Cậu học trò khiếm thị vừa học vừa làm thêm
Đôi mắt bị mù từ nhỏ, Lý Gia Huyên vẫn gắng gượng vượt khó đến trường học chữ. Từ lớp 6 tới nay, Huyên vừa học, vừa làm thêm với việc xoa bóp, bấm huyệt để có tiền trang trải cho học tập.
Hiện Lý Gia Huyên (21 tuổi) học lớp 12 (lớp dành cho học sinh khiếm thị) tại Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng).
Bước vào lớp học đặc biệt của cô Bùi Thị Diệp Anh, chúng tôi được biết đến trường hợp của Lý Gia Huyên. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cậu học trò 21 tuổi này là cậu có dáng người nhỏ nhắn, rất hay cười và trò chuyện rất thân thiện.
Mắt Huyên bị cận nặng bẩm sinh, lúc nhỏ còn nhìn thấy và đi học được. Nhưng đến một ngày bệnh nặng hơn. “Năm mình 7 tuổi, một hôm đang ngồi viết bài thi học kỳ lớp 1, mình đưa mắt nhìn lên, nhìn xuống, rồi tự nhiên mắt mờ dần và không thấy gì nữa” – Huyên nhớ lại.
Năm 2009, bác sĩ kết luận Huyên bị tật mù bẩm sinh. Sau đó, Huyên được bác sĩ hỗ trợ, không khám lại mà đi mổ luôn.
“Hai tuần sau đó, một hôm mình đang nằm ở nhà, mắt mình nhìn thấy được ánh nắng len lỏi qua mái nhà. Hai mẹ con mình ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc. Nhưng hai tháng sau, mắt mình bị mờ lại và mù luôn tới bây giờ”, Huyên nói trong nghẹn ngào.
Dù nhà khó khăn, nhưng mẹ Huyên cũng cố gắng vay mượn để chạy chữa cho con nhưng đều không thành. Lúc đó, Huyên suy sụp hoàn toàn nhưng rồi nghĩ tới tình thương và những giọt nước mắt của mẹ, cậu bạn khát khao vượt lên số phận. Năm 2001, qua lời giới thiệu của cô giáo Lê Thị Thu Hồng, dạy trường mầm non ở thôn, Huyên theo học tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) tới nay.
Video đang HOT
Cô Bùi Thị Diệp Anh – giáo viên chủ nhiệm của Huyên cho biết: “Em Huyên là một học sinh khiếm thị tại trường, em cũng học hòa nhập tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt qua để học tập. Và em đã đạt học sinh giỏi suốt nhiều năm liền”.
Lý Gia Huyên và cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Diệp Anh.
Dù số phận không may mắn, nhưng ý chí và nghị lực bền bỉ của mình, Huyên đã khiến nhiều người khâm phục. Huyên luôn biết cách phân chia thời gian học tập hợp lý, luôn quý trọng và không để thời gian trôi qua lãng phí. Cậu bạn cố gắng tìm ra và nắm vững phương pháp làm bài của từng môn học để đạt hiệu quả nhất. Vì thế nên suốt 11 năm liền cậu đầu đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi toàn diện của trường.
Mẹ con Huyên sống đều cả vào tiền trợ cấp của Nhà nước, do mẹ cậu cũng đau ốm bệnh tật không làm được gì. Ngoài giờ học, vào chủ nhật hàng tuần, Huyên đi làm thêm massage (xoa bóp, bấm huyệt) tận nhà, do khách hàng có nhu cầu hoặc đến Trung tâm của Hội Người mù quận Liên Chiểu để phục vụ lượng khách dư vì Huyên không phải là nhân viên chính thức của Trung tâm. Ngoài ra, Huyên còn có năng khiếu thổi sáo nên thình thoảng có tham gia biểu diễn cùng với công ty Nhân ái và một số đoàn ở Quảng Nam. Huyên vừa học, vừa làm thêm từ lớp 6 tới nay để có tiền trang trải thêm cho việc học.
Huyên và mẹ. Hiện nay, mẹ con Huyên sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước, vì mẹ cậu bị đau ốm bệnh tật không làm được gì.
Hiện giờ, dù đang là năm cuối cấp nhưng thời gian Huyên đi làm còn nhiều hơn những năm trước. Huyên tâm sự: “Mình sẵn sàng làm những gì có thể làm được để có tiền nuôi ước mơ được đi học ĐH, mình mong muốn thi đậu vào khoa Luật ĐH Khoa học Huế, sau đó có thể về một cơ quan nào đó làm việc để có tiền nuôi mẹ và chữa bệnh cho mẹ”.
Nguyễn Dương
Theo dân trí
Giá cả tăng, sinh viên bươn chải làm thêm
Việc giá cả mọi thứ tăng liên tục như hiện nay khiến cho khoản trợ cấp từ phía gia đình không đủ trang trải cho sinh hoạt và học tập tại thủ đô của các sinh viên. Cũng vì vậy mà không ít sinh viên phải tất tả làm thêm kiếm tiền.
Năm trước, cô học trò nghèo vùng cao Đỗ Minh Phương - sinh viên ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phấn khởi với niềm vui được đến với giảng đường đại học. Giờ đây, sau một năm lên thủ đô học đại học, Phương lúc nào cũng bận rộn vừa học, vừa làm thêm để lấy tiền trang trải cuộc sống đắt đỏ. Phương tâm sự: "Em quê ở Tuyên Quang, bố mẹ làm nông nên việc em xuống Hà Nội học là thêm gánh nặng. Vì vậy, bây giờ một buổi lên lớp học, còn một buổi em đi bán hàng quần áo. Mỗi tháng em làm đủ ngày thì được 1 triệu rưỡi. Số tiền này em góp thêm vào số tiền bố mẹ cho để trang trải việc học". Phương cũng cho biết lớp của em có gần một nửa SV đi làm thêm. Người thì bán hàng, người làm bưng bê quán cơm, bán sim thẻ điện thoại...
Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Ngoại ngữ làm thêm bằng việc phát tờ rơi.
Trong khi đó, bạn Trần Hữu Phú - SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: "Sở dĩ nhiều SV phải vất vả làm thêm vì số tiền bố mẹ cho không đủ trang trải cho ăn ở, học hành. Nếu như trước đây với 10 ngàn đồng, SV có thể mua suất cơm bình dân nhưng bây giờ mang số tiền đó ra quán ăn không mua được nửa hộp. Bây giờ 1 suất cơm cũng phải mất 25 đến 30 ngàn đồng. Không chỉ thế mà giá nhà trọ, điện nước đều tăng nên khiến cho nhiều SV buộc phải làm thêm kiếm sống, trang trải phần nào cuộc học tập sinh hoạt nơi thủ đô".
Ngoài giờ học, Trần Hữu Phú - SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội làm thêm với việc dán điện thoại trước cổng trường ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội.
Lao vào vòng xoáy của cuộc sống mưu sinh dã khiến cho không ít SV xem làm thêm là công việc chính hơn cả việc học. Thấy cứ làm nhiều vừa năng động, vừa tư duy nhanh nhẹn mà lại có tiền nên không ít bạn SV ưu tiên việc làm thêm hơn cả việc đến lớp, trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết như tin học, ngoại ngữ... Bạn Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tâm sự: "Ai cũng biết bây giờ giỏi kỹ năng tin hoc là chìa vàng để tìm việc, thế nhưng nhiều SV bận làm thêm cũng tự an ủi mình Thôi kiếm nhiều tiền sau này học sau. Bây giờ học làm sao thi đừng trượt mà lấy bằng là tốt rồi".
Mỗi ngày sau mỗi buổi học, nhiều SV lại bươn bả đi làm thêm, mỗi người một công việc khác nhau. Không ít SV chọn xe buýt là phương tiện di chuyển nên thông thường, dù đã 10g30 buổi tôi nhưng chuyến buýt cuối cùng vẫn chật ních người. Hầu hết những người ngồi trên xe là SV đi làm thêm. Trong lúc ngồi trên xe buýt, người chợp mắt ngủ, người trò chuyện với những người bạn xung quanh. Những chuyện mà chúng tôi nghe thấy nào là công việc của một ngày làm như thế nào, lương bao nhiêu, có vất vả không... Với những câu chuyện cứ vọng bên tai đã khiến tôi tò mò bắt chuyện với Nguyễn Thị Tâm SV Trường CĐ Du lịch Hà Nội. Tâm kể: "Vất vả lắm anh ạ! Bọn em làm bưng bê ở quán ăn quần quật từ 2h chiều đến 10h đêm, lương cũng chỉ 1,7 triệu đồng. Thuê nhà cũng chỉ để ngủ thôi. Sáng 6h chúng em đã đi học. Tối 11h mới về nhà trọ Tắm rửa giặt giũ, mệt xoài rồi đi ngủ luôn. Một tuần cố gắng lắm may ra cũng dậy sớm được một buổi để ngó qua sách vở. Thương bố mẹ ở quê vất vả cả ngày ngoài đồng mà chẳng có tiền nên chúng em phải đi làm thêm đỡ phải xin tiền bố mẹ".
Tuấn Đức
Theo dân trí
Đôi tay, ý chí của người đàn ông mù Bất chấp những trở ngại trên bước đường mưu sinh không có ánh sáng, hễ việc gì có thể kiếm ra tiền là Hồng lao vào làm. Mỗi mùa nước nổi về, Hồng chuyển sang làm vó gạt. Một người bạn cùng nghề đã rủ anh hút thử thứ thuốc nâu nâu giúp không biết lạnh khi trầm mình dưới nước... Gió bấc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn

Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong

Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM

Lũ quét ở Bắc Kạn: Đất đá ầm ầm đổ về sau tiếng nổ lớn

"Cấm quảng cáo quá mức về sản phẩm với tuyên bố chữa bách bệnh"

Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông

Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong treo trên dây điện

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác
Có thể bạn quan tâm

Syria đặt thời hạn cho các nhóm vũ trang gia nhập lực lượng quốc phòng quốc gia
Thế giới
20:50:21 18/05/2025
Mới gặp gỡ 3 lần đã được đưa về ra mắt nhà bạn trai, nhưng một câu nói của anh ta khiến tôi quyết định dừng lại
Góc tâm tình
20:47:54 18/05/2025
Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z
Nhạc việt
20:46:55 18/05/2025
TikTok tích hợp tính năng AI mới đầy 'ma thuật'
Thế giới số
20:41:41 18/05/2025
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?
Sao châu á
20:38:38 18/05/2025
Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31
Sao âu mỹ
20:30:58 18/05/2025
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8
Sao việt
20:25:14 18/05/2025
Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật
Pháp luật
20:13:04 18/05/2025
Guardiola tức giận với Henderson
Sao thể thao
19:17:52 18/05/2025
Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?
Phim châu á
19:15:57 18/05/2025