CEO giành học bổng hiếm: “May mắn khi là thế hệ 7X”

Là ứng viên Việt Nam duy nhất và đại diện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục vừa giành học bổng Eisenhower của Mỹ, chị Đào Thu Hiền, CEO của Tổ chức Giáo dục Quốc tế Golden Path Academics Vietnam (GPA) cho rằng, giáo dục đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam.

Giáo dục cần tập trung vào nguồn nhân lực

Chị vừa trúng học bổng Eisenhower. Điều gì khiến chị nghĩ họ đã chọn chị?

Đào Thu Hiền: Ứng viên của chương trình Eisnhower mùa xuân năm nay đến từ 50 nước. Mỗi nước đề cử 2 người để cuối cùng hội đồng chọn ra 25 người. Tôi không biết mình được chọn cụ thể vì những tiêu chí gì. Tôi nghĩ rằng, các ứng viên khác cũng rất đặc biệt. Nhưng đây là một chương trình dành cho những lãnh đạo trẻ mà hội đồng nhìn nhận có thể tiếp tục lan toả ý tưởng và ảnh hưởng của mình để tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội.

Trong quá trình phỏng vấn tôi có thể cảm nhận được rằng hội đồng đã rất hào hứng với lĩnh vực giáo dục, là ngành hoạt động của tôi, và đánh giá cao ý tưởng nghiên cứu các mô hình đưa Kỹ năng Thế kỷ 21 vào trường học mà tôi đã đề xuất. Trong số những người Việt Nam đã từng nhận học bổng này, tôi là người đầu tiên đến từ lĩnh vực giáo dục. Tất cả những người phỏng vấn tôi đều đồng ý rằng giáo dục đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam.

CEO giành học bổng hiếm: May mắn khi là thế hệ 7X - Hình 1

Đào Thu Hiền trong một buổi làm việc tại trường phổ thông ở Phần Lan. Ảnh: Hạ Anh

Chị học trường chuyên từ cấp 3, học 2 bằng thạc sĩ ở Mỹ. Mới đây, chị có chia sẻ rằng mình tiếc vì đã học nhiều và chơi quá ít ở thời phổ thông ấy. Thực tế là những gì đã qua của chị đang kiến tạo nên chị hôm nay – đang hiện diện với nhiều thành công. Như vậy thì học nhiều ở phổ thông cũng rất đáng giá đấy chứ?

Đào Thu Hiền: À vâng, tất nhiên là học nhiều cũng có cái tốt của nó. Tôi nghĩ rằng khi còn trẻ chúng ta học thực ra không phải để tích luỹ kiến thức vì kiến thức rồi cũng sẽ quên nếu không dùng tới. Tôi cho rằng mục tiêu chính của việc học khi còn trẻ là để nâng cao năng lực tri thức và kỹ năng làm việc. Vì thế có một chút áp lực học hành là cần thiết. Giống như luyện thép vậy, áp lực giúp chúng ta phát triển, rèn luyện và nâng cao năng lực. Điều này giúp ích cho chúng ta cả đời.

Việt Nam đang cấp tập làm đổi mới giáo dục từ trên xuống. Chị có quan sát và khuyến nghị gì cho quá trình này?

Video đang HOT

Đào Thu Hiền: Đổi mới giáo dục luôn là một công cuộc to lớn và khó khăn. Kết quả của giáo dục không bao giờ có ngay. Chúng ta phải mất nhiều năm và có hệ thống đánh giá khoa học mới biết một chính sách hay mô hình mới có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, chúng ta phải dũng cảm, phải hành động và phải học hỏi những người đi trước để đưa ra các giải pháp dựa trên những phân tích, đánh giá khoa học.

“Con đường vàng…”

Tốt nghiệp ĐH Sư phạm ngoại ngữ, làm việc cho hãng tin AP tại Việt Nam, theo học truyền thông tại Trường ĐH Columbia (Mỹ), làm phóng viên ở Bờ Biển Ngà, Canada; học thạc sỹ chính sách công tại Trường Kennedy của ĐH Harvard. Sau đó chị có 6 năm làm việc cho văn phòng thị trưởng New York. Năm 2012 Đào Thu Hiền trở về nước, bắt đầu sự nghiệp với công ty GPA (Con đường vàng). Đến nay, công ty đã có 3 cổ đông ngoài nước.

Trong những cải tổ ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng nhà nước cần tập trung hơn vào vấn đề nhân lực: đào tạo giáo viên, quản lý và lãnh đạo, cũng như đưa ra những tiêu chuẩn và tiêu chí để đánh giá và phản hồi để liên tục bồi dưỡng họ. Ai cũng nhìn thấy con người là yếu tố tiên quyết, nhưng lại chưa có những nỗ lực nghiêm túc để thực sự thay đổi việc đào tạo nhân lực cho ngành giáo dục.

