Châu Á nắng nóng chưa từng thấy
Châu Á đang trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp, với hàng trăm kỷ lục về nhiệt độ đồng loạt bị phá, đặc biệt ở Đông Nam Á và Nam Á.
Reuters tuần rồi dẫn cảnh báo của các nhà khoa học khí hậu rằng thế giới có thể phá vỡ kỷ lục trung bình về nhiệt độ trong năm 2023 hoặc 2024. Tình hình sẽ còn tệ hơn với sự tiếp sức của biến đổi khí hậu cũng như sự quay lại của hiện tượng El Nino.
Người dân chật vật trong bão bụi và thời tiết nóng bức ở Prayagraj ( Uttar Pradesh, Ấn Độ) hôm 18.4. Ảnh AFP
Những kỷ lục “phát sầu”
Theo thống kê của Financial Times, châu Á chỉ mất 8 năm gần đây nhất để phá vỡ hơn 1/3 số kỷ lục quốc gia về nắng nóng, và trong tháng 4 có hơn 12 quốc gia ở châu lục này trải qua cái nóng khủng khiếp. Sử gia về thời tiết Maximiliano Herrera, hiện ở Bangkok (Thái Lan), gọi những gì vừa xảy ra là “đợt nắng nóng tháng 4 kinh khủng nhất trong lịch sử châu Á”, và tình hình đặc biệt gây quan ngại ở Thái Lan.
Thông thường, tháng 4 và 5 là những tháng nóng nhất ở Thái Lan. Tuy nhiên, lần đầu tiên nhiệt độ ở Thái Lan vượt ngưỡng 45 độ C, theo tờ The Washington Post. Tỉnh Phetchabun của nước này cũng ghi nhận nhiệt độ kỷ lục 43,5 độ C. Trong khi đó, tại Myanmar, Kalewa chứng kiến nhiệt độ kỷ lục 44 độ C hôm 17.4. Lào cũng trở thành quốc gia mới nhất phá kỷ lục về nhiệt độ, bao gồm 42,7 độ C ở Luang Prabang, 41,5 độ C ở Phonhong, 41,4 độ C ở Vientiane và 41,6 độ C ở Sayaboury. Tờ The Guardian dẫn thông tin từ chuyên gia khí tượng Herrera cho biết tỉnh Sơn La của VN cũng ghi nhận mức nhiệt độ kỷ lục là 38 độ C trong tháng 4.
Cả thế giới có thể nóng kỷ lục trong năm nay vì El Nino trở lại
Còn ở Trung Quốc, hàng trăm trạm khí tượng công bố kết quả đo đạc cho thấy nước này đang trải qua tháng 4 nóng nhất. Cụ thể, 109 trạm quan trắc khí tượng ở 12 tỉnh đồng loạt phá kỷ lục cao nhất lịch sử tháng 4. Trong khi đó, dù Nam Á vẫn chưa phá kỷ lục về nhiệt độ trong tháng 4, Pakistan, Ấn Độ, Nepal đều chứng kiến nhiệt độ hơn 40 độ C kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Đài CNN dẫn thông tin từ Cơ quan Khí tượng Ấn Độ, 48 trạm quan trắc ghi nhận nhiệt độ hơn 42 độ C ngày 18.4. Ở Bangladesh, nhiệt độ lên đến 43 độ C tại Ishurdi.
Nhiệt độ cao bất thường cũng xảy ra ở Trung Á, bao gồm Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. Trong đó, Turkmenistan đạt nhiệt độ cao nhất trong lịch sử tháng 4 với 42,2 độ C.
Nước đá bán chạy vì thời tiết quá nóng ở Bangkok (Thái Lan) hôm 25.4. Ảnh AFP
Trắng đêm vì quá nóng
Tại Thái Lan, cái nóng trên thực tế phải cao hơn thông số đo từ nhiệt kế. Chẳng hạn, Bangkok ghi nhận 42 độ C vào ngày 22.4, nhưng cơ quan thời tiết quốc gia Thái Lan cảnh báo cái nóng trên thực tế phải lên đến 54 độ C vì phải tính toán tác động từ độ ẩm cao. Giới hữu trách kêu gọi người dân cảnh giác trước nguy cơ say nắng và tránh những hoạt động ngoài trời trong thời gian này, báo The Nation đưa tin.
Thế giới hiện nóng nhất kể từ thỏa thuận Paris
Reuters dẫn báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố hôm 21.4 xác nhận thế giới đang trong giai đoạn nóng nhất kể từ khi giới lãnh đạo toàn cầu nhất trí thông qua Thỏa thuận Paris về khí hậu vào năm 2015. Tám năm liên tục, từ 2015 – 2022, cũng là 8 năm nóng kỷ lục trên toàn cầu. WMO cho hay nếu không có hiện tượng La Nina trong 3 năm qua, tình hình thời tiết có lẽ còn tệ hại hơn.
Giảng viên Friederike Otto của Trường Cao đẳng Hoàng gia London (Anh), cảnh báo sự trở lại của El Nino có thể đẩy mọi thứ đến ngưỡng càng cực đoan hơn, bao gồm các đợt nóng dữ dội, hạn hán, cháy rừng.
