CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổ.i để phòng biến chứng nặng
Hệ miễn dịch suy yếu khi tuổ.i tăng cao khiến cơ thể dễ mắc bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn như viêm phổi, nhiễ.m trùn.g huyết, viêm màng não.
Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ t.ử von.g.
Viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể dẫn đến suy hô hấp (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Gánh nặng bệnh tật leo thang trên thế giới
Mỗi năm, phế cầu khuẩn cướp đi sinh mạng của 1,6 triệu người trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính. Trong đó, 600.000 – 800.000 ca t.ử von.g là người trưởng thành vì các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não và nhiễ.m trùn.g huyết. Đối tượng này cũng đứng trước nguy cơ nhập viện cao hơn so với người trẻ tuổ.i. CDC Mỹ chỉ ra, người 50-64 tuổ.i có nguy cơ nhập viện cao gấp 6 lần so với người trong độ tuổ.i 18-49.
Người cao tuổ.i và người mắc bệnh mạn tính như COPD, hen suyễn, tim mạch, tiểu đường, suy thận… có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn và dễ gặp biến chứng nặng. Gần 90% người từ 50-64 tuổ.i nhập viện vì viêm phổi do phế cầu khuẩn hoặc bệnh phế cầu xâm lấn (như nhiễ.m trùn.g huyết, viêm màng não…) đều có sẵn các bệnh mạn tính này. Khi nhiễm phế cầu, nhóm bệnh nhân này thường có bệnh trạng diễn tiến nhanh, dễ có biến chứng nghiêm trọng và có tỷ lệ t.ử von.g cao hơn.
Không chỉ người cao tuổ.i mà người trưởng thành từ 18 tuổ.i trở lên có bệnh mạn tính cũng có nguy cơ bị viêm phổi cao gấp 4 đến 6 lần so với người khỏe mạnh cùng độ tuổ.i.
Phế cầu khuẩn còn là tác nhân thường được phát hiện trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở nhiều bệnh nhân Covid-19, COPD, cúm… Một nghiên cứu cho thấy khi một người đồng thời bị nhiễm cả vi khuẩn (ví dụ như phế cầu khuẩn) và virus (ví dụ như virus cúm) ở đường hô hấp, hai tác nhân này kết hợp với nhau sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh, đồng thời các nhóm dân số mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, suy thận đang ngày càng trẻ hóa. Điều này khiến nhóm người có nguy cơ mắc bệnh phế cầu tăng mạnh, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế trong việc kiểm soát vấn đề sức khỏe cộng đồng này.
Video đang HOT
Phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị phế cầu: Vẫn còn nhiều “gập ghềnh”
Viêm phổi phế cầu thường khởi phát đột ngột, triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm hay Covid-19 như sốt, ho, đau ngực khiến việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn, đặc biệt khi phần lớn bệnh nhân được điều trị ngoại trú. Ngay cả khi đã nhập viện, việc xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễ.m trùn.g ở người lớn vẫn gặp nhiều thách thức.
Chi phí điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân viêm phổi khoảng 17,8 triệu đồng (795,2 USD) và thời gian nằm viện trung bình 7-11 ngày.
Ngay cả khi được chẩn đoán chính xác, việc điều trị ngày càng khó khăn do những chủng phế cầu đề kháng kháng sinh, dẫn đến sự tăng chi phí và thời gian điều trị cũng như tỷ lệ t.ử von.g do phế cầu khuẩn xâm lấn, đặc biệt ở người cao tuổ.i, có thể lên đến con số đáng báo động 40%.
Điều này cho thấy, phòng ngừa chủ động là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe trước “sát thủ” thầm lặng này.
CDC hạ độ tuổ.i tiêm chủng xuống 50 tuổ.i – bước tiến đề cao vai trò của tiêm chủng
Trước gánh nặng bệnh tật ngày càng tăng ở nhóm trung niên, CDC Mỹ đã hạ độ tuổ.i khuyến cáo tiêm vaccine phế cầu khuẩn cho người khỏe mạnh xuống 50 tuổ.i (trước đây là 65 tuổ.i). Điều này khẳng định gánh nặng của bệnh phế cầu và tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sớm hơn.
Tỷ lệ tiêm chủng phế cầu ở người lớn tại châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, còn thấp. Trong khi đó, tiêm chủng mang lại lợi ích lớn cho hệ thống y tế vì giúp giảm nhu cầu điều trị, tiết kiệm chi phí y tế và hạn chế đề kháng kháng sinh. Nhìn chung, tiêm chủng giúp giảm gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và xã hội. Các nghiên cứu toàn cầu đã chứng minh, vaccine phế cầu có khả năng ngăn ngừa hàng chục triệu ca bệnh và tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí y tế mỗi năm.
Với mỗi cá nhân, đặc biệt là người trên 50 tuổ.i, đây là thời điểm thích hợp để chủ động tìm hiểu thông tin và đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa. Với cán bộ y tế, việc cập nhật các khuyến cáo về phòng ngừa và công nghệ vaccine tiên tiến là cần thiết để vững bước trên hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng lâu dài, đồng thời cũng là một cách góp phần giảm tải gánh nặng y tế.
Vaccine ngừa viêm phổi mới