Xu hướng quốc tế hoá đang len lỏi sâu rộng vào giáo dục Việt Nam. Thị trường chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ngày càng phát triển sôi động. Mới đây nhất là thí điểm đào tạo song bằng Cambridge tại 7 trường THCS công lập ở Hà Nội.

Giới nghiên cứu có quan sát rằng khi cả thế giới đang hướng về những giải pháp hạn chế tối đa khoảng cách giàu – nghèo, khu vực và thúc đẩy công bằng thì Việt Nam đang tự đưa mình vào những cái bẫy của toàn cầu hoá, quốc tế hoá và bị chúng ám ảnh. Là nhà giáo dục hoạt động thực tiễn, chị nghĩ sao về hiện tượng này?

Đào Thu Hiền: Thực ra, hai mục tiêu này không nhất thiết phải xung đột với nhau. Nhà nước cần đảm bảo sự công bằng của người dân khi tiếp cận các dịch vụ xã hội qua các chính sách của quốc gia và địa phương. Còn khi xã hội phát triển và đời sống kinh tế của người dân được cải thiện, nhu cầu sẽ tăng theo.

Trong một nền kinh tế thị trường khi có cầu sẽ có cung. Nếu trường công không cung cấp các chương trình quốc tế thì trường dân lập hoặc các đơn vị dịch vụ tư nhân sẽ làm. Khi trường công muốn cạnh tranh với trường tư, họ sẽ phải tìm cách đáp ứng nhu cầu của người học.

Tất nhiên, chúng ta cần đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng kinh phí nhà nước cho các dịch vụ mang tính gia tăng. Còn việc chúng ta có đang dẫm chân vào cái bẫy của toàn cầu hoá hay không thì tôi nghĩ chúng ta không có lựa chọn nào khác là phải thay đổi để theo kịp một thế giới đang toàn cầu hoá. Nếu chúng ta làm tốt và đáp ứng nhu cầu thiết thực của xã hội, tôi chọn việc cứ làm, tới đâu cần điều chỉnh thì ta sửa, thay vì sợ sai mà không đổi mới.

7X: Thế hệ “lớn cùng” đất nước

Thế hệ sinh năm 1975 – cụm từ này có gợi cho chị ý nghĩa hay cảm xúc nào không, nhất là với một người từng lấy 2 bằng thạc sĩ ở Mỹ, có thời gian làm ở cơ quan hành chính công của Mỹ và gần như là người nhận học bổng báo chí đầu tiên từ trường Mỹ sau năm 1975. Hay đó chỉ là con số tình cờ của năm sinh?

Đào Thu Hiền: Tôi luôn nói với các bạn nước ngoài khi còn ở Mỹ rằng tôi là “đứa con của hoà bình”. Bố mẹ tôi sinh ra tôi sau khi bố tôi hoãn đi tập kết miền Nam năm 1972 vì chiến tranh kết thúc.

Sinh ra ở thời điểm lịch sử và lớn lên trải qua 3 giai đoạn quan trọng của đất nước – bao cấp, đổi mới và hội nhập – là một điều tôi cho rằng vô cùng may mắn. Tôi và bạn bè cùng thế hệ được “lớn cùng” đất nước và vì thế biết mình bắt đầu từ đâu, đã vượt qua được những gì, để tự hào và khiêm nhường, nhưng vẫn có đủ tinh thần hội nhập để cảm thấy tự tin rằng mình có thể theo kịp bạn bè năm châu nếu mình nỗ lực. Nếu cho tôi chọn lại, tôi cũng sẽ vẫn chọn là thành viên của thế hệ 7X.

Chị thấy có những khác biệt thế hệ gì giữa 7X-8X và “thế hệ Z”?

Đào Thu Hiền: Vì những điều ở trên tôi nghĩ rằng thế hệ 7x không chỉ là những người biết quí trọng cơ hội và sức lao động mà còn linh hoạt, cởi mở và mong muốn tìm tiếng nói chung với người khác. Điều này rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập vì nó mang lại cơ hội trong kinh doanh, giảm rủi ro trong quan hệ đối ngoại và giúp họ phát triển tốt trong giao lưu học thuật và văn hoá.

Phụ nữ ở độ tuổi của chị khi “tám chuyện” với nhau thường khuyên nhau về giáo dục con cái: Con gái làm gì thì làm nhưng tấm bằng đại học quan trọng nhất là một người chồng. Chị sẽ góp chuyện thế nào nếu ngồi trong những buổi nói chuyện như thế?