Không ít quốc gia áp dụng biện pháp cho học sinh tạm thời nghỉ học nếu thời tiết nóng quá mức, trong số này có Ấn Độ, Philippines. Ít nhất 2 bang Ấn Độ là Tripura và Tây Bengal cho học sinh nghỉ trong tuần trước khi nhiệt độ tăng hơn 5 độ C so với mức bình thường. Còn ở Philippines, Bộ Giáo dục nước này nhắc nhở các hiệu trưởng phải đưa ra quyết định nhanh chóng nếu phát hiện thời tiết nóng quá mức. Vùng thủ đô Manila hôm 20.4 ghi nhận nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử tháng 4 là 36,2 độ C.
Giữa cái nóng vượt sức chịu đựng, một số khu vực ở miền đông Ấn Độ và Bangladesh còn chứng kiến tình trạng cắt điện vì thiếu năng lượng do thời tiết cực đoan. Sky News dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Bangladesh Nasrul Hamid nhắc nhở về “nỗi thống khổ không thể thốt thành lời” do trời quá nóng. Nhu cầu sử dụng năng lượng tăng vọt dẫn đến tình trạng thiếu điện, ông cho biết. Hiện vẫn chưa có cách giải quyết tình trạng này, và vì thế không ít người dân tiếp tục chịu đựng những đêm không ngủ vì cúp điện.
Báo The Straits Times hôm 20.4 đưa tin ít nhất 13 người tử vong do nắng nóng ở bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ, sau khi tham dự sự kiện thu hút hơn 1 triệu người hôm 16.4. Ở Philippines, gần 150 học sinh ở tỉnh phía nam Manila gặp vấn đề sức khỏe khi trường học cúp điện. Hai người ở Thái Lan cũng tử vong vì nắng nóng trong tháng 4, theo CNA.
Miền trung Việt Nam cao điểm nắng nóng có thể đến 45 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm qua 25.4, ở Nam bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35 – 37 độ C, có nơi trên 37 độ C như: Biên Hòa (Đồng Nai) 37,6 độ C, Đồng Phú (Bình Phước) 37,1 độ C…
Trong 1 – 2 ngày tới, khu vực này tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Khu vực Tây nguyên có nắng nóng cục bộ. Từ ngày 28.4 nắng nóng ở Nam bộ giảm dần.
Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng thủy văn, cho biết tình trạng nắng nóng gay gắt hiện nay do áp thấp nóng từ khu vực Nam Á mở rộng sang VN. Áp thấp nóng này tạo ra các đợt gió mùa mang theo hơi nóng kéo dài từ nay đến tháng 8 và nóng cực điểm vào tháng 7. Cùng với xu thế thời tiết chuyển sang trạng thái El Nino, nguy cơ sẽ làm cho các đợt nắng nóng này thêm gay gắt.
Từ nay đến tháng 8, ở 3 miền đất nước sẽ hình thành 3 kiểu thời tiết khác nhau. Miền Bắc thông thường mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 kéo dài đến hết tháng 9 với những ngày mưa xen giữa những ngày nắng nóng dữ dội. Miền Nam cũng vào mùa mưa nhưng do chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên mang đặc trưng sáng nắng chiều mưa. Hiện tại, cao điểm nắng nóng sắp qua và trong những ngày cuối tháng sẽ xuất hiện nhiều hơn các đợt mưa giông chuyển mùa giúp giải nhiệt nắng nóng. Sau đó, vẫn còn một vài đợt nắng nóng với cường độ nhẹ hơn và ít ngày hơn trước khi vào mùa mưa.
Đáng chú ý là miền Trung, thường nắng nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 và cao điểm vào tháng 7. Nhưng năm nay nắng nóng đến sớm khi mới vào tháng 4 một số nơi nhiệt độ đã 38 – 39 độ C. Tại miền Trung, nắng nóng do hiệu ứng phơn vào giai đoạn cao điểm thường lên đến 41 – 42 độ C; với xu hướng nắng nóng hiện nay, cao điểm tháng 7 ở miền Trung có thể nắng nóng đến 44 – 45 độ C.
Nhiều nơi tại châu Á 'vật lộn' với cái nóng kỷ lục của tháng 4
Một đợt nắng nóng kỷ lục của tháng 4 đang "thiêu đốt" Nam và Đông Nam Á.
Một phụ nữ che ô tránh nắng tại Bangkok, Thái Lan ngày 22/4. Ảnh: AP
Tờ Strait Times (Singapore) đưa tin các nhà khí tượng học đã ghi nhận mức nhiệt lên tới 45 độ C ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và 42 đến 43 độ C ở Bangladesh, Lào, Nepal và Trung Quốc. Đây là nhiệt độ mà hầu hết các quốc gia này chưa từng trải qua vào tháng 4 trong nhiều thập niên.
