Cha mẹ Hong Kong không trả tiền cho trường vì con nghỉ tránh corona
Nhiều trường đứng trước nguy cơ đóng cửa hoàn toàn khi học sinh được nghỉ học dài ngày, phụ huynh không đồng ý đóng tiền học, thầy cô không được trả lương.
Gần 70% trường mẫu giáo ở Hong Kong cho biết phụ huynh từ chối đóng học phí khi các trường học đóng cửa sau sự bùng phát của dịch Covid-19.
Theo kết quả khảo sát từ Hội liên hiệp giáo viên chuyên nghiệp Hong Kong (PTU), hơn 40% trường phải đối mặt với các vấn đề tài chính nghiêm trọng, thậm chí là đóng cửa.
Từ sau Tết Nguyên đán, mọi hoạt động tổ chức lớp học ở các cấp đều bị đình chỉ. Theo thông báo mới nhất của Phòng Giáo dục Hong Kong, tất cả học sinh, sinh viên đều nghỉ học đến hết ngày 16/3 là sớm nhất.
Các thành viên Ban chấp hành của PTU công bố kết quả khảo sát. Ảnh: Chan Ho-him.
Bà Ivy Leung Sau-ting, hiệu trưởng một trường mẫu giáo và thành viên Ban chấp hành của PTU, cho biết đang “vật lộn” để có thể trả lương cho giáo viên. Đặc biệt, trường tư thục và những trường không được nhận trợ cấp của chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động hàng ngày.
“Nếu phụ huynh không chấp nhận trả tiền học thì chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác”, bà nói.
Tuần trước, Liên đoàn lao động ngành Giáo dục Hong Kong cũng nêu ra nhiều khó khăn tại các trường mầm non vì hơn một nửa phụ huynh từ chối trả học phí đầy đủ.
Video đang HOT
Bà Nancy Lam Chui-ling, hiệu trưởng một trường mẫu giáo và Phó Chủ tịch Liên đoàn, dự đoán có tới 200 trường mẫu giáo tư nhân phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa hoàn toàn.
Học sinh Hong Kong đã nghỉ học kể từ đầu tháng 2 đến nay. Ảnh: SCMP.
Trong khi đó, Phòng Giáo dục lại phản hồi rằng họ không nhận được bất cứ yêu cầu giúp đỡ nào. Ngoài ra, Phòng sẽ cung cấp một khoản trợ cấp đặc biệt cho các trường mẫu giáo để giúp đỡ về chi phí vệ sinh lớp học.
Mới nhất, chính quyền Hong Kong công bố gói trợ cấp tài chính 3,2 tỷ USD dành cho các trường mẫu giáo nhưng chưa thấy triển khai.
Không chỉ riêng các trường học, gần 1.000 trung tâm giáo dục và học thêm cũng đang gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh. Liên minh các Trung tâm Giáo dục Hong Kong đã biểu tình bên ngoài Văn phòng Chính phủ nhằm yêu cầu trợ giúp về tài chính.
Buổi biểu tình vừa qua của Liên minh các Trung tâm giáo dục Hong Kong. Ảnh: Felix Wong.
Ông Trevor So Tik-hei, người phát ngôn của tổ chức này, cảm thấy không công bằng khi các trung tâm giáo dục không nhận được bất kỳ hỗ trợ tài chính nào.
“Thật kỳ lạ khi chính phủ trợ cấp tài chính cho nhiều lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ, du lịch… nhưng trừ giáo dục ra”, ông nói.
Noriko Serada (57 tuổi), giám đốc một trường múa ba lê ở Vịnh Causeway, cho biết trường múa bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian vừa qua và sắp không thể trụ lại được nữa.
“Trường đã đóng cửa kể từ tháng 2 đến giờ, và có thể là hết tháng 3 nữa. Như vậy, chúng tôi đã mất gần 12.900 USD. Nếu vẫn tiếp tục không có doanh thu, chúng tôi không thể trả tiền thuê nhà cũng như lương giáo viên để duy trì trường múa”, bà chia sẻ.
Theo Zing
Người Hong Kong lại xuống đường, đánh dấu nửa năm phong trào biểu tình
Hàng chục nghìn người Hong Kong đã xuống đường vào chiều 8/12 để tiếp tục gây sức ép với chính quyền và Đặc khu trưởng Carrie Lam về những yêu cầu chưa được đáp ứng.
Theo CNN, hàng chục nghìn người đã tập trung tại công viên Victoria ở Vịnh Đồng La với các biểu ngữ và hô vang slogan biểu tình. Sự kiện lần này được tổ chức bởi nhóm Mặt trận Nhân Quyền Công dân (CHRF) và kế hoạch tuần hành đã được sự đồng ý của cảnh sát.
CHRF cũng là đơn vị tổ chức 2 cuộc tuần hành lớn liên tiếp vào hồi đầu tháng 6, với số người biểu tình lên đến hàng triệu (dù cảnh sát đưa ra con số nhỏ hơn).
Dự kiến, đám đông ngày 8/12 sẽ đi qua trung tâm đảo Hong Kong và tới đường Charter tại quận Trung Hoàn. Các nhà tổ chức đã cam kết cuộc tuần hành sẽ diễn ra ôn hòa, với 200 cộng tác viên có nhiệm vụ xử lý mọi xung đột tiềm tàng giữa người biểu tình và cảnh sát.
Hàng chục nghìn người dân Hong Kong xuống đường tuần hành gây nhằm tiếp tục gây áp lực với chính quyền đặc khu hôm 8/12. Ảnh: Reuters.
"Đây là cơ hội cuối cùng mà người dân dành cho bà Carrie Lam", Jimmy Sham, người phụ trách của nhóm CHRF, cho biết hôm 6/12.
CHRF đã kêu gọi Trưởng đặc khu Carrie Lam đáp ứng các yêu cầu của phong trào biểu tình, bao gồm một cuộc điều tra độc lập về các hành vi bạo lực của cảnh sát, cũng như việc tái khởi động quá trình cải cách chính trị, cho phép phổ thông đầu phiếu đối với quá trình bầu cử trưởng đặc khu và các nhà lập pháp của nghị viện Hong Kong.
Vài tiếng trước khi cuộc biểu tình bắt đầu, cảnh sát công bố một số vũ khí, bao gồm cả súng ngắn và dao mà họ thu thập được trong các cuộc đột kích vào đêm 7/12. Một số vụ bắt giữ đã được thực hiện.
"Chúng tôi tin rằng nhóm này lên kế hoạch sử dụng vũ khí để kích động bạo lực trong cuộc tuần hành hôm nay và xúc phạm cảnh sát", ông Lee Kwai Wa, giám đốc văn phòng tội phạm có tổ chức của thành phố, chia sẻ với phóng viên.
Ngày 11/12 sẽ đánh dấu quãng thời gian 6 tháng kể từ khi phong trào biểu tình nổ ra, ban đầu là để phản đối dự luật dẫn độ tới Trung Quốc đại lục. Khoảng 6.000 người đã bị bắt giữ và hàng trăm người khác bị thương.
Cuộc bầu cử hội đồng cấp quận ở Hong Kong hai tuần trước chứng kiến chiến thắng quan trọng của phong trào biểu tình khi phe dân chủ dành chiến thắng áp đảo. Mặc dù chiến thắng này không mang lại quyền lực, nhưng nó làm vô hiệu tuyên bố của chính quyền đặc khu rằng có một "phần lớn người dân thầm lặng" phản đối phong trào biểu tình.
Dù vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy bà Lam hay chính quyền đặc khu sẵn sàng đáp ứng các yêu sách của người biểu tình, dẫn tới sự lo ngại về bạo lực tiếp diễn trong thời gian tới.
Kể từ khi cuộc bầu cử địa phương diễn ra, bà Lam vẫn kiên định từ chối những nhượng bộ tiếp theo, ngay cả khi mức tín nhiệm dành cho trưởng đặc khu đang ở mức thấp kỷ lục.
Danh tiếng của lực lượng cảnh sát Hong Kong cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề. Cảnh sát bảo vệ cách tiếp cận của họ đối với các cuộc biểu tình và cho rằng họ đã ứng xử hợp lý trước sự leo thang bạo lực của những người biểu tình cực đoan.
Theo Zing
Lãnh đạo Phòng Thương mại Mỹ ở Hong Kong bị tạm giữ, ngăn đến Macau Hai lãnh đạo của Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong được yêu cầu ký tên trên bản tường trình rằng quyết định không đến Macau là hoàn toàn tự nguyện. Robert Grieves, chủ tịch hội đồng quản trị Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong, và chủ tịch điều hành Tara Joseph, bị tạm giữ khi đến Ma Cao dự buổi tiệc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà Trắng thông báo đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Cục diện bầu cử tổng thống Hàn Quốc

