Chăm lo tốt hơn cho người dân để sớm đẩy lùi dịch bệnh
Đến nay, công tác an sinh xã hội tại các địa phương phía Nam đã từng bước đã được tháo gỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để người dân vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội .
Tuy nhiên, vẫn còn địa phương triển khai chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả.
Sau hơn một tháng triển khai nhiệm vụ đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và Công điện 1099/CĐ-TTg, ngày 2/9, Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương phía Nam tuy có nhiều khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021 và Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam thăm hỏi người lao động tại quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam cho biết, đến nay, công tác an sinh xã hội tại các địa phương đã từng bước đã được tháo gỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để người dân vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn địa phương triển khai chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả. Do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần tập trung, quyết liệt hơn theo đúng theo chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, quan trọng nhất là các địa phương cần tổ chức tốt các đường dây hotline để người dân gặp khó khăn phản ánh. Địa phương khi tiếp nhận thông tin, cần phải đánh giá và giải quyết ngay để đảm bảo đời sống của người dân, đồng thời tạo thêm niềm tin của nhân dân với chính quyền.
“Dù không nằm trong các gói hỗ trợ đang được triển khai, tuy nhiên người dân gặp khó khăn do giãn cách kéo dài cũng cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời để tránh tình trạng bức xúc trong dân”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trưởng đại diện Văn phòng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phía Nam Phạm Anh Thắng, Thường trực Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 tặng túi an sinh cho người dân nghèo tại Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Nghị quyết 68 của Chính phủ cũng đã nêu rõ hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn nên tất cả những trường hợp này cần được giải quyết kịp thời. Các địa phương cần năng động, linh hoạt trong việc hỗ trợ người lao động tự do găp khó khăn do họ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, ngưng việc.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cũng đề nghị cần rà soát, mở rộng hơn nữa và bao phủ hơn việc hỗ trợ người dân khó khăn, kể cả nhóm đã nhận hỗ trợ lần thứ nhất, đặc biệt là người lao động ở các tỉnh đang thuê trọ, hộ kinh doanh cá thể bị mất, giảm thu nhập. Nguyên do, giãn cách kéo dài hơn 3 tháng nay thì việc hỗ trợ lần đầu họ ở nhà đã chi tiêu hết, nên cần hỗ trợ thêm về lương thực, thực phẩm và sinh hoạt phí để đảm bảo đời sống.
Đánh giá cao Thành phố Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ và hỗ trợ bổ sung, khẩn cấp các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. “Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chưa bao quát hết được các đối tượng hỗ trợ”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi thẳng thắn nhận định.
Vì thế, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành phố phía Nam cần rà soát lại toàn bộ những trường hợp lao động ngưng việc đang gặp khó khăn để hỗ trợ. Không phân biệt lao động tự do hay lao động có hợp đồng mà cần phải triển khai để không bỏ sót ai khó khăn trong mùa dịch theo đúng tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Tình nguyện viên chương trình “Siêu thị 0 đồng di động” trao quà cho người lao động nghèo trên đường Hưng Phú, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cũng khuyến nghị các địa phương tăng cường vận động các nguồn lực xã hội để chăm lo cho người dân, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội trong những ngày giãn cách tại nhà, nhà trọ; lãnh đạo tại các địa phương cần phải xuống tận nhà dân, sâu sát với dân thì mới hiểu được dân và giải quyết những khó khăn cho dân khi họ cần. Nếu địa phương làm tốt điều này, đời sống người dân sẽ ổn định hơn, hậu phương trong cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ vững chắc hơn.
Về công tác phòng, chống dịch bệnh, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cũng khuyến nghị mỗi địa phương, nhất là phường, xã, thị trấn, ấp, khu phố, tổ dân phố và mỗi gia đình phải thật sự là một “pháo đài” vững chắc. Đồng thời, mỗi địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm và độ phủ tiêm vaccine trong cộng đồng.
Lực lượng Công an tặng rau xanh cho người dân ở huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: TTXVN
