CH Séc tìm cách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng năng lượng
Bộ trưởng Tài chính CH Séc Zbynek Stanjura ngày 11/9 cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc khả năng ấn định giới hạn giá điện sử dụng trong công nghiệp cùng lúc áp giá trần đối với điện sử dụng trong các hộ gia đình và các cơ quan nhà nước, trong nỗ lực giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp ô tô tại một nhà máy của hãng Skoda Auto ở Mlada Boleslav, CH Séc. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Chính phủ trung hữu tại CH Séc sẵn sàng bổ sung các biện pháp bên cạnh các kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giảm gánh nặng giá năng lượng leo thang sau cuộc họp khẩn cấp của các bộ trưởng năng lượng EU ngày 9/9 vừa qua. Chính phủ Séc dự kiến nhóm họp trong ngày 12/9 để thảo luận các kế hoạch của nước này.
Phát biểu trong một buổi tranh luận trên truyền hình, Bộ trưởng Stanjura cho biết ông ủng hộ “một giải pháp táo bạo”, đề cập việc đảm bảo giá điện cho công nghiệp. Ông cũng thông tin thêm rằng bước đi này có thể sẽ được thực hiện trước cuối năm nay và kéo dài 2 năm.
Theo Bộ trưởng Stanjura, giới hạn giá điện ở mức khoảng 200 euro/MWh – thấp hơn nhiều so với giá thị trường trong tháng trước – sẽ là mức giá trần phù hợp đối với các công ty. Biện pháp này sẽ được thực hiện cùng với các kế hoạch áp mức trần giá điện đối với các hộ gia đình và các cơ quan nhà nước. Ông Stanjura cho biết thêm rằng các nhà cung cấp điện có thể sẽ không được đền bù vì họ vẫn đang trang trải được chi phí và hưởng lợi nhuận hợp lý.
Đối với khu vực công, Chính phủ Séc muốn đảm bảo nguồn cung điện với giá hợp lý cho những cơ sở như trường học, bệnh viện và các cơ sở công. Theo ông Stanjura, để làm được điều này, cần quy định các nhà cung cấp bán một lượng điện nhất định cho nhà nước, ở mức dưới 20% sản lượng của họ.
Tuần trước, báo Hospodarske Noviny dẫn lời ông Stanjura cho biết các kế hoạch riêng của CH Séc có thể tiêu tốn 130 tỷ crown (5,6 tỷ USD) và sẽ được thực hiện cùng với các kế hoạch của EU.
Ngày 9/9 vừa qua, các Bộ trưởng Năng lượng EU đã giao cho Ủy ban châu Âu (EC) soạn thảo các đề xuất nhằm giới hạn doanh thu của các công ty điện hạt nhân và năng lượng tái tạo – vốn đang được hưởng lợi từ giá điện tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine – và dùng một phần doanh thu của các công ty này để hỗ trợ các hộ gia đình trong bối cảnh chi phí năng lượng sẽ tăng cao trong mùa Đông.
Sẵn sàng giải pháp thay thế khí đốt Nga, Đức khẳng định quyết tâm vượt qua khủng hoảng
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/9 khẳng định nước này sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Cơ sở nhận và chuyển khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong một thông điệp ngắn gửi tới người dân Đức, Thủ tướng Scholzs nêu rõ Đức đã chuẩn bị các giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga, như xây dựng các cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) ở bờ biển phía Bắc nước Đức để nhập khẩu khí lỏng; tích cực triển khai các biện pháp tiết kiệm khí đốt; kéo dài hoạt động của các nhà máy điện than; nghiên cứu kéo dài hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân còn lại nếu cần thiết; cung cấp các gói hỗ trợ toàn diện cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Scholz kêu gọi người dân cùng chung tay để vượt qua khủng hoảng, đồng thời khẳng định nước Đức sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Theo thông báo của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức, các cơ sở lưu trữ khí đốt của nước này hiện đã được lấp đầy khoảng 87%, đồng thời mỗi ngày khối lượng dự trữ tăng thêm khoảng 0,5%. Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức khẳng định nước này sẽ đạt mục tiêu dự trữ 95% vào ngày 1/11 tới.
Nhà cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng lớn nhất nước Mỹ cảnh báo EU về nguồn cung khan hiếm Cheniere Energy, nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất nước Mỹ, cảnh báo mặt hàng này sẽ cùng khan hiếm trong mùa đông năm nay do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới. Bồn chứa khí tự nhiên hoá lỏng (LNG). Ảnh minh hoạ: Energyintel Theo hãng tin Reuters (Anh), Cheniere - công ty xuất khẩu 70% sản...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Khán giả phẫn nộ, mất niềm tin trước lời khai của Hoa hậu Thùy Tiên
Sao việt
23:12:25 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025