Chào hàng xóm: NASA vừa tiết lộ bằng chứng quan trọng cho thấy sự sống ngoài Trái đất đang tồn tại ở ngay trong Hệ Mặt trời
Và nơi có sự sống là Enceladus – Mặt trăng của sao Thổ, nơi có cả một đại dương đầy nước.
Câu chuyện đi tìm người ngoài hành tinh của loài người vẫn chưa khi nào hết nóng hổi. Qua thời gian, con người đã nhắm được rất nhiều ứng viên có khả năng duy trì sự sống. Trong đó, có cả những địa điểm nằm ngay trong hệ Mặt trời, bao gồm sao Hỏa, Europa – mặt trăng của sao Mộc, và Enceladus – mặt trăng của sao Thổ.
Đặc biệt nhất trong 3 ứng viên này là Enceladu. Khoa học đã xác nhận được rằng dưới bề mặt băng giá của Enceladus là một đại dương khổng lồ, có khi còn nhiều nước hơn cả Trái đất. Thông qua các lỗ trên bề mặt, Enceladus phát ra những cột nước cao khủng khiếp, bắn thẳng vào vũ trụ.
Mặt trăng của sao Thổ Enceladus
Nói cách khác, trên Enceladus có nước lỏng – một trong các điều kiện quan trọng để duy trì sự sống. Và mới đây, các nhà khoa học của NASA còn hé lộ một bằng chứng khác cho thấy vệ tinh này có khả năng tồn tại sự sống ở đó.
Cụ thể, các dữ liệu mới của NASA cho thấy có sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ trong cột nước mà Enceladus bắn ra ngoài vũ trụ. Chúng có chứa nitrogen (ni-tơ) và oxy – những thành phần quan trọng để tạo ra acid amin với vai trò làm nền tảng để xây dựng các khối protein. Dành cho những ai chưa biết thì nếu không có protein, sự sống trên Trái đất ngày nay cũng không thể tồn tại.
Trên thực tế, khoa học từ lâu đã tỏ ra nghi ngờ đại dương bên dưới bề mặt Enceladus có thể nuôi dưỡng sự sống. Họ đã xác nhận được các phân tử hữu cơ có xuất phát từ vệ tinh này, nhưng đây là lần đầu tiên tìm ra dấu vết cho thấy chúng hòa tan được trong nước.
Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng, vì điều này chứng tỏ rằng sâu dưới lòng đại dương có các phản ứng hóa học để tạo ra acid amin.
Video đang HOT
“Nghiên cứu cho thấy đại dương trên Enceladus có những thành phần nền của acid amin, và nó tạo ra một tia hi vọng cho việc tìm kiếm khả năng duy trì sự sống của vệ tinh này,” – Frank Postberg, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Khả năng có các ống thủy nhiệt, nơi tạo ra sự sống
Như đã nêu, trên Enceladus có các rãnh nứt giải phóng những cột nước khổng lồ bắn thẳng vào vũ trụ. Các rãnh nứt này có nhiệt độ cao hơn phần còn lại của vệ tinh.
NASA cho biết, họ đã phân tích dữ liệu của các cột nước này, tìm ra một số hợp chất hữu cơ mới có chứa nitrogen và oxy. Chúng hòa tan trong nước, sau đó bay hơi theo nước, ngưng tự và đóng băng trên bề mặt. Những cột nước này bị thổi vào vũ trụ, và được tàu thăm dò Cassini của NASA thu thập được khi bay ngang qua.
Ảnh minh họa về các ống thủy nhiệt của Enceladus
Những hợp chất này chính là một dấu hiệu nữa cho thấy Enceladus đang trải qua một giai đoạn kiến tạo sự sống tương tự như trên Trái đất.
Ở hành tinh của chúng ta, sâu dưới lòng đại dương, nước biển trộn lẫn với magma nóng tạo ra các bong bóng dưới đáy biển – chính là các lỗ thủy nhiệt, có thể mang nhiệt độ lên tới 370 độ C.
