Cha mẹ cần biết biến chứng của bệnh sởi để đưa con tới viện
Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó, lây nhiễm chéo trong bệnh viện là mối lo ngại khi người bệnh nội trú thường nặng, có nhiều bệnh lý nền, cộng thêm nhiễm sởi sẽ rất nguy hiểm.
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày bệnh viện khám, sàng lọc cho khoảng 70-90 ca mắc sởi, ngày cao điểm lên tới hơn 100 bệnh nhân. Trong 3 tháng đầu năm 2025, bệnh viện tiếp nhận 1.894 ca mắc sởi (tăng hơn gấp 2 lần so với cả năm 2024). Có đến 60% ca mắc sởi vào bệnh viện chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tháng tuổi được khuyến cáo tiêm chủng.
Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 2.000 bệnh nhân điều trị nội trú, phòng cách ly tiêu chuẩn còn hạn chế, những bệnh nhân nội trú thường nặng và có nhiều bệnh lý nền, thời gian nằm viện kéo dài, nguy cơ mắc sởi cao…
Trước tình trạng bệnh nhân sởi đến khám và nhập viện tăng nhanh, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức phân luồng ca nghi sởi từ khu vực khám bệnh, dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để thu dung điều trị bệnh nhân sởi.
Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc sởi.
Là nơi đầu ngành về điều trị bệnh truyền nhiễm, các bác sĩ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã dựa trên thực tế bệnh học của từng bệnh nhi để có chẩn đoán ca bệnh sớm hơn trong điều kiện thực tế của dịch sởi, không chờ đợi phát ban mới xác định sởi và cách ly, điều trị sớm.
Để phòng, tránh lây nhiễm, Trung tâm bệnh Nhiệt đới đã tổ chức phân luồng, có phòng khám cho bệnh nhân sởi riêng để sớm xác định và đưa vào điều trị các bệnh nhân nặng. Ngoài số trẻ diễn biến nặng phải nhập viện, số lượng lớn các trẻ mắc sởi được chỉ định điều trị ngoại trú, để giảm tải bệnh viện.
TS.BS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với trường hợp mắc sởi nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà, gia đình cần được bác sĩ tư vấn kỹ cách chăm sóc về hạ sốt, chăm sóc mắt-mũi-miệng, dinh dưỡng… Bệnh nhân mắc sởi cần phải vệ sinh cá nhân bằng tắm hàng ngày với nước ấm, tránh gió lùa để chống nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Khi điều trị ngoại trú ở nhà, để trẻ tránh bị biến chứng nặng, TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Các cháu ở nhà thường được chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, vệ sinh, tránh bị lây chéo các bệnh mà bệnh nhân sởi khác đồng nhiễm. Nhưng các phụ huynh cần chú ý, với những cháu dưới 1 – 2 tuổi, nhất là có bệnh nền, luôn có nguy cơ diễn biến nặng. Các biến chứng dễ nhận là sốt cao liên tục, bỏ ăn, mệt mỏi, li bì, khó thở, cần lập tức đưa con đến bệnh viện.
Ngoài biến chứng về mắt, viêm phổi, trẻ mắc sởi có thể gặp những biến chứng khác như viêm não, viêm tim, tiêu chảy, tiêu hóa.
TS Hải cũng cho biết thông tin khá quan trọng, đó là, khi trẻ bị phơi nhiễm sởi trong vòng 3 ngày vẫn cho tiêm vaccine vì vẫn hiệu quả.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, từ cuối năm 2024, Bộ Y tế đã mở rộng đối tượng tiêm vaccine sởi từ khi 6 tháng tuổi và sau đó tiêm 2 mũi sau như khuyến cáo cho trẻ trong vùng dịch.
Vì vậy, phụ huynh cần cho con tiêm vaccine sởi đúng lịch để trẻ có miễn dịch chủ động. Trong thời tiết này, trẻ em cũng cần lưu ý trước nhiều bệnh truyền nhiễm khác như cúm, virus hợp bào hô hấp, sốt xuất huyết.
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy.
Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ
Tiếng ho khàn đặc không dứt của bé V.A.K (7 tháng tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) khiến chị Vũ Thị Phượng (mẹ bé) càng thêm sốt ruột. Vỗ nhẹ lưng con từng nhịp, chị cố gắng giúp con dễ chịu hơn trong lúc chờ bác sĩ.
Theo chia sẻ của chị Phượng, cách đây một tuần, bé nhà chị đã được điều trị viêm phổi tại bệnh viện gần nhà. Nhưng sau khi xuất viện vài ngày, con lại xuất hiện các triệu chứng sốt cao, ho và khó thở. Đưa con vào Bệnh viện Nhi Hà Nội khám, các bác sĩ kết luận con bị viêm phổi tái phát do biến chứng từ sởi.
Trẻ mắc sởi được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Một trường hợp khác là bệnh nhi V.L.H.T (3 tháng tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để thăm khám sau khi sốt, ho, phát ban. Trước đó, bé đã điều trị tại bệnh viện khác vì phát hiện hạch ở nách nhưng không ngờ bị lây nhiễm sởi.
Lo lắng cho con, chị Lê Thị Hòa cho biết do con chưa đủ tuổi để tiêm vaccine sởi nên rất dễ nhiễm bệnh. Khi thấy con phát ban và sốt, gia đình lập tức đưa con vào viện. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ sau vài ngày con đã bị viêm phổi.