Trong khuyến nghị cập nhật về vaccine mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã đưa vaccine liên hợp phế cầu khuẩn 21 giá trị (PCV21) vào danh sách lựa chọn cho những người có nguy cơ cao.
Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm và có khả năng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não và nhiễ.m trùn.g huyết (má.u)...
PCV21 đã được FDA chấp thuận mới đây cho người lớn từ 18 tuổ.i trở lên, để bảo vệ chống lại bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn. Vaccine có tên capvaxive, nhắm vào các nhóm vi khuẩn phế cầu khuẩn (huyết thanh) riêng biệt, gây ra khoảng 84% bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn ở người lớn từ 50 tuổ.i trở lên.
Phế cầu khuẩn có thể gây viêm màng não.
Tại sao vaccine phòng viêm phổi lại quan trọng?
Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và thường đ.e dọ.a đến tính mạng. Tỷ lệ t.ử von.g thậm chí còn cao hơn ở những người lớn từ 65 tuổ.i trở lên, cũng như những người có bệnh lý nền. Các bệnh nhiễ.m trùn.g khác ít phổ biến hơn nhưng gây t.ử von.g nhiều hơn. Viêm màng não do phế cầu khuẩn giế.t chế.t khoảng 1 trong 6 bệnh nhân lớn tuổ.i bị nhiễm bệnh và nhiễ.m trùn.g máu giế.t chế.t khoảng 1 trong 8 người lớn bị nhiễm bệnh.
Bệnh do phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu ở người cao tuổ.i và nếu không tiêm vaccine, sẽ có nguy cơ cao bị t.ử von.g do căn bệnh này. Các tác dụng phụ của việc tiêm chủng (như đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi và đau đầu) là rất nhỏ và lợi ích mang lại lớn hơn nhiều so với rủi ro.
CDC nhấn mạnh rằng, tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chống lại các bệnh nhiễ.m trùn.g phế cầu khuẩn nghiêm trọng.
Khuyến cáo của CDC được đưa ra sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã phê duyệt vaccine này, dựa trên bốn thử nghiệm lâm sàng chứng minh phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở các nhóm người lớn khác nhau.
Vaccine mới có khả năng bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh nhiễ.m trùn.g hơn so với vaccine cũ.
Ai nên cân nhắc tiêm vaccine PCV?
Vaccine mới nhất này được khuyến nghị là lựa chọn cho người lớn từ 65 tuổ.i trở lên, những người chưa từng tiêm vaccine liên hợp phế cầu khuẩn hoặc không rõ tiề.n sử tiêm chủng trước đó.
Những người từ 19 - 64 tuổ.i có một số yếu tố nguy cơ, tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh phổi, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh gan... cũng được khuyến khích tiêm vaccine.
Tiêm chủng cũng được khuyến cáo là một lựa chọn cho người lớn từ 19 tuổ.i trở lên đã được tiêm vaccine phế cầu khuẩn khác trước đó, đặc biệt là những người đã bắt đầu loạt vaccine phế cầu khuẩn của mình bằng PCV13 (vaccine liên hợp phế cầu khuẩn 13 giá) nhưng chưa tiêm đủ liều PPSV23 (vaccine polysaccharide phế cầu khuẩn 23 giá) được khuyến nghị.
Theo TS y khoa Michael Niederman, chuyên gia về phổi và chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian/Weill Cornell, người có nghiên cứu tập trung vào việc ngăn ngừa các bệnh nhiễ.m trùn.g liên quan đến bệnh phế cầu khuẩn, việc lựa chọn vaccine phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố rủi ro của bạn. Nếu bạn là người có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễ.m trùn.g phế cầu khuẩn xâm lấn, bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn với PCV21, nhưng có một chủng xâm lấn được bảo vệ bởi PCV20 mà không được bảo vệ bởi PCV21...
PCV21 cũng có thể là một lựa chọn cho những người đã tiêm vaccine phế cầu khuẩn trước đó.
Nếu bạn 65 tuổ.i trở lên và còn 5 năm nữa mới được tiêm vaccine phế cầu khuẩn kết hợp (PCV13 PPSV23), bạn có thể lựa chọn tiêm PCV20 hoặc PCV21 ngay bây giờ. Ngay cả khi bạn đã tiêm PCV20, bạn vẫn có thể được khuyên tiêm PCV21 tùy thuộc vào mức độ nguy cơ cao của bạn.
Do khuyến cáo về vaccine phế cầu khuẩn có thể phức tạp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cập nhật lịch tiêm chủng mới nhất của CDC.
Bị cúm làm tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn nên việc bảo vệ chống lại căn bệnh này đặc biệt quan trọng trong mùa cúm. Nếu cần tiêm cả hai loại vaccine, bạn có thể tiêm trong cùng một lần khám sức khỏe.
Nhiều mẹ lên mạng hỏi nên cho con tiêm cho vắc xin phế cầu của Anh hay Bỉ, thay vì chọn bừa thì các mẹ nên biết 2 loại này khác nhau thế nào? Trước khi quyết định cho con tiêm loại vắc xin nào, bố mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về loại vắc xin đó rồi mới đưa ra sự lựa chọn. Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nguy hiểm như thế nào? Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) được biết đến là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

