Chấm dứt học giả, thi giả, đào tạo giả
Bộ GD&ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Đây được xem là một trong những bước thay đổi quan trọng, tiến bộ và phù hợp với tình hình mới.
Từ bằng giả của ĐH Đông Đô
Mới đây CQĐT đã đề nghị truy tố một số cán bộ nguyên lãnh đạo ĐH Đông Đô liên quan đến sai phạm trong việc cấp văn bằng 2 tiếng Anh. Đáng chú ý trong số những đối tượng dùng bằng tiếng Anh giả của trường này có đến 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ. 5 trường hợp còn lại thì có một người làm điều kiện học thạc sĩ, một trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, một trường hợp thi tuyển công chức và 2 người kê khai hồ sơ cán bộ.
Thực tế cho thấy, hiện nay, bằng, chứng chỉ tiếng Anh, tin học là điều kiện cần của các cuộc tuyển dụng viên chức, công chức, thi nâng hạng, nâng lương hiện nay. Cũng bởi vậy, mà nhiều người chạy đua để có được bằng tiếng Anh cho đủ hồ sơ, chứng chỉ. Không chỉ ở cấp bậc cao, cần điều kiện nghiên cứu sau ĐH, mà ngay cả đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS cũng cần những chứng chỉ tin học, không sử dụng để… thăng hạng, nâng lương.
Cần chứng chỉ nhưng không sử dụng, không có thời gian đi học nên mới có chuyện: Không học mà có chứng chỉ, không tổ chức dạy mà có điểm và mở ngành đào tạo nhưng không đào tạo vẫn có cấp bằng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ ra trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm, các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau rồi, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực.
TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng thừa nhận nếu toàn dân biết ngoại ngữ thì quá tốt. Nhưng yêu cầu giáo viên nào cũng phải biết ngoại ngữ là điều không tưởng. Nên khi đặt ra quy định vượt quá khả năng thật của giáo viên thì sẽ dẫn đến tình trạng đối phó.
Xóa bỏ những chứng chỉ không cần thiết cũng sẽ góp phần xóa bỏ học giả, bằng giả, đào tạo giả. Ảnh tư liệu
Bỏ chứng chỉ không cần thiết là mong mỏi từ lâu
Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: Bộ Nội vụ đã có ý kiến chính thức tại Công văn số 4853 ngày 16-9-2020 và Công văn số 5646 ngày 27-10-2020; sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ hiện thực hóa trong chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập sắp được ban hành.
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Đã có nhiều phản ánh về những áp lực, cũng như tiêu cực khi giáo viên phải đi học để có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Bên cạnh đó, trên thực tế, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là hình thức, chưa thiết thực.
Khi Luật Viên chức sửa đổi ban hành, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tham mưu xây dựng các Thông tư mới quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Điểm nhấn đáng chú ý của các Thông tư này, theo ông Đặng Văn Bình, chính là tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc.
Trước đó, tại cuộc tiếp xúc cử tri thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết: Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã hoàn tất các quy trình soạn thảo văn bản và đơn vị đầu mối là Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ trình Lãnh đạo Bộ ban hành chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập trong tháng 12 này.
Xóa bỏ những chứng chỉ không cần thiết cũng sẽ góp phần xóa bỏ học giả, bằng giả, đào tạo giả. Vì thế, quy định này được cho là bước tiến và đã được mong mỏi từ lâu.
Hết thời "giấy phép con"
Sau bao quyết tâm của Bộ GD&ĐT, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên được bãi bỏ.
Ảnh minh họa
Dự kiến, trong tháng này, quy định cụ thể về việc này sẽ ban hành. Đây được xem là tin vui đối với đội ngũ giáo viên trên cả nước, bởi những "giấy phép con" sẽ không còn là "rào cản" để nhà giáo phát triển sự nghiệp "trồng người".
Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên từng là chủ đề được báo chí lên tiếng phản ánh, và ví như "giấy phép con hành giáo viên", tạo ra những áp lực không đáng có cho đội ngũ thầy, cô giáo; thậm chí còn là "rào cản", làm mai một lòng yêu nghề của nhà giáo.
Thực tế cho thấy, để có được các chứng chỉ này, giáo viên vừa mất tiền, vừa mất thời gian và công sức. Điều đáng nói, phần lớn sau khi học xong, các loại chứng chỉ này gần như không phát huy tác dụng trong chuyên môn, nghiệp vụ.
Còn nhớ, tại nhiều kỳ họp của Quốc hội và các diễn đàn, hội thảo, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học luôn là đề tài được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Nhiều đại biểu thẳng thắn nêu lên những bất cập về nạn mua - bán chứng chỉ, dẫn đến những câu chuyện "dở khóc, dở cười", "tiền mất, tật mang"... mà nạn nhân chính là các thầy, cô. Đây chính là hệ lụy của việc quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học phục vụ cho việc tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng; đặc biệt Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng rất trăn trở và chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này trong suốt thời gian qua. Kết quả, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã đi đến thống nhất bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên.
Tin vui này đã giải tỏa những băn khoăn, mối lo thường trực của hơn 1 triệu giáo viên trên cả nước. Đáp ứng lòng mong mỏi của các thầy, cô giáo; thậm chí nhiều giáo viên mừng rơi nước mắt khi được "cởi trói" khỏi những quy định, ràng buộc không thiết thực mà bấy lâu nay họ vẫn canh cánh trong lòng.
Ảnh minh họa
Chẳng thế mà, ngay sau khi thông tin này được phát đi, không chỉ đội ngũ giáo viên, mà dư luận cũng đều đồng tình, hưởng ứng. "Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học" trở thành từ khóa "hot", được tìm kiếm nhất trong 2 ngày qua. Bằng chứng là, nếu gõ từ khóa này trên Google, trong khoảng 40 giây sẽ cho kết quả là trên 19 triệu 300 nghìn tin, bài liên quan. Thế mới thấy mức độ quan tâm đến vấn đề này như thế nào?!.
Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên, trong quá trình học sư phạm các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở các mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực.
Ai cũng hiểu, ngoại ngữ, tin học là cần thiết không chỉ với giáo viên, mà còn với tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động - nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên, với quy định như thời gian qua, vô hình trung khiến việc học bổ túc để được cấp chứng chỉ của giáo viên mang tính hình thức, chiếu lệ, không có giá trị về nâng cao năng lực sư phạm.
Khi ngoại ngữ, tin học đã được đưa vào chương trình đào tạo giáo viên, chúng ta nên nâng cao một cách phù hợp; để khi ra trường, giáo viên có đủ năng lực phục vụ công việc và phát triển nghề nghiệp.
Bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học: "Cởi trói" cho giáo viên Bộ GD&ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách tại Trường Tiểu học Gia Sàng (TP Thái Nguyên). Ảnh: Thế Đại Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025