Đào Thu Hiền: Thực ra, những người phụ nữ có quan điểm như thế này thường lại không phải là những người muốn dựa vào người khác. Ngược lại, có những người tôi biết vì quá năng lực nên họ không những có thể chủ động đi tìm bạn đời cho mình mà còn “quản lý” cả sự nghiệp của chồng sau này để tối đa hoá đầu tư (cười).

Nói vui vậy thôi chứ là người làm giáo dục, tôi không áp đặt quan điểm của mình vào người khác mà luôn cố gắng phân tích bản chất của vấn đề và chỉ ra các mặt của nó. Nhìn từ khía cạnh tích cực thì ưu tiên gia đình cũng là một lựa chọn đáng tôn trọng của người phụ nữ. Tôi nghĩ rằng phụ nữ hoàn toàn có thể và nên theo đuổi những vai trò quan trọng khác trong xã hội nếu họ muốn. Làm vợ và làm mẹ không phải là việc duy nhất họ có thể làm tốt.

Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện!

Hạ Anh (thực hiện)

Theo vietnamnet.vn

Hết miễn học phí, Sư phạm càng... "ế"

Khoảng 20 năm nay, chính sách miễn học phí đối với sinh viên Sư phạm đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trong việc thu hút nguồn nhân lực. Từ đây, nhiều học sinh con nhà nghèo có cơ hội đến với nghề "gõ đầu trẻ" và hoàn thành giấc mơ phấn trắng bục giảng.

Hết miễn học phí, Sư phạm càng... ế - Hình 1

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường sôi động cùng xu hướng các trường đại học tiến tới cơ chế tự chủ thì việc tiếp tục cấp bù học phí cho sinh viên Sư phạm quả thật đang bộc lộ nhiều hạn chế. Chỉ xét riêng việc bao cấp một khoản lớn tiền ngân sách hàng năm cho các trường sư phạm nhưng sinh viên ra trường lại thất nghiệp đã là một sự lãng phí lớn.

Chính vì vậy, nhiều ý kiến đề xuất bỏ chế độ miễn học phí với sinh viên Sư phạm không hẳn là không có cơ sở. Tuy nhiên, quyết sách liên quan đến việc hủy bỏ hay tiếp tục duy trì chính sách nhân văn này cần được tính toán cẩn trọng. Bởi các trường Sư phạm đang bị "ngó lơ" một cách thảm hại.

Điểm chuẩn đầu vào ngành Sư phạm phải "vét" đến tận đáy cho thấy sức hấp dẫn của ngành nghề đã giảm sút trầm trọng. Tại sao ư?

Bên cạnh lòng yêu nghề thì ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nghề nghiệp chính là xu thế việc làm. Vậy mà bức tranh tuyển dụng ngành giáo dục hiện nay quá ảo não. Cả nước ta đang có hàng chục nghìn giáo viên dôi dư, hàng trăm nghìn cử nhân Sư phạm ra trường không có việc làm. Thêm vào đó là những tiêu cực trong tuyển dụng, tình trạng "chạy" biên chế vẫn xảy ra đầy nhức nhối. Giữa ngã rẽ cuộc đời mang tính quyết định đến tương lai, học sinh khá giỏi có can đảm lao vào "ngõ cụt" không?

Mặt khác, chế độ đãi ngộ nhà giáo ở nước ta đang có "vấn đề". Xã hội tôn vinh nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vậy nhưng mức lương của giáo viên hiện nay dao động từ 3 - 10 triệu đồng tùy theo thâm niên và giáo viên mới ra trường lương còn thấp hơn cả người giúp việc. Thử hỏi người tài, người giỏi sao chẳng nản lòng khi thấy trước viễn cảnh "thắt lưng buột bụng", "thiếu trước hụt sau"?

Lương thấp nhưng áp lực công việc của nhà giáo lại nhiều vô cùng, đặc biệt là khi nhất cử nhất động của người thầy bị "soi" quá kỹ với cái nhìn thiếu thiện cảm. Người thầy phải cảm hóa học sinh bằng tình yêu thương và giáo dục bằng tấm gương mẫu mực của mình, ngoài ra không được có bất kỳ hành động, lời lẽ nào làm tổn thương thân thể, nhân cách học trò. Nhưng đâu phải người thầy nào cũng đủ bình tĩnh và kiên nhẫn để hóa giải mâu thuẫn và tìm ra phương pháp giáo dục tích cực. Nên tình trạng nhà giáo bị ngành kỷ luật và bị dư luận "ném đá" đã xảy ra.