Các ống thủy nhiệt này phát ra nước rất nóng giàu hydro, kích hoạt các phản ứng thay đổi hợp chất hữu cơ thành acid amin. Các acid amin sau đó gắn với nhau – giống như khi chơi LEGO vậy – để tạo ra protein, thành phần quan trọng nhất để kiến tạo sự sống.
Sự sống ở đây sẽ tồn tại trong bóng tối
Quá trình này được tạo ra mà không cần có sự trợ giúp từ Mặt trời. Đây là một đặc điểm rất quan trọng , vì bề mặt băng của Enceladus có tính phản xạ rất cao, khiến lượng ánh sáng ít ỏi mà vệ tinh này nhận được bị đẩy ngược về vũ trụ. Nói cách khác, sự sống trên vệ tinh này, nếu có, sẽ phát triển trong bóng tối.
“Nếu gặp điều kiện phù hợp, các phân tử dưới lòng đại dương trên Enceladus sẽ có những phản ứng tương tự như ở Trái đất vậy,” – Nozair Khawaja, chủ nhiệm nghiên cứu cho biết. “Chúng ta vẫn không biết liệu acid amin có thực sự cần thiết để tạo ra sự sống ngoài Trái đất, nhưng phát hiện này là một mảnh ghép quan trọng để giải mã câu đố ấy.”
Hồi năm 2018, nhóm nghiên cứu của Khawaja đã tìm ra các phân tử hữu cơ tương tự như lần này, nhưng chúng không hòa tan trong nước. Giả thuyết được đặt ra là chúng đã bốc hơi và đóng băng lại trên bề mặt của vệ tinh.
Để có được phản ứng tại các ống thủy nhiệt, các hợp chất hữu cơ cần phải được hòa tan vào nước, từ đó tạo ra sự sống. Và chỉ đến giờ phút này, khoa học mới tin chắc rằng hợp chất hữu cơ trên Enceladus làm được chuyện đó.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học hàng tháng của Hội thiên văn học Hoàng gia .
Theo Helino
Xuyên suốt lịch sử, con người chưa bao giờ phải sống trong bầu không khí như hiện nay
Con người đã chính thức bước vào một lãnh thổ chưa từng được khám phá. Trong khoảng 2,5 triệu năm sống trên Trái đất, loài người chưa bao giờ sống trong bầu không khí như hiện nay.
Theo Science Alert, nghiên cứu mới về đất cổ hiện đã xác nhận lượng carbon dioxide trong 60 năm qua đang ở mức cao nhất mà chúng ta từng trải qua trong lịch sử loài người.
Trong suốt toàn bộ kỷ nguyên Pleistocene - bắt đầu từ 2.580.000 năm trước - các tác giả nhận thấy nồng độ trung bình của khí CO2 là khoảng 250 phần triệu (ppm).
Tuy nhiên, trong sáu mươi năm qua, sự nhất quán đó đã nhanh chóng biến đổi. Ngày nay, phát hiện cho thấy, nồng độ CO2 trên hành tinh chúng ta lần đầu tiên đạt tới mức 415 ppm sau 2,5 triệu năm.
"Theo nghiên cứu này, lần đầu tiên từ thời Homo erectus, có niên đại từ 2,1 đến 1,8 triệu năm trước, cho đến năm 1965, chúng ta đã sống trong một môi trường nồng độ carbon dioxide thấp - nồng độ dưới 320 ppm", nhà địa chất học Yige Zhang của Đại học Texas A & M giải thích.
"Vì vậy, môi trường carbon dioxide cao hiện nay không chỉ là một thử nghiệm cho khí hậu và môi trường - nó còn là một thử nghiệm cho chính chúng ta".
Nồng độ CO2 trong không khí đang ở mức 415 ppm, mức cao nhất sau 2,5 triệu năm qua
Để tìm ra tương lai chúng ta sẽ ra sao, trước tiên chúng ta phải quay ngược về quá khứ. Nghiên cứu về khí hậu trong quá khứ, Zhang nói, có thể cung cấp một số thông tin và giúp chúng ta có thể điều hướng tương lai của mình.
