Châu Á – TBD sẽ trở thành chiến trường khốc liệt Trung – Mỹ?
Không có nghi ngờ gì về việc leo thang căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông khi cả hai cường quốc này đều cố gắng tranh giành sự kiểm soát tuyến đường biển chiến lược.
Những báo cáo gần đây của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc về chiến lược châu Á đã ngày càng cho thấy rõ ràng trọng tâm những nỗ lực điều chỉnh sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai đang tập trung về khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Trung Quốc đang trỗi dậy được xem như một kẻ thù mới của Mỹ.
Ngay từ mùa xuân năm 2001, chính quyền Tổng thống Bush đã xem xét lại chiến lược chính sách quân sự toàn cầu của Mỹ được chuẩn bị bởi Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Các tài liệu nghiên cứu của Mỹ kết luận rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở thành tâm điểm quan trọng nhất của việc triển khai quân sự của Mỹ.
Xe quân sự Mỹ tham gia tập trận chung với quân đội Philippines
Tài liệu Chiến lược An ninh quốc gia Hoa Kỳ 2002 xác định, Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ và là một trong những kẻ thù của Washington. Đồng thời, giới chức Lầu Năm Góc cũng xác định, Mỹ đủ mạnh để ngăn cản sự trỗi dậy của đối thủ tiềm tàng với tham vọng xây dựng quân đội của nó bằng hoặc vượt qua sức mạnh quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên sau khi xảy ra vụ tấn công ngày 11/9/2001, Mỹ đã bắt đầu xa lầy vào 2 cuộc chiến tốn kém và thất bại ở cả Iraq và Afghanistan trong một nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, buộc Washington phải lãng phí một nguồn tài nguyên lớn về kinh tế và quân sự và đã làm giảm vị thế của Mỹ trên hai lĩnh vực này một cách rõ nét.
Trong khi đó, Trung Quốc bắt đầu tăng tốc phát triển nền kinh tế ngay từ đầu thế kỷ. Thành công trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã thắt chặt mối quan hệ kinh tế – thương mại giữa nước này với ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – ASEAN đã tăng từ 40 tỉ năm 2000 lên gần 300 tỉ USD năm 2010. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế hàng đầu ở châu Á và thế giới.
Video đang HOT
Cụm tàu sân bay George Washington xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn tại Biển Đông và khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Kết quả là Mỹ trở thành nền kinh tế yếu hơn trong lúc Trung Quốc liên tục tăng trưởng mạnh trong thời gian dài. Giới chức cao cấp chính trị và quân sự của Washington bây giờ lo sợ rằng 10 năm theo đuổi cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã tạo thời cơ cho Trung Quốc tăng đáng kể ảnh hương của họ tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi giờ đây đã tạo thành “trung tâm của lực hấp dẫn” các hoạt động kinh tế quốc tế.
Hiện nay, chính quyền Tổng thống Obama đang quay trở lại xuất phát điểm mà người tiền nhiệm George W.Bush đã khởi động trước thời điểm 11/9/2001. Điều này được đánh dấu bởi tuyên bố “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông” mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2007.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó đã ngay lập tức phản ứng bằng cách tuyên bố rằng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ “thực sự là một cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc”. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại, bà Clinton đã viết rằng kinh tế Mỹ suy yếu khiến quốc gia này không thể dàn quân trên nhiều mặt trận cùng một lúc, do đó người Mỹ phải lựa chọn chiến trường và cẩn thận triển khai các nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế.
Cũng chính Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng châu Á trở thành một “trung tâm chiến lược” trong cơ cấu quyền lực thế giới và buộc Mỹ phải tập trung sức mạnh của mình ở đây.
Vào ngày 17/11/2011, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu trước Quốc hội Úc, trong đó ông khẳng định: “Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, và chúng tôi đang hiện diện ở đây!”
Ngay cả khi Chính phủ Mỹ phải cắt giảm rất lớn các dịch vụ xã hội và chi tiêu quân sự, Tổng thống Obama vẫn khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á là một “ưu tiên hàng đầu”. “Dù phải giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ cũng sẽ không, tôi nhắc lại, sẽ không tác động đến các chi phí dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ xuất hiện tại cảng Subic Philippines đúng lúc quan hệ Philippines – Trung Quốc leo thang căng thẳng xung quanh bãi cạn Scarborough
Trong nỗ lực ngăn chặn sự trỗi dậy và bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại khu vực, Washington đã củng cố hoạt động tại các căn cứ quân sự của mình ở châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Singapore, Guam và Úc.
Tổng thống Obama cũng ca ngợi kế hoạch dịch chuyển chiến lược sang phía Đông của Ấn Độ để trở thành một cường quốc châu Á, một sự cổ động rõ ràng mong muốn New Delhi trở thành đối trọng với Bắc Kinh với vai trò trụ cột an ninh khu vực.
Ông Obama cũng đề cập tới sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ tại biển Đông, bao gồm các chuyến thăm viếng một số quốc gia thành viên đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Ngày 18/11 vừa qua Mỹ và Philippines đã ký Tuyên bố chung Manila, trong đó 2 bên dự tính sẽ phát triển mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác quân sự song phương.
Nhà Trắng cũng đã công bố kế hoạch bán 24 chiếc F-16 cho Indonesia trong khi tiếp tục thúc đẩy thiết lập các mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Thái Lan, đồng thời Mỹ luôn nhắc lại cam kết đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc. Gần đây nhất Tổng thống Obama đã đi thăm Myanmar ngay sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2 để kéo dần nước này ra khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Trong chiến lược đó, Mỹ sẽ loại bỏ mọi rào cản để thực hiện bằng được việc kiểm soát sự trỗi dậy, bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Tháng 6/2010, Washington đã giữ một vai trò nhất định trong việc từ chức của Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, người đã từ chối việc tiếp tục sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Okinawa, người thay thế ông là một chính khách thân Mỹ rõ ràng.