Nếu ví chính sách thu hút người tài vào giáo dục là một cỗ máy có 4 đầu kéo là việc làm, đãi ngộ, cơ chế làm việc ít áp lực và ưu tiên miễn học phí Sư phạm thì 3 đầu kéo đã bắt đầu ì ạch. Lời giải của bài toán việc làm cho sinh viên Sư phạm, tăng cường đãi ngộ cũng như củng cố sự tôn vinh của xã hội về nghề giáo vẫn đang khá mơ hồ.

Vậy thì việc miễn học phí cho sinh viên Sư phạm chính là chiếc phao cuối cùng để học sinh giỏi săm soi, lựa chọn và quyết định dừng chân ở trường Sư phạm. Nếu bỏ chính sách này ngay lập tức, tình trạng trường Sư phạm "ế" sẽ xảy ra. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là giảm bớt hệ thống trường, khoa Sư phạm, siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh, tạo điều kiện thông thoáng trong tuyển dụng và tăng cường đãi ngộ đối với giáo sinh, giáo viên.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháoBị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo
22:29:41 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắngĐậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
20:36:49 11/05/2025
Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"
20:25:11 11/05/2025
Chị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nàoChị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nào
21:37:06 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ emBắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
19:43:57 11/05/2025
Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệHoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ
21:47:12 11/05/2025
Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!
21:51:28 11/05/2025
Sự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêuSự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêu
17:49:24 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Nhạc việt

23:15:15 11/05/2025
Âm nhạc của Bố chuột hơi giống với Kiếp đỏ đen - bản hit của ca sĩ Duy Mạnh một thời. Ngay sau khi ra mắt, Bố chuột nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Ca sĩ Đình Bảo AC&M vượt biến cố nhờ vợ con, 'tham vọng' khi về nước

Ca sĩ Đình Bảo AC&M vượt biến cố nhờ vợ con, 'tham vọng' khi về nước

Sao việt

23:10:53 11/05/2025
Ca sĩ Đình Bảo được vợ con động viên, vực dậy sau quãng thời gian trầm cảm vì biến cố đời sống. Anh vừa về nước, ấp ủ dự án với tham vọng đưa nhạc Việt ra quốc tế.
Khi Harry Kane hóa giải lời nguyền

Khi Harry Kane hóa giải lời nguyền

Sao thể thao

23:08:35 11/05/2025
Harry Kane hóa giải lời nguyền - đoạt danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp khi cùng Bayern Munich thắngBorussia Moenchengladbach 2-0.
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Sao âu mỹ

23:00:13 11/05/2025
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Shia LaBeouf kể anh từng có giai đoạn ngủ ngoài công viên tại New York (Mỹ), gần khu nhốt ngựa.
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng

'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng

Hậu trường phim

22:56:28 11/05/2025
Theo số liệu tham khảo của Box Office Vietnam, phim Lật mặt 8: Vòng tay nắng do Lý Hải làm đạo diễn đã cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng.
Châu Nhuận Phát 'tỏ thái độ' khi người hâm mộ xin chụp ảnh

Châu Nhuận Phát 'tỏ thái độ' khi người hâm mộ xin chụp ảnh

Sao châu á

22:46:22 11/05/2025
Nam diễn viên Châu Nhuận Phát vốn nổi tiếng là người thân thiện, luôn sẵn sàng dừng lại chụp hình cùng người hâm mộ.
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai

MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai

Tv show

22:41:21 11/05/2025
Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của cậu bé Trọng Hữu trong Mái ấm gia đình Việt , MC Hồng Phúc nghẹn ngào khi nhớ đến giai đoạn phải bán nhà để chữa bệnh cho con trai.
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Nhạc quốc tế

22:23:36 11/05/2025
Ngày 8/5 vừa qua, i-dle đã thả xích MV mở đường Girlfriend, khởi động cho EP thứ 8 xuyên suốt 7 năm trong showbiz Hàn.
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tin nổi bật

22:02:32 11/05/2025
Ngày 11.5, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh vừa cứu thành công một người phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 không may rơi xuống giếng sâu 20 m.
Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế

Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế

Góc tâm tình

21:59:42 11/05/2025
Nghe nói con bé nhà bên ấy đi với đại gia đấy! Còn trẻ mà đã có xe hơi đàng hoàng, không phải tiền bồ bịch thì là gì? . Tôi vẫn nhớ như in cái ngày con gái tôi đánh về chiếc xe ô tô màu trắng nhỏ xinh
Nguyên phó chủ tịch xã lừa "chạy" viên chức rồi chiếm đoạt tiền

Nguyên phó chủ tịch xã lừa "chạy" viên chức rồi chiếm đoạt tiền

Pháp luật

21:49:54 11/05/2025
Trong quá trình giữ chức phó chủ tịch một xã tại Đắk Lắk, Hòa đã nhận chạy suất vào viên chức với giá 250 triệu đồng của người dân rồi chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.