Chân dung Suthep Thaugsuban Lãnh đạo biểu tình Thái Lan
Biểu tình đòi lật đổ chính phủ ở Thái Lan đang leo thang và đã có dấu hiệu bạo động. Hôm 1/12, lãnh đạo của những cuộc biểu tình này là Suthep Thaugsuban đã yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải &’trả lại quyền lực cho nhân dân’ trong vòng hai ngày tới. Vậy Suthep Thaugsuban là ai và động cơ của ông ta là gì?
Theo Wikipedia, Suthep Thaugsuban sinh năm 1949 tại quận Phunphin , tỉnh Surat Thani, Thái Lan. Ông là người có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân Chủ suốt nhiều thập niên, từng làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Viễn thông, làm Phó Thủ tướng dưới thời Abhisit Vejjajiva từ 2008 đến 2011. Năm 2013, khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cân nhắc dự luật ân xá gây tranh cãi, ông Suthep đã rời đảng Dân Chủ để tập hợp những người phản đối cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và lãnh đạo các cuộc biểu tình đòi lật đổ chính phủ.
Nhiều bê bối
Trong sự nghiệp chính trị của mình, Suthep bị vướng vào khá nhiều bê bối. Năm 1995, ông bị cáo buộc giao đất cho người giàu trong một chương trình có mục tiêu giao đất cho người nghèo. Sự việc này khiến Thủ tướng Chuan Leekpai giải tán Hạ viện vào tháng 7/1995 để tránh một cuộc tranh luận bất tín nhiệm. Trong cuộc bầu cử tiếp theo, Đảng Dân tộc Thái đã giành được đa số, dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ do Đảng Dân chủ lãnh đạo của Chuan Leekpai.
Lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan Suthep Thaugsuban ở Bộ Tài Chính sau khi những người biểu tình chiếm nơi này hôm 26/11/2013.
Năm 2009, Suthep đã bị buộc tội vi phạm Hiến pháp Thái Lan khi giữ cổ phần trong một công ty truyền thông nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Theo Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan, các thành viên của Quốc hội bị cấm có cổ phần trong các công ty nhận được sự hỗ trợ của chính phủ.
Tháng 7/2009, Ủy ban bầu cử tuyên bố sẽ yêu cầu Tòa án Hiến pháp loại bỏ Suthep và 12 nghị sĩ Đảng Dân chủ khác vì vi phạm điều lệ trên. Suthep đã tổ chức một cuộc họp báo ngay ngày sau, thông báo quyết định từ chức khỏi Quốc hội. Hành động này đã giúp Suthep giữ được vị trí Phó thủ tướng và thành viên nội các. Ông cho biết lý do từ chức là nhằm giữ chức phó thủ tướng chứ không phải để thừa nhận là ông đã làm gì sai.
Năm 2010, Suthep là người ký lệnh giải tán các nhóm biểu tình “áo đỏ” ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin. Tám tuần biểu tình và trấn áp khi đó khiến gần 100 người thiệt mạng và khoảng 1.800 người bị thương. Đây là đợt trấn áp đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ của Thái Lan.
Video đang HOT
Biểu tình phản đối chính phủ tại Bangkok, Thái Lan.
Trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/7/2011, Đảng Dân chủ bị đánh bại. Suthep bước xuống làm tổng thư ký của đảng này. Khi chính phủ đảng Pheu Thai của Thủ tướng Yingluck Shinawatra nhậm chức vào ngày 9/8/2011, nhiệm kỳ phó thủ tướng của Suthep chính thức kết thúc.
Nổi loạn và “sẵn sàng chết”
Phong trào chống chính quyền bùng phát hồi tháng 10 sau khi Đảng Pheu Thai cân nhắc đạo luật ân xá có thể cho phép ông Thaksin về nước. Giữa tháng 11, Suthep chính thức từ chức nghị sĩ để tập hợp những người phản đối Thaksin và lãnh đạo các cuộc biểu tình.
Suthep kêu gọi bà Yingluck từ chức, thay chính quyền dân cử bằng một hội đồng không qua bầu cử. Suthep còn mạnh miệng tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực và chết cho trận chiến chính trị này.
Suthep nói: “Chúng tôi thích phương pháp hòa bình. Nhưng nếu không thành công, tôi sẵn sàng chết trên chiến trường. Người dân sẽ không từ bỏ cho đến khi quyền lực nhà nước nằm trong tay của họ”. Ông này khẳng định: “Sẽ không có đàm phán”.
Suthep đã từ chối tiến hành các cuộc bầu cử mới vì biết rằng Đảng Dân chủ đối lập chắc chắn sẽ bị thua.
Ông nhấn mạnh rằng không có tham vọng trở thành thủ tướng mà chỉ đang làm việc phải làm. Phát biểu với các phóng viên khi đang mặc một bộ đồ thông thường màu đen, ông nói: “Là một thành viên của Quốc hội, bạn sẽ được mặc một bộ comple và cà vạt, được làm việc trong một phòng máy lạnh. Khi bạn đứng lên và nói điều gì đó, mọi người đều hoan nghênh. Ở đây, bạn sẽ phải nói cho đến khi bạn không còn nói được nữa. Nhưng tôi đã quyết định rằng tôi sẽ làm việc ở đây vì người dân của đất nước này”.
Theo hãng tin Reuters, trong những năm qua, Suthep đã tạo lên cho mình một hình ảnh là một chính trị gia tài giỏi. Theo một tài liệu ngoại giao bị rò rỉ của Mỹ từ năm 2008, Suthep là người chuyên tạo ra &’những món hời’ cho đảng của mình. Tài liệu này cho biết: “Ông ta duy trì liên lạc với tất cả các phe phái, bao gồm cả quân đội. Ông ta được cho là đã liên lạc với cả Thaksin sau khi Thaksin bị lật đổ khỏi vị trí thủ tướng. Ông ta đã bác bỏ thông tin đã liên lạc với Thaksin”.