Về mặt năng lượng, hệ quả của việc phát triển nóng khiến nhu cầu sử dụng năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc sử dụng bình quân khoảng 7,8 triệu thùng dầu mỗi ngày năm 2008, nhưng theo dự đoán mới đây của Bộ Năng lượng Mỹ, con số này sẽ đạt mức 13,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và 16,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Trong năm 2012, Trung Quốc đã phải nhập khẩu 11,6 triệu thùng.
Bắc Kinh đã và đang cố gắng đảm bảo nguồn năng lượng bằng việc phát triển đường ống mua dầu từ Kazakhstan và Nga, ngoài ra còn mua thêm dầu từ Iran thông qua hệ đường ống chạy qua Pakistan. Tuy nhiên phần lớn lượng dầu đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc phải mua từ Trung Đông và vận chuyển bằng đường hàng hải qua Biển Đông. Đây là lý do tại sao Mỹ sẽ phải đặt Biển Đông dưới sự kiểm soát hiệu quả.
Press TV đánh giá, không có nghi ngờ gì về việc leo thang căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông khi cả hai cường quốc này đều cố gắng tranh giành sự kiểm soát tuyến đường biển chiến lược. Điều này có thể đe dọa đẩy cả thế giới vào một cuộc xung đột tàn khốc.
Theo Tinmoi
Quan chức tình báo Mỹ bí mật tới Triều Tiên
Các quan chức phụ trách an ninh và tình báo Mỹ tới thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên hồi tháng 8 rồi ở lại đây trong hai ngày.
Sân bay Bình Nhưỡng. Ảnh minh họa: Guardian
Một chiếc máy bay quân sự Mỹ đã đưa các quan chức Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) vào không phận Triều Tiên dọc theo Biển Tây (Hoàng Hải) từ đảo Guam ở Thái Bình Dương. Theo thông tin mà Chosun Ilbo dẫn từ các quan chức chính phủ Hàn Quốc, chiếc phi cơ bay vào Triều Tiên lúc 10h03 sáng ngày 17/8, trước khi trở lại không phận Hàn Quốc theo tuyến đường không tương tự lúc 10h17 sáng ngày 19/8.
Kể từ tháng 4, đây là lần thứ hai các quan chức Mỹ tới Bình Nhưỡng trên một chiếc phi cơ quân sự cất cánh từ đảo Guam. Nhóm quan chức này gồm Daniel Russel, người phụ trách cấp cao về các vấn đề châu Á của Nhà Trắng và Sydney Seiler, một cựu quan chức CIA và phụ trách chính sách Triều Tiên tại NSC.
Một nguồn tin ngoại giao ở Seoul cho rằng Tổng thống Barack Obama, người khi đó đang trong chiến dịch vận động cho nhiệm kỳ thứ hai, đã bí mật cử các quan chức tới Triều Tiên để hạn chế tới mức tối thiểu những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Mặc dù các vấn đề chính sách đối ngoại hiếm khi tác động quá lớn tới những cử tri Mỹ, có lời đồn đoán vào thời điểm đó rằng Triều Tiên có thể chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa hoặc hạt nhân tiếp theo. Đây là điều mà cựu ứng viên tổng thống, Mitt Romney có thể tận dụng để chỉ trích Obama vì sự mềm mỏng đối với những nước đối nghịch với Mỹ.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã kết thúc và Triều Tiên dường như đang đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa tiếp theo. Giới quan sát cho rằng có thể một thỏa thuận đã đạt được tại Bình Nhưỡng, với nội dung Triều Tiên sẽ chờ cho tới khi Obama tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Điều này có thể lý giải tại sao không có sự lên án mạnh mẽ nào từ Washington đối với những động thái chuẩn bị phóng tên lửa sắp tới của Triều Tiên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Mỹ chỉ đơn giản muốn mở một kênh liên lạc với Triều Tiên về các mối quan hệ liên Triều đã bị đóng băng lâu nay. "Không ai có thể loại trừ việc kiểu đối thoại như vậy giữa Washington và Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục trong tương lai", một nguồn tin cho hay.
Theo VNE
Cựu Thủ tướng Nhật Hatoyama rời chính trường Cựu Thủ tướng Hatoyama đã quyết định rút khỏi chính trường - Ảnh: Reuters Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã thông báo rút khỏi chính trường vào ngày 21.11, theo hãng tin Reuters. Phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Tomakomai, ông Hatoyama cũng cho biết ông sẽ không ra tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

Hoàng hậu "vạn người mê" của Bhutan hiện tại ra sao ở tuổi 35?
Netizen
07:00:12 18/05/2025
Sau khi chồng cũ mất, tôi đề nghị vợ mới của anh ấy rời khỏi ngôi nhà của tôi, nào ngờ cô ấy đưa ra lời gợi ý "béo bở"
Góc tâm tình
06:59:18 18/05/2025
Mẹ của David Beckham ra mặt ủng hộ cháu trai giữa lúc gia đình rạn nứt, liệu có cứu vãn được khủng hoảng tình thân?
Sao thể thao
06:49:39 18/05/2025
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Lạ vui
06:27:27 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
Sáng tạo
06:26:26 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
Sao châu á
06:23:09 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
Phim châu á
05:49:18 18/05/2025