Châu Âu tham gia cuộc đua khoáng sản giữa các siêu cường
Châu Âu không thể ngồi yên trước việc Trung Quốc có lợi thế mạnh mẽ về các khoáng sản quan trọng, trong khi Mỹ cũng đang tìm cách tiếp cận các kho khoáng sản dồi dào của Ukraine, Canada hay Greenland.
Ảnh minh họa (Ảnh: Dailynews.co.tz).
Châu Âu muốn giảm phụ thuộc vào các nguồn cung cấp khoáng sản như Trung Quốc vào cuối thập niên này. Khi căng thẳng địa chính trị leo thang, một câu hỏi được đặt ra là khi nào khối này có thể theo kịp các đối thủ cạnh tranh.
Các cường quốc thế giới đang cạnh tranh để dẫn đầu trong cuộc đua về các loại khoáng sản cần thiết cho sản xuất những công nghệ mới như vi mạch, pin mặt trời và xe điện.
Tổng thống Donald Trump đã kích hoạt quyền lực thời chiến để thúc đẩy ngành sản xuất của nước Mỹ, và cân nhắc sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao để tiếp cận kho khoáng sản giàu có của Canada, đảo Greenland (Đan Mạch) và Ukraine.
Trung Quốc đang sử dụng sự gần như độc quyền của họ trên thị trường tinh chế khoáng sản để giành lợi thế trước các đối thủ chính trị.
Châu Âu đang ở đâu trong mặt trận mới này giữa các cường quốc thế giới?
Theo chính sách của EU, nhu cầu của khối đối với một số nguyên tố dự kiến tăng mạnh trong những thập niên tới. Nhu cầu sử dụng lithium, một nguyên liệu rất cần thiết để sản xuất pin cho xe điện, được dự báo tăng 12 lần đến năm 2030 và 21 lần vào năm 2050.
Sự phụ thuộc nặng nề về khoáng sản vào các quốc gia thứ 3 khiến EU trở nên dễ tổn thương. Ví dụ, châu Âu phụ thuộc 100% vào các nguyên tố đất hiếm của Trung Quốc, 99% boron từ Thổ Nhĩ Kỳ, và 71% bạch kim từ Nam Phi.
Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu một số loại khoáng sản tới châu Âu, bao gồm các khoáng sản cần thiết cho những lĩnh vực quan trọng, từ hàng không vũ trụ đến bán dẫn.
Video đang HOT
EU đang đán.h cược vào Luật Nguyên liệu thô quan trọng (CRMA), được ban hành vào tháng 3 năm ngoái, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của chuỗi cung ứng khoáng sản.
Mục đích của luật là giảm thiểu những rủi ro bằng cách khai thác thêm các khoáng sản trên đất châu Âu, trong khi đó theo đuổi quan hệ đối tác với các quốc gia giàu tài nguyên mà “cùng chí hướng” – 14 thỏa thuận đã được ký, trong đó có Serbia, Australia, Greenland, Chile và Congo.
Bộ luật liệt kê 34 loại khoáng sản được cho là “hiếm”, trong đó 17 loại được ưu tiên là “chiến lược” gồm lithium, than chì, niken, côban, đồng và đất hiếm.
Luật cũng đặt mục tiêu rằng vào năm 2030, EU sẽ khai thác 10%, xử lý 40% và tái chế 25% số nguyên liệu thô chiến lược tiêu thụ hàng năm.
Ông Edoardo Righetti, nhà nghiên cứu của tổ chức tư vấn CEPs, giải thích: “Tái chế nguyên liệu thô là hướng đi hấp dẫn cho châu Âu, vì chúng ta có năng lực khai thác và tiềm năng khai thác hạn chế”.
“Nhưng với phần lớn số nguyên liệu đó, tỷ lệ tái chế vẫn còn tương đối thấp. Chúng ta chưa có đủ công nghệ để đạt tới giai đoạn cuối của vòng đời. Còn nhiều vấn đề về cấu trúc, bao gồm chi phí tái chế, công nghệ thu gom kém phát triển hoặc kém hiệu quả”, ông nói thêm.