Cũng theo tài liệu bị rò rỉ này, Suthep thường làm những công việc &’không trong sạch’ cho Đảng Dân chủ Thái Lan: “Một số đảng viên Đảng Dân chủ đã nói với chúng tôi rằng ông ta (Suthep) đã thực hiện nhiều hành vi tham nhũng và phi đạo đức”.
Theo Infonet
Làn sóng đỏ tràn về thủ đô Thái Lan, bạo lực bùng phát
Bạo lực giữa những người ủng hộ và chống chính phủ Thái Lan đã bùng phát tại Bangkok hôm qua khiến ít nhất một người chết, 5 người bị thương trong bối cảnh phe áo đỏ bắt đầu tiến về thủ đô để bảo vệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
AP đưa tin những tiếng súng vang lên vào tối 30/11, khi một nhóm người chống chính phủ Thái Lan đụng độ những người thuộc phe áo đỏ. Anucha Romyanan, người phát ngôn của cảnh sát quốc gia, nói rằng một thanh niên 21 tuổi thiệt mạng bởi hai viên đạn và 5 người khác bị thương. Cảnh sát chưa tìm ra hung thủ của vụ xả súng.
Một người chống chính phủ Thái Lan tấn công một xe bus tai Bangkok hôm 31/11 vì nghi ngờ chiếc xe chở những người thuộc phe áo đỏ.
Vụ nổ súng này khiến dư luận lo ngại cuộc biểu tình của hai phe sẽ trở thành xung đột trong bối cảnh phe đối lập quyết tâm kết thúc chiến dịch lật đổ bà Yingluck bằng việc chiếm thêm nhiều trụ sở của chính phủ trong ngày 1/12.
Để đối phó với phe chống chính phủ, những người ủng hộ Yingluck từ các tỉnh đã bắt đầu tràn về Bangkok. Hơn 800 người thuộc phe áo đỏ tại tỉnh Phitsanulok, do nghị sĩ Niyom Changphinit thuộc đảng cầm quyền Pheu Thai dẫn đầu, đã tập trung tại sân vận động của tỉnh để tới thủ đô Bangkok bằng xe bus hôm 30/11. Hơn 50 xe bus đã xuất hiện đã đón họ, Bangkok Post đưa tin.
Kwanchai Praiphana, thủ lĩnh phe áo đỏ tại tỉnh Udon Thani tiết lộ rằng 20 xe khách sẽ đưa những người ủng hộ chính phủ tới thủ đô.
Khoảng 500 người áo đỏ đã lên 20 xe khách tại tỉnh Ubon Ratchathani để tới Bangkok. Ông Pichate Thabudda, người dẫn đầu đoàn biểu tình, nói rằng họ không có ý định trở về nhà sớm.
Những người ủng hộ chính phủ tại tỉnh Nakhon Ratchasima lên xe bus để tới Bangkok hôm 30/11.
Sompote Prasarthai, lãnh đạo phe áo đỏ ở tỉnh Nakhon Ratchasima, nói những người ủng hộ chính phủ trong tỉnh đang di chuyển tới thủ đô để bảo vệ nội các do dân bầu. Theo ông, khoảng 13.000 người từ 32 huyện của tỉnh Korat sẽ tới Bangkok bằng 40 xe bus, 60 xe tải và nhiều loại phương tiện cá nhân khác.
"Chúng tôi sẽ biểu tình hòa bình và không đụng độ với những người chống chính phủ", ông Sompote nói.
Dòng người từ các tỉnh Nakhon Phanom, Prachuap, Khiri Khan cũng đang tiến về Bangkok. Trong lúc những người chống chính phủ bao vây hoặc chiếm các cơ quan chính phủ, phe áo đỏ chỉ tập trung tại sân vận động Rajamangala ở thủ đô. Họ tuyên bố họ sẽ "bảo vệ nền dân chủ" tới khi làn sóng biểu tình của phe chống chính phủ chấm dứt.
Dưới sự chỉ đạo của cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, hôm nay phe những người biểu tình đã chiếm thêm nhiều trụ sở công quyền, bất chấp việc giới chức cảnh báo họ sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt nếu thực hiện những hành động phi pháp.
Nguyên nhân trực tiếp khiến phe chống chính phủ biểu tình là việc nội các của Thủ tướng Yingluck Shinawatra muốn quốc hội thông qua dự luật ân xá. Phe đối lập cho rằng nếu quốc hội phê chuẩn dự luật ân xá, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người sống lưu vong sau khi quân đội lật đổ ông vào năm 2006, sẽ có thể trở về nước.
Song một bộ phận thuộc phe áo đỏ cũng phản đối dự luật ân xá, bởi nó cũng giúp cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, chủ tịch đảng Dân chủ, và ông Suthep thoát khỏi trách nhiệm của họ trong vụ trấn áp biểu tình của phe áo đỏ vào năm 2010 khiến vài chục người chết.
Theo Tri Thức
Thủ tướng Thái Lan bỏ trốn ra nước ngoài? Hôm qua, khi hàng nghìn người biểu tình thuộc phe đối lập đe dọa chiếm trụ sở chính phủ tại Bangkok, có tin đồn cho rằng bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã phải tạm lánh nạn ra nước ngoài. Sáng nay khi thức giấc, người dân thủ đô Bangkok, Thái Lan sẽ tiếp tục nhìn thấy cuộc biểu tình bước sang ngày thứ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025