Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách tại nhà
Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, bệnh có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.
Tại sao trẻ bị tiêu chảy?
Trẻ bị tiêu chảy có thể do ăn phải thức ăn kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu hay có ruồi nhặng bâu vào. Bố mẹ không rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn hoặc dụng cụ cho trẻ ăn không được sạch sẽ,…
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: trẻ bị thiếu men gây nên rối loạn tiêu hóa, thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.
Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày, hoặc hơn. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.
Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 – 2 lần đi tiêu một ngày.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em (Ảnh minh họa)
Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,..
Thông thường, ở trẻ dưới 1 tuổi, tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi tiêu phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên.
Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ vẫn cho trẻ ăn uống bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn bởi có thể dẫn đến hạ đường huyết gây suy nhược cơ thể. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
Bù nước, giải điện bằng đường uống
Video đang HOT
Khi trẻ bị tiêu chảy cần phải nhanh chóng bù nước cho trẻ (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ngoài nhiều lần, mà phương pháp bù nước bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất.
Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên sử dụng dung dịch muối đường (Oresol) để bù nước cho trẻ tốt nhất.
Pha 1 gói Oresol vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống theo yêu cầu (nếu trẻ nôn, uống ít một), mỗi khi cho trẻ uống cần lắc đều dung dịch đã pha, chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 24 giờ.
Nếu trong trường hợp không có sẵn Oresol thì dùng các nguyên liệu sau:
- 1 thìa gạt ngang muối ( dùng thìa cà phê 5ml), 8 thìa gạt ngang đường (thìa cà phê 5ml), 2 hoặc 3 thìa nước cam hoặc chanh, tất cả pha trong 1 lít nước sôi để nguội.
- Hoặc 30g bột gạo, 1 thìa gạt ngang muối (thìa cà phê 5ml ), đun sôi trong một lít nước.
Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu, cho trẻ uống khi khát. Sau mỗi lần đi ỉa cho uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống ít một và tăng số lần lên.
Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ
-Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.
- Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi.
Theo giadinh.net
Phòng bệnh tiêu chảy mùa hè ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.
Ảnh minh họa
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thường gặp hơn là gây suy dinh dưỡng cho trẻ vì giảm hấp thu do tổn thương niêm mạc ruột. Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng và khô da.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Khôi, Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, tiêu chảy thường được gây ra bởi nhiễm trùng tiêu hóa do virus, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng, rất dễ lây qua các con đường sau:
- Không vệ sinh tay trước khi ăn.
- Mùa hè, độ ẩm tăng cao, thức ăn dễ nhiễm khuẩn làm cho vi khuẩn và virus bùng phát gây tiêu chảy cấp.
- Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.
- Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như bát, đĩa, cốc, chén.
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây: người bệnh, chất nôn...
Một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy là viêm dạ dày ruột do virus. Nhiều loại virus khác nhau có thể gây ra tiêu chảy, triệu chứng này thường kéo dài chỉ một vài ngày và thường ổn định trong 1 tuần.
Các biểu hiện và triệu chứng của trẻ khi bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, các triệu chứng thường bắt đầu bằng cơn đau bụng tiếp theo là tiêu chảy thường kéo dài không quá một vài ngày. Một vài triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, nôn, giảm cân, dấu hiệu mất nước.
Trong những trường hợp viêm dạ dày ruột do virus, trẻ em thường bị sốt và nôn đầu tiên, tiếp theo là tiêu chảy.
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường
Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi:
- Tiêu chảy nghiêm trọng (đi chảy nhiều lần, phân lỏng nhiều nước) hoặc tiêu chảy hơn 1 tuần.
- Sốt trên 39 độ C hoặc cao hơn; nôn mửa lặp đi lặp lại, từ chối uống nước hoặc không uống được.
- Đau bụng dữ dội, tiêu chảy có chứa máu hoặc chất nhầy.
Trẻ có các dấu hiệu của mất nước: môi khô, khát nước, uống háo hức; đôi mắt trũng sâu ,thóp lõm; tiểu ít; thờ ơ hoặc dễ cáu gắt; mệt mỏi hoặc chóng mặt trong một đứa trẻ lớn tuổi
Chăm sóc cho trẻ khi bị tiêu chảy
- Tiêu chảy nhẹ thường không gây ra vấn đề nếu trẻ vẫn hoạt động bình thường, uống và ăn đầy đủ. Tiêu chảy nhẹ thường qua đi trong vòng một vài ngày và trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn khi được chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi, và uống nhiều nước.
- Trẻ bị tiêu chảy nhẹ không mất nước hoặc ói mửa có thể tiếp tục ăn uống các loại thực phẩm thông thường bao gồm cả sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ theo lứa tuổi. Trong thực tế, một chế độ ăn uống hợp lý có thể giảm bớt thời gian tiêu chảy. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ đảm bảo nguồn năng lượng để chống lại tác nhân gây bệnh và nhanh chóng phục hồi lại niêm mạc ruột bị hư tổn..
- Cân nhắc việc sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy. Kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp có bằng chứng (xét nghiệm) tiêu chảy do nhiễm khuẩn và có chỉ định của bác sĩ.
- Các vấn đề chính cần quan tâm khi điều trị tiêu chảy là sự bù đắp của nước và chất điện giải (muối và khoáng chất) bị mất từ cơ thể do tiêu chảy, nôn mửa và sốt.
Phòng bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và hầu như chúng ta không thể ngăn chặn sự tiếp xúc của các tác nhân gây bệnh tiêu chảy với trẻ. Sau đây là một số biện pháp:
- Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước khi ăn. Rửa tay là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu chảy được truyền từ người này sang người khác
- Bảo quản nguồn thức ăn sạch sẽ, tránh bị ôi thiu.
Theo vtv.vn
Hiểu lầm về uống nước có thể gây hại cho sức khỏe không phải ai cũng biết Bù nước được coi là điều rất quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên có rất nhiều hiểu lầm được truyền miệng không đúng theo khoa học mà bạn cần tránh. 1. Mỗi người cần uống 8 cốc nước mỗi ngày Đây là một trong những lời khuyên phổ biến nhất khi nhắc tới việc uống nước. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?

Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

Nước ép cần tây có tác dụng phụ không?

Lần đầu tiên phát triển thuốc trị chứng rối loạn gây cảm giác đói không kiểm soát ở trẻ em

Đồng Nai ghi nhận ca tử vong do sởi đầu tiên trong năm 2025

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Có thể bạn quan tâm

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào
Thế giới
21:08:46 21/05/2025
Kiểm tra công ty bán sản phẩm giảm cân "Ngân 98" nhưng... không tìm ra
Tin nổi bật
21:05:26 21/05/2025
CLB công khai chiêu mộ Messi
Sao thể thao
21:02:37 21/05/2025
Thủ đoạn thâu tóm mỏ cát Pha Lê cùng nhát dao đoạt lại ghế chủ tịch công ty
Pháp luật
20:59:17 21/05/2025
Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê
Lạ vui
20:56:56 21/05/2025
Angelina Jolie đụng ý tưởng với Hà Hồ, lên đồ y hệt, ai đỉnh hơn?
Sao âu mỹ
20:45:11 21/05/2025
Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"
Netizen
20:43:10 21/05/2025
NSND Tự Long trong 'Mưa lửa': Chỉ vì chứng minh hát live mà tạo phốt cho tôi?
Hậu trường phim
20:40:19 21/05/2025
26 tuổi bất ngờ mang bầu, tôi sốc nặng khi bạn trai cũ nói một câu
Góc tâm tình
20:40:11 21/05/2025
Lương Thu Trang: Con trai không cho tôi 'đi thêm bước nữa'
Sao việt
20:36:54 21/05/2025