Giới chức EU đang cố gắng vượt qua những rào cản bằng cách giảm gánh nặng hành chính lên các công ty, như bằng cách cung cấp tài chính và thiết lập khung thời gian cấp phép ngắn hơn từ 27 tháng đối với giấy phép khai thác và từ 15 tháng đối với giấy phép xử lý và tái chế.
Những lo ngại về xã hội/môi trường địa phương có thể cản trở các dự án?
Ủy ban châu Âu gần đây đã chọn ra 47 dự án “chiến lược” trong 13 quốc gia thành viên, những dự án đầu tiên trong số các dự án khai thác, tinh chế và tác chế thêm nhiều nguyên liệu thô ở trong nước.
Mục tiêu là đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô “an toàn và bền vững” bằng cách tối đa hóa nguồn cung từ chính châu Âu, Ủy ban cho biết.
Tuy nhiên, các cộng đồng nông thôn trên khắp châu Âu có thể gặp phải nhiều thách thức.
Kế hoạch khai thác lithium ở Bồ Đào Nha đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ, từ cả người dân và các tổ chức phi chính phủ về môi trường. Họ nhận thấy nguy cơ môi trường bị hủy hoại và tác động tới đời sống của những người sống trong vùng bị ảnh hưởng.
Sự phản đối tương tự cũng diễn ra ở Serbia, một ứng cử viên gia nhập EU, nơi các cuộc biểu tình nổ ra vào mùa hè năm ngoái trong bối cảnh có các kế hoạch mở hoạt động khai thác lithium lớn nhất châu Âu tại thung lũng Jadar màu mỡ, vốn được công bố chỉ vài tuần sau khi EU ký kết thỏa thuận về các nguyên liệu thô với chính phủ Serbia.
Châu Âu có nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua?
Luật chơi cũng đang thay đổi khi nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump đang tỏ ra quyết liệt hơn trong cuộc đua khoáng sản.
Tổng thống Mỹ đã đề cập một cách quyết liệt tới việc tiếp cận nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có của Ukraine để đổi lại viện trợ quân sự từ Washinton, đ.e dọ.a sẽ sát nhập quốc gia láng giềng, giàu tài nguyên là Canada và muốn “mua” Greenland để nắm quyền kiểm soát các tài nguyên.
“Châu Âu đã ký một bản ghi nhớ về khoáng sản thô với Ukraine, nhưng cùng lúc đó chính quyền Trump thúc giục Ukraine ký vào một thỏa thuận trao đổi để tiếp tục nhận được viện trợ quân sự – hoặc để đền đáp cho viện trợ quân sự cho đến nay mà nhà Trắng mong muốn. Họ muốn tiếp cận, chủ yếu là tiếp cận toàn bộ lượng khoáng sản và Ukraine là một trong những cường quốc về tài nguyên khoáng sản toàn cầu”, Robert Hodgson, phóng viên về năng lượng và môi trường của Euronews, nhận định.
Những thách thức về đạo đức cũng nảy sinh khi EU ký thỏa thuận tương tự với các vùng bị ảnh hưởng bởi xung đột, nơi tiề.n từ quá trình trao đổi khoáng sản được dùng để tài trợ cho các tổ chức vũ trang.
“Rwanda bị theo dõi gần đây vì quân đội Rwanda bị nghi đã hỗ trợ các nhóm phiến quân ở miền đông Congo. Và đã có những báo cáo từ Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ rằng khoáng sản bị buôn lậu qua biên giới vào Rwanda và xuất khẩu sang châu Âu – được gọi là khoáng sản xung đột”, Hodgson nói thêm.
Giới chức EU hồi tháng 2 cho biết, thỏa thuận khoáng sản thô của khối với Rwanda đã được “xem xét lại” sau khi nhóm phiến quân M23 do Rwanda hậu thuẫn đã chiếm quyền kiểm soát lãnh thổ miền đông Congo, khiến dư luận quốc tế ch.ỉ tríc.h.