Các nhà khoa học khí hậu thường nghiên cứu các lõi băng để hiểu về các kỷ lục mức độ CO2 trong lịch sử bầu khí quyển. Nhưng những mẫu này chỉ đúng ở giới hạn hàng trăm ngàn năm chứ không phải hàng triệu năm.
Để đi sâu hơn vào lịch sử Trái đất, Zhang và các đồng nghiệp đã chuyển sang tìm hiểu đất. Là một phần tự nhiên của chu trình carbon trên Trái đất, đất tạo ra carbonate khi nó được hình thành và những dấu vết nhỏ bé này có thể hữu ích, giúp các nhà khoa học tìm ra chỉ số của khí hậu trong quá khứ.
Phân tích carbonate trong đất hóa thạch từ Cao nguyên hoàng thổ ở Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã có thể tái tạo lại lượng CO2 từ hàng triệu năm trước.
"Cao nguyên hoàng thổ là một nơi đáng kinh ngạc để tìm hiểu về gió, sự tích tụ của bụi và đất", Zhang nói.
Mặc dù carbonate đất chỉ là một phần khí hậu cổ đại, kết quả từ Cao nguyên hoàng thổ dường như phù hợp với các ước tính khác, được thực hiện bằng cách sử dụng lõi băng và hồ sơ băng xanh.
Tuy nhiên, Zhang và nhóm của ông vẫn không hài lòng. Họ có kế hoạch cải tiến các kỹ thuật phân tích đất để cải thiện ước tính của họ hơn nữa, có khả năng sử dụng kỹ thuật này trên đất có tuổi đời 23 triệu năm.
"Quá khứ là chìa khóa cho tương lai của chúng ta", Zhang nói.
"Trái đất có một lịch sử lâu dài, và rất nhiều thứ từ khí hậu, cuộc sống và môi trường đã thay đổi. Vì vậy, vấn đề rất quan trọng khi chúng ta tìm hiểu về quá khứ và có thể dự đoán tương lai".
Theo VN Review
Bí ẩn đáy hồ Constance: 'thủy cung' ma quái xây bởi... người đồ đá? Một thứ kỳ dị, trông như một phần thủy cung trong thần thoại bị bỏ hoang, xây từ thời đồ đá 5.500 năm trước đã khiến các nhà khảo cổ hoang mang. Trong quá trình khảo sát hồ Constance ở Bắc Âu, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những cấu trúc đá vô cùng khó hiểu dưới đáy hồ. Nhiều viên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc

Người hầu gái trở thành nhà thiên văn học

Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản

Chủ căn nhà 1.000 m không chịu di dời dù được bồi thường hơn 5,8 tỷ đồng, tuyên bố: "Chúng tôi muốn số tiền bồi thường cao gấp đôi"

Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ

Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê

Một nguồn năng lượng đang nằm im dưới chân chúng ta - và nó có thể nuôi sống nhân loại trong 170.000 năm

"Báu vật khác thường" tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới: Có thể thay đổi tương lai nhân loại

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?
Có thể bạn quan tâm

G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?
Sao châu á
23:12:37 24/05/2025
Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện
Tin nổi bật
23:09:18 24/05/2025
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?
Sao âu mỹ
23:09:03 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nga - Ukraine tấn công "ăn miếng, trả miếng": Hỏa lực rung chuyển bầu trời
Thế giới
23:00:42 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Tranh cãi chuyện khách mua cua gạch phải tốn thêm 200.000 đồng mua dây buộc
Netizen
22:56:12 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
Sao việt
22:32:31 24/05/2025