Theo các chuyên gia, trong khoảng 3 tháng trở lại đây, số ca mắc sởi đã gia tăng đáng kể trên cả nước. Tại Hà Nội đã ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi, trong đó Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận hơn 40 ca kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 10/2024.
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy. Đặc biệt, nhóm trẻ dưới 1 tuổi chiếm hơn 40% các ca mắc, nhiều trường hợp chưa đến độ tuổi tiêm phòng. Ngoài ra, bệnh viện cũng ghi nhận một số ca ở trẻ lớn trên 5 tuổi, tuy nhiên số lượng này không đáng kể.
" Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Giai đoạn cách ly xã hội trong dịch COVID-19 khiến nhiều trẻ bị bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng, đồng thời phụ huynh thiếu cảnh giác với lịch tiêm nhắc lại. Điều này dẫn đến sự gia tăng các ca mắc, đặc biệt trong nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi - nhóm chưa đến độ tuổi tiêm vaccine", TS.BS Thúy Nga cho hay.
Làm gì để bảo vệ trẻ khi sởi "vào mùa"?
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Người mắc bệnh sởi có khả năng tử vong thấp nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm kết mạc...
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi.
Biểu hiện của bệnh sởi khá giống với các bệnh lý của đường hô hấp nói chung. Trẻ có biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhưng với sởi cũng có đặc trưng riêng. Đó là dấu hiệu 3C, tức là có chảy mũi - ho - viêm kết mạc giai đoạn đầu. Nếu gia đình đưa đi khám sớm trong 1 - 2 ngày đầu, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm khi trẻ chưa có dấu hiệu phát ban.
Tuy nhiên, đa phần các gia đình thường chỉ phát hiện khi trẻ đã phát ban ra, sợ con có vấn đề đặc biệt mới đưa đi khám. Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh có thể tiến triển khá nhanh.
Để kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch tiêm vaccine sởi. Tiêm phòng đầy đủ không chỉ bảo vệ cá nhân trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Theo lịch, trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm mũi đầu tiên, nhắc lại mũi hai ở 15-18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ 4-6 tuổi. Đối với trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đến những biện pháp phòng ngừa như: Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, giữ vệ sinh cá nhân giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc đông người. Tại các trường học, cơ sở tập trung, khi trẻ ốm không nên cho trẻ đến trường để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị, thời điểm giao mùa không chỉ khiến số ca mắc sởi gia tăng mà còn phản ánh nguy cơ bùng phát của nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu... và nhiều các bệnh lý liên quan đường hô hấp; bệnh lý tiêu chảy mùa đông do Rotavirus...
Chính vì vậy, người dân nên chủ động chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao kéo dài, phát ban hoặc khó thở, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Tiếp tục tiêm ngừa ngăn chặn dịch sởi bùng phát Dù so với cùng kỳ 2018, số mắc sởi trong những cuối thu 2019 của Hà Nội và các tỉnh lân cận có giảm, nhưng ngày 17-10 vẫn có 5 bệnh nhi mắc sởi có biến chứng viêm phổi vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Thiện Hải (Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Giúp gan khỏe mạnh: 7 cách kết hợp thực phẩm hiệu quả, dễ tìm

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Hậu quả đắng sau cơn nghiện nước ngọt

Những thói quen hàng ngày khiến ung thư gan âm thầm phát triển

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết

Lợi ích tuyệt vời khi uống nước ấm mỗi sáng bạn đã biết chưa?

3 thời điểm nên ăn chuối luộc để có lợi cho sức khỏe

5 loại nước uống giải nhiệt tự nhiên cho mùa hè

Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

3 loại đồ uống giảm chứng chuột rút, đau chân sau tập thể dục
Có thể bạn quan tâm

MC Đại Nghĩa chuẩn bị thất đầu tiên cho mẹ, thần sắc gây chú ý
Sao việt
21:34:09 11/05/2025
Mẹ chồng đi chăm cháu ngoại 10 năm thì quay về quê khiến cả nhà như có bão lớn quét qua, ai cũng khó thở
Góc tâm tình
21:33:50 11/05/2025
Những khoảnh khắc ấn tượng trong đêm nhạc "Anh trai say hi" ở Hà Nội
Nhạc việt
21:28:29 11/05/2025
Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt
Tin nổi bật
21:26:21 11/05/2025
Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo
Thế giới
21:25:35 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
Sao châu á
20:36:49 11/05/2025
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'
Sao thể thao
20:36:43 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025