Chân lạnh – Đừng để chuyện nhỏ hóa to
Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu, lạnh chân là vấn đề thường gặp ở nhiều người, thậm chí còn rất trẻ, trong đó số bệnh nhân nữ cao gấp đôi bệnh nhân nam.
Mấy ai đến thầy thuốc vì lạnh chân?
Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu, lạnh chân là vấn đề thường gặp ở nhiều người, thậm chí còn rất trẻ, trong đó số bệnh nhân nữ cao gấp đôi bệnh nhân nam. Tuy nhiên, rất ít khi thầy thuốc lưu tâm đến chuyện này, phần do người bệnh thường gõ cửa vì lý do khác, phần do thầy thuốc dễ tập trung vào chuyện phức tạp khác, thay vì thắc mắc tại sao bàn chân người bệnh lạnh ngắt dù ngoài trời nóng bức. Ngay cả nhiều phụ nữ cũng xem thường triệu chứng này vì bệnh tuy có gây khó chịu nhưng trước mắt không nghiêm trọng.
Chân không vô cớ mà lạnh
Lạnh chân là dấu hiệu cho thấy tình trạng giảm thiểu tuần hoàn ngoại vi ở bàn chân, đặc biệt ở lòng bàn chân, nơi vừa dễ cảm nhận kích ứng từ môi trường bên ngoài, vừa dễ thiếu máu vì chịu áp lực của sức nặng cơ thể, chứ không chỉ có ý nghĩa bệnh lý cục bộ và đơn giản như quan điểm hời hợt của nhiều người. Trên thực tế bao giờ cũng có mối liên hệ mật thiết giữa triệu chứng lạnh chân và nhiều bệnh lý khac như huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, viêm tĩnh mạch, bội nhiễm trên đường tiết niệu, dị ứng… Nói cách khác, lạnh chân là dấu hiệu phản ánh gián tiếp của tình trạng sức đề kháng đã giảm sút ở mức độ đáng ngại.
Chân càng lạnh người càng yếu
Nếu thầy thuốc Đông y xem lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều vùng phản xạ đa năng thì thầy thuốc Tây y cũng đồng ý là kích ứng ghi nhận từ lòng bàn chân có tác dụng đòn bẩy cho nhiều phản ứng nội tiết và thần kinh. Người ta đã chứng minh là chỉ cần lòng bàn chân bị lạnh trong vòng nửa giờ thì nhiệt độ trong vùng hầu họng giảm mất hai độ bách phân, đi kèm với tình trạng thiếu dưỡng khí trong vùng thanh quản do hiện tượng co mạch cục bộ. Đó là điều kiện thuận lợi để nhiều loại siêu vi, vi khuẩn, nấm mốc… có cơ hội phát triển. Vì thế, không khó hiểu khi quý cô phải ngồi bó gối suốt buổi trong văn phòng máy lạnh, hay người nông dân phải dầm chân nhiều giờ trong nước, là đối tượng dễ bị viêm họng, viêm xoang.
Video đang HOT
Đừng xem thường chuyện nhỏ!
Chuyện rõ ràng là nhỏ nhưng dễ hóa to là vì nhiều người quên áp dụng một số biện pháp tương đối đơn giản, như:
- Thay vớ ẩm ướt thay vì chịu trận cho đến hết ngày.
- Thỉnh thoảng xoa bóp bàn chân, đặc biệt là 1/3 trước của lòng bàn chân và các đầu ngón chân, ngay khi có cảm giác ớn lạnh càng tốt.
- Tập đứng trên mười đầu ngón chân trong giờ nghỉ giải lao. Không cần lâu hơn một phút. Đừng thái quá vi chân vẫn lạnh lại thêm vọp bẻ!
- Ngâm chân trong nước ấm 10 phút mỗi tối, ngay sau giờ làm việc càng tốt.
- Thoa dâu khuynh diệp, bạc hà, tràm… loại nào cũng được trên lòng và lưng bàn chân rồi dùng máy sấy tóc hay đèn hồng ngoại hơ ấm cho dầu thấm qua da.
- Tăng các gia vị có tác dụng thông mạch theo câu vè “Nói hành, nói tỏi, văn nghệ, văn gừng” trong khẩu phần thường ngày.
- Đến thầy thuốc để được điều trị theo nguyên nhân nếu chân bị lạnh thường xuyên.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
(Trung tâm Điều trị oxy cao áp, TP.HCM)
PNO
Stress cỡ nào?
Với cuộc sống căng thẳng hiện nay, liệu mấy ai tránh được khỏi than khổ vì stress?
Khó ở điểm là mấy ai biết mình đã thua đậm đến thế nào vì biểu hiện bệnh lý do stress vừa đa dạng lại thêm thay đổi tùy theo tính cảm ứng của mỗi đối tượng. Đúng là chuyện chẩn đoán không hẳn lúc nào cũng xuôi chèo mát mái.
Tuy vậy, cũng không mù mờ đến độ bị stress gần chết mà vẫn chưa biết. Một cách tương đối cũng có thể đánh giá xem ta và "địch" ai mạnh hơn ai, bằng cách dựa vào các dấu hiệu bệnh lý.
Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, các triệu chứng dưới đây là dấu hiệu báo động thường được ghi nhận ở người thất thế với stress:
Ngủ dễ nhưng chỉ được ít giờ rồi thức trắng
- Mệt mỏi thường xuyên, nhất là sáng sớm, dù không thiếu ngủ, nhiều khi thừa là khác.
- Khó tập trung tư tưởng khi cần suy luận.
- Trầm uất mặc dù không có lý do chính đáng, thậm chí cả khi đang thành đạt.
- Đau cơ tuy không hề vận động thái quá.
- Viêm họng nhưng không bội nhiễm.
- Đau đầu nhiều hơn 8 ngày trong tháng với khuynh hướng huyết áp thấp.
- Mất ngủ dưới dạng ngủ dễ nhưng chỉ được ít giờ rồi thức trắng.
- Sốt nhẹ dai dẳng về chiều không rõ nguyên nhân, dù đã được tầm soát bệnh bội nhiễm.
- Viêm hạch không rõ lý do, chủ yếu là hạch dưới hàm.
- Đau khớp dưới dạng nay khớp này mai khớp khác.
- Ho dai dẳng mặc dù đã thử đủ loại thuốc ho.
- Đãng trí, nhất là hay quên chuyện mới xảy ra.
- Lo sợ vô cớ đi kèm với ác mộng.
- Liệt dương với tình trạng suy giảm ham muốn một cách đột phát.
- Giảm thị lực với khuynh hướng tăng áp lực nội nhãn, dù còn rất trẻ.
Mệt mỏi thường xuyên, nhất là sáng sớm
Độc giả sau khi dựa vào bảng hướng dẫn nêu trên, nếu nhận thấy mình có thừa điều kiện để tham gia chương trình "đồng hành cùng stress" thì nên liệu tìm đến thầy thuốc cho sớm để chẩn đoán bệnh do stress (tuy không quá dễ dàng như "quét nhà ra rác" nhưng cũng không nhiêu khê đến độ phải trông cậy vào may rủi).
Việc định bệnh hoàn toàn khả thi nếu thầy thuốc ngay từ đầu đừng quên vai trò không thể chối cãi của stress trong cuộc sống hiện nay.
Nói vậy nhưng cần thêm một điều kiện mới: Gặp thầy mát tay. Đó là khi thầy thuốc cũng chưa là nạn nhân của ... stress.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
NLĐ
Ngồi một chỗ, bệnh ắt đến! Không dễ thay đổi thói quen khi cuộc sống văn minh khiến con người làm biếng vận động. Biết là doanh nhân với công việc bề bộn đương nhiên không thể là vận động viên leo núi. Nhưng ngồi yên đồng nghĩa với việc chờ bệnh đến gõ cửa. Ngược lại, mượn tác dụng tiêu hao năng lượng qua vận động của bắp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt

Thải độc bằng nước cốt chanh: Lợi bất cập hại

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị

Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây

4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm

Thời điểm không nên uống nước đậu đen rang? Ai không nên uống nước đậu đen rang?

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não

Hồi sinh bệnh nhi đuối nước từ cửa tử
Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Thái Hòa đột quỵ liệt nửa người: Nằm một chỗ suốt nửa năm, sống nương nhờ vì không có tiền chữa trị
Sao việt
06:23:46 09/05/2025
Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới
Thế giới
06:04:51 09/05/2025
Các thực phẩm hàng ngày phù hợp từng mệnh 12 con giáp, ăn trong tiết Lập Hạ này sẽ tăng vượng khí, sức khỏe
Ẩm thực
06:00:22 09/05/2025
"Chị gái Son Ye Jin" nổi tiếng khắp châu Á: Biểu tượng nhan sắc Hàn Quốc đời đầu, giờ biến mất như chưa từng tồn tại
Hậu trường phim
05:56:19 09/05/2025
Phim 18+ Nhật Bản gây sốc nhất cuối thế kỷ 20: Khán giả bị lừa, bỏ chạy giữa rạp
Phim châu á
05:55:10 09/05/2025
Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc
Lạ vui
05:50:24 09/05/2025
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025
Sao thể thao
05:49:39 09/05/2025
Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu
Góc tâm tình
05:08:02 09/05/2025
Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025