Lầu Năm Góc tiếp tục kế hoạch 'thay máu'

Giáo hoàng Leo XIV công bố tầm nhìn giáo hội

Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'

Voi con bị xe tải cán chết, voi mẹ tuyệt vọng tìm cách cứu

Hỏng máy phát điện, 5 ngư dân trôi dạt trên biển suốt 55 ngày

Mỹ lo bùng phát bệnh sởi

Bang Wisconsin kiện chính quyền ông Trump lần thứ 16

Google giải quyết vụ kiện phân biệt chủng tộc

Thực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với Mỹ

Rộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sang
Có thể bạn quan tâm

Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI
Người dùng có thể lựa chọn hủy đăng ký nhận thông báo hoặc tiếp tục xem nội dung bị chặn. Nếu cho rằng cảnh báo là sai lệch, người dùng vẫn có thể cho phép nhận thông báo từ trang web đó trong tương lai.
Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam cải thiện mạnh mẽ
Thế giới số
12:02:20 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
Netizen
11:43:15 12/05/2025
Triệu Lộ Tư 'xuống tóc' lấy lại hào quang nữ chính, mất 1s làm fan xao xuyến
Sao châu á
11:32:04 12/05/2025
OPPO Reno14 lộ hiệu năng ấn tượng
Đồ 2-tek
11:26:50 12/05/2025
Hủ tiếu gà trộn khô vừa ngon lại thanh mát, ăn nhẹ bụng cho ngày nắng nóng
Ẩm thực
11:17:25 12/05/2025
5 sai lầm khi sắm đồ nội thất khiến bạn rước bực vào người
Sáng tạo
11:08:49 12/05/2025
3 không khi ăn thịt ba chỉ
Sức khỏe
11:08:36 12/05/2025
Làm rõ hành vi lừa đảo và loạn luân ở "Tịnh thất Bồng Lai"
Pháp luật
11:00:16 12/05/2025
Chân váy maxi sành điệu, diện đi làm đi chơi đều đẹp
Thời trang
10:59:15 12/05/2025