Các lưới điện đối mặt với nguy cơ quá tải trong khi người nông dân lo lắng về mùa vụ thất bát. Nhà khí hậu học kiêm nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera đăng trên trang Twitter cá nhân rằng châu Á đang trải qua "đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất" trong lịch sử. Ông cảnh báo: "Nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn".
Nhiều nhà khí hậu học và nhà khoa học đánh giá đây mới chỉ là khởi đầu của một đợt khô hạn kéo dài có nguy cơ trầm trọng hơn do hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tấn công vào cuối năm 2023. Họ cảnh báo châu Á sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho những ngày thậm chí còn nóng hơn ở phía trước.
Tại Philippines, nơi nhiệt độ đạt mức 37 độ C, đã có gần 150 học sinh cấp hai tại một tỉnh miền Nam đã bị say nắng do trường học mất điện. Trong đó có 7 em bị ngất và 2 em phải đưa đến bệnh viện. Mỗi lớp học tại đây thường có đến 60 học sinh và chỉ có quạt điện để làm mát.
Nắng nóng cực độ đã khiến giới chức Thái Lan cảnh báo người dân nên ở trong nhà. Cục Khí tượng Thái Lan ngày 22/4 dự báo nhiệt độ cao nhất trong 24 giờ tới có thể lên tới 43 độ C ở phía Bắc nước này và có thể đạt 40 độ C ở thủ đô Bangkok. Nhiệt độ cao nhất vào hôm 22/4 là ở tỉnh Phetchabun với mức 42,5 độ C.
Tại Yangon ở Myanmar, tài xế taxi Ko Thet Aung (42 tuổi), cho biết ông phải dừng lái xe khi Mặt Trời lên cao. Ông chia sẻ với hãng thông tấn AFP (Pháp): "Tôi không thể lái xe nếu nhiệt độ quá nóng vào ban ngày". Thị trấn Kalewa ở Tây Bắc Myanmar cũng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong tháng 4 là 44 độ C.
Một người lái xe taxi uống nước trong buổi chiều nóng nực tại Kolkata (Ấn Độ). Ảnh: Shutterstock
Nhu cầu điện tăng cao đã gây "căng thẳng" cho lưới điện ở một số quốc gia như Bangladesh. Ông Munna Khan sống tại thị trấn Ashulia, ngoại ô thủ đô Dhaka, cho biết: "Thật khó để chúng tôi ngủ vào ban đêm khi không có điện". Đã có hàng trăm người dân tụ tập tại Dhaka để cầu mưa.
Ấn Độ cũng đang cảnh báo về tình trạng mất điện do việc sử dụng máy điều hòa không khí và máy bơm tưới tiêu ngày càng tăng. Vào ngày 18/4, có đến 6 thành phố tại Bắc và Đông Ấn Độ ghi nhận mức nhiệt trên 44 độ C, trong khi thủ đô New Delhi cũng đạt mức 40,4 độ C. Nhiệt độ cao đã buộc nhiều trường học tại một số bang ở Ấn Độ đóng cửa.
Truyền thông địa phương tại Trung Quốc đưa tin mức nhiệt độ kỷ lục của tháng 4 đã được ghi nhận tại nhiều địa điểm trong đó có Thành Đô, Chiết Giang, Nam Kinh, Hàng Châu.
Trong tuần qua, Luang Prabang tại Lào cũng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 42,7 độ C.
Một số quốc gia khác ở châu Á cũng ghi nhận nhiệt độ tăng vọt đạt mức kỷ lục của tháng 4. Một ví dụ là nhiệt độ tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) đã lên mức 30,2 độ C. Nhiệt độ cao bất thường trong tháng 4 cũng được ghi nhận ở Trung Á. Trong đó có Kazakhstan với 3,6 độ C tại Taraz, đây là mức kỷ lục của tháng 4 ở nước này. Turkmenistan và Uzbekistan cũng gặp tình trạng tương tự.
Giữa đợt nóng gay gắt, công ty Nhật Bản ra mắt gói bảo hiểm chống say nắng Khi nhiệt độ đang tăng cao chưa từng thấy từ châu Âu đến châu Á, một số công ty bảo hiểm Nhật Bản đã bắt đầu bán các gói sản phẩm bảo vệ những người bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng. Nhật Bản vừa trải qua tháng 6 nóng nhất kể từ năm 1875. Ảnh: Reuters Sompo và Sumitomo là hai trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