Ca phẫu thuật phức tạp cứu sống người đàn ông bị liệt và nhiễm nấm cột sống

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

Nước ép cần tây có tác dụng phụ không?

Lần đầu tiên phát triển thuố.c trị chứng rối loạn gây cảm giác đói không kiểm soát ở tr.ẻ e.m

Đồng Nai ghi nhận ca t.ử von.g do sởi đầu tiên trong năm 2025

Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản

2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách

Điều gì xảy ra với cột sống cổ khi sinh hoạt sai tư thế

Triệu chứng báo hiệu bị cường giáp

'Hậu sởi gây mất trí nhớ miễn dịch' là gì?
Có thể bạn quan tâm

Tuyển thủ Việt Nam khoe biệt thự chục tỷ bề thế đang hoàn thiện, hoành tráng không kém nhà bạn thân - Văn Hậu - Hải My!
Netizen
07:02:48 21/05/2025
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả đã bán hơn 100.000 đơn hàng trên Shopee, TikTok
Pháp luật
07:02:34 21/05/2025
Thùy Tiên bị bắt: Phim "đắp chiếu" mất hàng chục tỷ, NSX có khởi kiện?
Hậu trường phim
07:00:30 21/05/2025
Thuỳ Tiên vướng lao lý, "bé hai" trợ lý nói đúng 4 chữ, dì Dung khóc sưng mắt?
Sao việt
06:58:21 21/05/2025
Toàn cảnh cuộc chiến ngầm của Anna Kendrick và mỹ nhân đẹp nhất thế giới
Sao âu mỹ
06:57:13 21/05/2025
Album phòng thu đầu tiên của nhóm RIIZE: Hành trình âm nhạc vươn ra thế giới
Nhạc quốc tế
06:53:51 21/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 41: Cả nhà vỡ oà nghe kết quả xét nghiệm của bố Bình
Phim việt
06:44:38 21/05/2025
Mỹ nhân showbiz tổ chức buổi tiệc "cháy" nhất từ trước tới nay, mời dàn mỹ nam kho.e bod.y bỏng mắt
Sao châu á
06:25:33 21/05/2025
Nhìn qua tưởng "tóc rối" nhưng nấu được nhiều món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại mang ý nghĩa điềm lành
Ẩm thực
05:57:52 21/05/2025
4 siêu phẩm "căng như dây đàn" của mỹ nữ cổ trang viral nhất hiện tại: Xem ngay kẻo lỡ!
Phim châu á
05:51:49 21/05/2025