3 triệu USD hối lộ và đưa cho con gái.
Lời khai đã có rồi nhưng bây giờ con gái ông ta chối phắt là không nhận tiền từ bố thì cơ quan điều tra phải chịu hay sao? Như vậy là không thu hồi được nữa hay sao? Như vậy là chưa xác định được rõ trách nhiệm bồi thường.
Tôi rất không đồng tình với cách xử lý như vậy. Như tôi đã nói, quy định phải đi cùng với biện pháp xử lý song song. Một mặt xác định hành vi nhận hối lộ là phải xử phạt thật nặng, phải buộc người mắc sai phạm chịu trách nhiệm bồi thường. Mặt khác phải tiến hành điều tra tất cả những người liên quan, bao gồm cả việc xác minh lại tài sản của gia đình, cá nhân, vợ, con ông ta. Trong trường hợp có dấu hiệu sai phạm phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Như vậy, thu hồi tài sản tham nhũng là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại. Ở Việt Nam, rất khó chờ đợi vào ý thức tự giác nhưng để xác định sai phạm, thu hồi không phải là không làm được.
Tiền đi bao giờ cũng có vết, qua kiểm tra tài khoản, các dự án đầu tư... thì kiểu gì cũng xác định được dấu vết. Khi xác định được vết mà người sai phạm không tự giác nộp phạt phải cưỡng chế thu hồi và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nộp phạt chưa phải là đã xong với cán bộ, lãnh đạo tham nhũng. Đó là trách nhiệm phải hoàn trả cho ngân sách. Còn trách nhiệm về hành vi sai phạm, về những hậu quả đã gây ra đó la thuộc về trách nhiệm hình sự và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật", bà Ba nói.
Theo bà Ba, lâu nay vấn đề xử lý tham nhũng trong nước còn lấy lý do cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện, khó xử lý, tuy nhiên, những lý do này chưa thuyết phục.
"Chỉ cần nhìn vào một gia đình quan chức tự nhiên có biệt thự, con cái du học nước ngoài, sở hữu biệt thự, xe hơi là phải đặt ra câu hỏi tiền ở đâu ra?
Một đứa trẻ vừa tốt nghiệp đại học đã sở hữu cả khối tài sản khủng cũng phải đặt câu hỏi từ đâu mà có? Nếu không phải từ bố mẹ đưa cho thì lấy ở đâu?
Kể cả những tài sản phát sinh nhanh, không chứng minh được nguồn gốc như trường hợp một vị nguyên GĐ Sở ở một tỉnh miền núi phía Bắc cũng là bất thường", bà Lê Thị Thu Ba nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh, chúng ta có đầy đủ các cơ quan tư pháp, cơ quan điều tra, các cơ quan phòng chống tham nhũng rất có năng lực, có trình độ và nếu quyết tâm, chúng ta có thể xử lý tốt vấn đề tham nhũng, trong đó, có thu hồi tài sản tham nhũng.
Vì thế, bà Ba cho rằng, Quốc hội cần nâng cao vai trò giám sát, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật, yêu cầu sớm phát hiện và ngăn chặn tội phạm tham nhũng chứ không chỉ trông chờ cán bộ tham nhũng bị lộ, bị dư luận phản ánh rồi mới chạy theo điều tra, xử lý. Bởi lẽ, để xảy ra tham nhũng rồi mới tìm cách xử lý, khắc phục là đã muộn.
Lam Nguyễn
Theo baodatviet
Người đẹp Nga tố bị cựu vương Malaysia bỏ rơi khi mang thai, phải bán nhẫn để trả viện phí Sau khi "đường ai nấy đi", người đẹp Nga và cựu vương Malaysia liên tục bày tỏ sự thất vọng về nhau. Sau khi "đường ai nấy đi", người đẹp Nga và cựu vương Malaysia thường "bóc mẽ" nhau Theo Daily Mail hôm 7/10, người đẹp Nga Oksana Voevodina cho biết cô gặp vô vàn khó khăn khi bị cựu vương Malaysia Muhammad...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mới

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào sân bay quốc tế Israel khiến 8 người bị thương

Israel nói Qatar 'chơi trò 2 mặt' khi trung gian đàm phán, Qatar phản ứng gắt

Tỉ phú Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sắp nghỉ hưu, đã chọn người kế nhiệm

Biển Đông giữa chuỗi sóng ngầm căng thẳng mới
Có thể bạn quan tâm

Concert Rap Việt "trá hình" của đội BigDaddy: Loạt rapper hoá thần tượng chất, "trùm cuối" đu xà xuất hiện cực nghệ
Nhạc việt
13:11:42 05/05/2025
Biến căng: "Tình trẻ của Lưu Diệc Phi" bị hot girl nóng bỏng dọa tung cả kho ảnh riêng tư
Sao châu á
13:07:22 05/05/2025
Mẹ của MC Đại Nghĩa qua đời sau 2 ngày đột quỵ
Sao việt
13:04:59 05/05/2025
Sex and the City phần mới: Diễn viên yêu cầu có nhiều cảnh nóng hơn
Hậu trường phim
13:01:12 05/05/2025
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ
Sao thể thao
12:36:20 05/05/2025
Mẹ biển - Tập 33: Huệ hoảng hốt sợ bị công an bắt
Phim việt
12:18:58 05/05/2025
Cách khắc phục hiệu quả khi ChatGPT bị lỗi dễ dàng nhất
Thế giới số
12:06:31 05/05/2025
Apple cảnh báo khẩn tới người dùng iPhone tại 100 quốc gia
Đồ 2-tek
12:04:55 05/05/2025
Bảng giá xe BYD tháng 5/2025: Ưu đãi lên tới 221 triệu đồng
Ôtô
12:04:19 05/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Nhiều nhân chứng hiện trường lên tiếng
Pháp luật
11:52:38 05/05/2025