FBI treo giải 10 triệu USD truy lùng nhóm tin tặc nguy hiểm

Tỉ phú Elon Musk mất 11 triệu người dùng X chỉ trong vài tháng

Ông Trump: Mỹ thu về hơn 350 tỷ USD từ thỏa thuận khoáng sản với Ukraine

Đề nghị đặc biệt của ông Zelensky trong 15 phút gặp ông Trump

Ông Trump thừa nhận rủi ro trong chính sách thuế quan

EU chuẩn bị "kế hoạch B" nếu Mỹ từ bỏ đàm phán về Ukraine

Ông Putin: Tàn quân Ukraine kẹt Kursk xin đường rút

Cách giảm choleterol ngăn ngừa bệnh tim

Ông Trump tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại tiềm năng với 3 nước châu Á

Ukraine điều máy bay giúp Israel dập cháy rừng

Trung Quốc lên tiếng tại WTO về thuế quan

Mỹ nêu 22 điều kiện tiên quyết chấm dứt xung đột, Ukraine đồng ý
Có thể bạn quan tâm

9 món ăn, uống làm tốc độ lão hóa chậm lại
Làm đẹp
09:01:12 02/05/2025
Vợ chồng đi du lịch quên tắt điều hòa, hàng xóm khổ sở xử lý hậu quả
Netizen
09:00:39 02/05/2025
Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng
Tin nổi bật
08:48:21 02/05/2025
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
Sức khỏe
08:39:48 02/05/2025
Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công
Thế giới số
08:34:25 02/05/2025
Đối thủ của Ranger và Triton đang được "xả kho", giảm gần 100 triệu đồng
Ôtô
08:31:42 02/05/2025
Con kiến đập mãi không chết của showbiz
Hậu trường phim
08:15:10 02/05/2025
Chiêu "lùa gà, bắt cả đàn" của chủ sàn tiền ảo
Pháp luật
08:13:05 02/05/2025
Hoa hậu Việt kết hôn 3 lần thừa nhận đang bị khủng hoảng
Sao việt
08:10:25 02/05/2025
Fan khen Maguire rê bóng khó lường như Yamal
Sao thể thao
08:09:34 02/05/2025