Thăm dò: 85% người Greenland không muốn sáp nhập vào Mỹ
Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy phần lớn người Greenland được hỏi không muốn hòn đảo trở thành lãnh thổ Mỹ.
Đảo Greenland (Ảnh: AFP).
Một cuộc thăm dò ý kiến vào ngày 28/1 cho thấy 85% người dân Greenland không muốn hòn đảo Bắc Cực - một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch - trở thành một phần của Mỹ, theo báo Berlingske của Đan Mạch.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát biểu hồi đầu tháng rằng Greenland rất quan trọng đối với an ninh của Washington và ngỏ ý mua lại hòn đảo.
Cuộc khảo sát do tổ chức thăm dò ý kiến Verian thực hiện cho thấy chỉ 6% người dân Greenland ủng hộ việc trở thành một phần của Mỹ, trong khi 9% vẫn chưa quyết định, theo Berlingske.
Đan Mạch hôm 27/1 cho biết họ sẽ chi 14,6 tỷ kroner (tương đương 2,04 tỷ USD) để tăng cường sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực.
Greenland - với diện tích lớn hơn Mexico và dân số chỉ 57.000 người - đã được trao quyền tự trị vào năm 2009, bao gồm cả quyền tuyên bố độc lập khỏi Đan Mạch thông qua một cuộc trưng cầu dân ý.
Lãnh đạo Greenland Mute Egede, người đang thúc đẩy mạnh mẽ việc giành độc lập khỏi Đan Mạch, đã nhiều lần khẳng định rằng hòn đảo không phải để bán và rằng tương lai của Greenland thuộc về quyết định của người dân nơi đây.
Quân đội Mỹ có sự hiện diện lâu dài tại Căn cứ Không gian Pituffik ở phía tây bắc Greenland, một vị trí chiến lược quan trọng cho hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo. Tuyến đường ngắn nhất từ châu Âu đến Bắc Mỹ chạy qua hòn đảo này.
Trước đó, tổ chức phi chính phủ Patriot Polling có trụ sở tại Mỹ hồi đầu tháng công bố khảo sát nói rằng, hơn một nửa cư dân Greenland ủng hộ việc hòn đảo sáp nhập vào Mỹ.
Tuy nhiên, khảo sát của báo Mỹ USA Today sau đó chỉ ra rằng, 53% người tham gia không muốn sáp nhập hòn đảo lớn nhất thế giới, Greenland.
Greenland có dân số khoảng 57.000 người, phần lớn là người Inuit bản địa của khu vực Bắc Cực.
Với diện tích 2,2 triệu km2, Greenland giàu vàng, bạc, đồng và uranium, và được cho là có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ trong vùng biển thuộc lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, khoảng 80% bề mặt của đảo này được phủ băng.
Ông Trump lập luận rằng việc Mỹ kiểm soát Greenland sẽ là một vấn đề "an ninh quốc gia". Các đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã soạn thảo dự luật "Làm Greenland vĩ đại trở lại", cho phép ông Trump đàm phán với Đan Mạch "về việc mua lại" đảo Greenland.
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đán.h giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn

Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?

Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắ.n mới tại Gaza

Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền
Có thể bạn quan tâm

Bắt nhóm bán thuố.c "đàn ông" giả thu lợi hàng chục tỷ đồng
Pháp luật
19:58:00 29/04/2025
Jennie (BLACKPINK) tạo tiề.n lệ mới khi ra mắt album
Nhạc quốc tế
19:57:41 29/04/2025
Tử vi tài chính 3 tháng tới: 2 cung hoàng đạo càng tiêu nhiều càng có lộc, 1 cung càng "run tay" càng rỗng ví
Trắc nghiệm
19:57:22 29/04/2025
Thanh Thủy, Tiến Luật, Thúy Ngân và dàn nghệ sĩ Việt tham gia diễu hành ngày 30/4: "Hòa bình đẹp như nụ cười của người dân khi nhìn thấy từng khối diễu binh, diễu hành!"
Sao việt
19:55:01 29/04/2025
Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025