Ngoài ra, việc thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh cũng cần được phổ biến rộng rãi đến với người dân. “Khi người dân nắm vững những chính sách của Đảng, Chính phủ thì họ sẽ không bị các đối tượng xấu kích động mà còn hỗ trợ tốt hơn cho công tác phòng chống dịch , bệnh góp phần sớm đưa cuộc sống trở lại trong điều kiện bình thường mới”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh.
Chi gần 19.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân
Bộ Tài chính cho biết, các nhiệm vụ chi ngân sách được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, lũy kế chi ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2021 ước đạt 918,1 nghìn tỷ đồng, bằng 54,4% dự toán.
Đặc biệt, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến hết tháng 8, ngân sách nhà nước đã chi 18,8 nghìn tỷ đồng; trong đó 17,2 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và 1,6 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong số đó, trung ương đã chi 10,7 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để bổ sung kinh phí phòng, chống dịch COVID-19; chi 5,1 nghìn tỷ đồng mua vaccine phòng COVID-19 từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 chuyển sang; các địa phương đã chi 3 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 2,55 nghìn tỷ đồng để mua vaccine.
Bên cạnh đó, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị đã xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho phòng, chống dịch, xuất cấp 74,3 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm và một số địa phương bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Thực hiện Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp 130 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia cho 24 địa phương để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã xuất cấp 52 nghìn tấn gạo; đồng thời, đang phối hợp với các địa phương xác định nhu cầu cụ thể để xuất cấp cho người dân đảm bảo không quá số lượng Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Về thu ngân sách, Bộ Tài chính cho biết, 8 tháng của năm 2021, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.000 nghìn tỷ đồng, bằng 74,8% dự toán, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới.
Theo Bộ Tài chính, thu nội địa ước đạt 820,4 nghìn tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán, tăng 12% so cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 đạt 57,9% dự toán, giảm 9,9%). Thu từ dầu thô ước đạt 25,7 nghìn tỷ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 157,5 nghìn tỷ đồng, bằng 88,2% dự toán, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Ước tính 54/63 địa phương có thu nội địa đạt trên 67% dự toán; trong đó có 47 địa phương thu đạt trên 70% dự toán như Hà Nam, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang, Quảng Trị, Đồng Nai...; 51 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ...
Có 8 địa phương có tiến độ thu dự toán đạt thấp là Bắc Kạn 65,2%; Đồng Tháp 65,1%; Kiên Giang 63,3%; Sơn La 63,3%; Cần Thơ 62,4%; Đà Nẵng 61,2%; Tiền Giang 58,6% và Hoà Bình 57,8%.
Bộ Tài chính cho rằng trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, kết quả thu ngân sách 8 tháng là tích cực, nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, tình hình dịch COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp, dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới.
An Giang thực hiện nghiêm 'chặt ngoài, chặt trong', chặn nguồn lây dịch bệnh An Giang tranh thủ "thời gian vàng" của giãn cách xã hội khẩn trương, quyết liệt xét nghiệm tầm soát, thần tốc truy vết, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng để điều trị, ngắt nhanh nguồn lây, nhanh chóng làm sạch địa bàn. Đồng thời, thực hiện nghiêm "chặt ngoài, chặt trong", chặn nguồn lây lan dịch bệnh ra cộng đồng... Đến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo

Xe chở hơn 30 người bất ngờ cháy ngùn ngụt, khách hoảng loạn la hét, thoát ra ngoài

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
Có thể bạn quan tâm

Đây là diện mạo thật của bạn gái hot girl Huỳnh Hiểu Minh trước khi "dao kéo" 40%?
Sao châu á
06:29:30 24/05/2025
Rộ tin phá sản và nợ lương, tình hình của Quang Linh Store ra sao sau khi "Chủ tịch" bị bắt?
Netizen
06:22:43 24/05/2025
COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch
Thế giới
06:21:53 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ
Phim châu á
05:55:07 24/05/2025
Mỹ nam Việt mất đúng 10s để chứng minh "đẹp hơn AI" là có thật, trời sinh để làm tổng tài ngôn tình
Hậu trường phim
05:54:12 24/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025