Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự
Tờ Politico ngày 23/4 cho biết, trong nhiều thập kỷ, các kế hoạch tác chiến của châu Âu luôn được thiết kế dựa trên giả định rằng Mỹ sẽ triển khai lực lượng chi viện tới tiền tuyến khi chiến sự nổ ra.
Trụ sở NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tuy nhiên, trong bối cảnh cam kết quốc phòng của Washington ngày càng trở nên bất định, giả định đó đang khiến hệ thống hậu cần quân sự của châu Âu rơi vào thế bị động và thiếu chuẩn bị chiến lược.
Viễn cảnh không có Mỹ
Một kịch bản giả định được đặt ra vào ngày 22/3/2030: các căn cứ không quân ở Litva (Lithuania) và Ba Lan bị tấn công bằng tên lửa. Lực lượng Nga phát động chiến dịch từ Kaliningrad và Belarus, tấn công hành lang Suwałki – vùng đất hẹp nối Ba Lan với Litva. Trong khi lực lượng NATO tại chỗ nỗ lực cầm chân đối phương, các quốc gia châu Âu khẩn trương điều động quân đội ứng cứu. Tuy nhiên trong lần này, không có sự xuất hiện của các đoàn quân tiếp viện đến từ bên kia Đại Tây Dương. Mỹ, dưới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, đã rút cam kết khỏi chiến lược phòng thủ tập thể tại châu Âu.
Máy bay C-130 Hercules của Không quân Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ khi NATO ra đời năm 1949, chiến lược quân sự của châu Âu luôn đặt trọng tâm vào việc “giữ chân” kẻ thù để chờ lực lượng Mỹ đưa quân, khí tài và hậu cần vượt Đại Tây Dương sang chi viện. Các cảng như Rotterdam hay Antwerp, cùng hệ thống vận tải quân sự xuyên lục địa, đều được phát triển theo định hướng đó. Tuy nhiên, phần lớn các kế hoạch này chưa từng tính đến khả năng Mỹ vắng mặt.
Hạ tầng hậu cần phụ thuộc sâu vào Mỹ
Video đang HOT
Hạ tầng hậu cần quân sự hiện nay của châu Âu, từ các dự án cũ đến những kế hoạch tăng cường mới, đều vận hành dựa trên giả định Mỹ sẽ tham chiến. Theo các chuyên gia, nếu Mỹ rút lui, khả năng triển khai lực lượng tại châu Âu sẽ chậm hơn, tốn kém hơn và dễ bị gián đoạn do thiếu thiết bị và năng lực vận chuyển chuyên dụng.
Binh sĩ Mỹ được triển khai ở Mogadishu, Somalia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Châu Âu hiện không đủ máy bay vận tải hạng nặng, tàu hậu cần quân sự hay phương tiện đặc chủng để vận chuyển xe tăng và thiết giáp hạng nặng. Khả năng tiếp nhiên liệu trên không – yếu tố sống còn trong không phận bị tranh chấp – chủ yếu nằm trong tay Mỹ. Các kho dự trữ chiến lược tại Đức, Ba Lan và Hà Lan cũng do Mỹ thiết lập và điều phối.
Ngoài ra, châu Âu còn phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực tình báo, giám sát vệ tinh, an ninh mạng và cảnh báo sớm. Nếu mất đi các năng lực này, hệ thống chỉ huy – kiểm soát, điều phối tác chiến và bảo vệ cơ sở hạ tầng quân sự của châu Âu sẽ rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương nghiêm trọng.
Cơ sở hạ tầng và điều phối
Ngay cả khi có đủ khí tài, khả năng di chuyển lực lượng nhanh chóng trong nội bộ châu Âu vẫn gặp nhiều rào cản. Hạ tầng giao thông – từ đường sắt, cầu, hầm đến biển báo – phần lớn không được thiết kế cho mục đích quân sự. Đặc biệt, các tuyến hành lang chiến lược vẫn duy trì hướng Tây – Đông, phản ánh tư duy hậu cần từ thời Chiến tranh Lạnh.
Bên cạnh các hạn chế về kỹ thuật, các thủ tục hành chính phức tạp, yêu cầu giấy phép xuyên biên giới và sự phân mảnh trong hệ thống pháp lý giữa các quốc gia thành viên EU tiếp tục cản trở quá trình điều động lực lượng. Trong tình huống chiến sự, việc thiếu vắng một cơ quan điều phối thống nhất có thể dẫn đến rối loạn trong khâu triển khai và vận chuyển quân đội trên toàn châu lục.
Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ và Tăng viện chung (JSEC) của NATO, đặt tại Ulm (Đức), là cơ quan duy nhất giám sát tổng thể mạng lưới vận tải quân sự của châu Âu. Tuy nhiên, JSEC vẫn nằm dưới quyền chỉ huy tối cao châu Âu của NATO – một vị trí do sĩ quan Mỹ đảm nhiệm. Khả năng chuyển giao vị trí này cho một tướng lĩnh châu Âu đang được thảo luận, nhưng chưa có quyết định chính thức.
Tàu chiến Mỹ vận chuyển hàng cứu trợ. Ảnh: AFP/TTXVN.
Nỗ lực tự cường của EU
Ủy ban châu Âu hiện đang đẩy mạnh kế hoạch tăng cường năng lực vận tải quân sự độc lập trong nội khối. Theo Ủy viên Giao thông Apostolos Tzitzikostas, một lộ trình nhằm tháo gỡ các nút thắt hạ tầng và đơn giản hóa quy định vận chuyển quân sự dự kiến sẽ được công bố vào nửa cuối năm 2025.
EU đang xem xét hỗ trợ khoảng 500 dự án nâng cấp hạ tầng, bao gồm tăng cường khả năng chịu tải của cầu, mở rộng hầm, cảng biển và cải thiện năng lực tiếp nhận trên các tuyến đường sắt chiến lược. Các quốc gia thành viên cũng kỳ vọng nhận được hỗ trợ tài chính từ Brussels cho các hành lang vận tải then chốt, trong đó có tuyến Suwałki tại Lithuania.
Tuy nhiên, phần lớn các sáng kiến hiện nay vẫn được xây dựng trên giả định rằng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện – một giả định ngày càng trở nên mong manh trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.
Binh sĩ Mỹ tham gia các cuộc huấn luyện. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguy cơ chiến lược
Giới chuyên gia cảnh báo rằng châu Âu có thể đang đầu tư vào một mô hình chiến lược không còn phù hợp với thực tiễn. Trong trường hợp Mỹ không triển khai lực lượng, các cảng biển, sân bay và cơ sở công nghiệp quốc phòng tại châu Âu có nguy cơ bị tách rời khỏi tiền tuyến, khiến toàn bộ cơ chế ứng phó quân sự trở nên rời rạc và kém hiệu quả.
Tướng Ben Hodges, cựu Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, cảnh báo rằng nếu Nga nhận thấy cam kết của Mỹ đối với châu Âu suy yếu, khả năng Moskva thực hiện các hành động quân sự mang tính áp đặt sẽ gia tăng đáng kể. Ông nhấn mạnh, châu Âu cần chủ động xây dựng năng lực hậu cần quân sự một cách độc lập, thay vì tiếp tục phụ thuộc vào sự hiện diện của Mỹ, nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ hiệu quả trong mọi tình huống.
EU: Sau đối phó ngoài đến phòng ngừa trong
EU quan ngại và quan tâm như thế nào tới chuyện đảm bảo an ninh thể hiện rất rõ ở chỗ không lâu sau khi công bố chiến lược phòng thủ mới và đề xuất ý tưởng tăng cường vũ trang đã công bố chiến lược an ninh nội khối mới.
Kẻ thù bên ngoài thì hữu hình, nhưng kẻ thù ở bên trong thì thường vô hình, nên sách lược đối phó và cách tiếp cận của EU phải khác.
Trong chiến lược an ninh nội khối, EU đặt trọng tâm ưu tiên ở khía cạnh phòng ngừa để sẵn sàng ứng phó lẫn ngăn ngừa những rủi ro và thách thức an ninh mới. Cho nên EU tập trung trước hết vào việc nhận diện sớm rủi ro và thách thức an ninh, không để xảy ra tình trạng nước đến chân mới nhảy.
Liên minh châu Âu công bố chiến lược an ninh nội khối mới. ẢNH: REUTERS
Những biện pháp cụ thể được đề xuất là tăng cường trao đổi thông tin tình báo giữa các cơ quan tình báo và phản gián của các thành viên; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thành viên về phân tích và dự báo rủi ro, thách thức an ninh, đặc biệt đối với dạng thức phi truyền thống nhằm đưa ra đối sách ứng phó chung và phối hợp hành động. Một trong những chính sách được chiến lược này đặc biệt coi trọng là cải tổ tổ chức cảnh sát chung Europol của EU.
Trong có ấm thì ngoài mới yên. EU đi từ gây dựng ngoài yên trước rồi mới kiến tạo trong ấm. So với chiến lược phòng thủ chung thì chiến lược an ninh nội khối chung này khả thi hơn bởi cách tiếp cận thích hợp, biện pháp chính sách đề ra rất cụ thể và đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của các thành viên. Nó sẽ trợ giúp đắc lực cho EU đạt được mục tiêu kiến tạo ngoài yên.
Đồng thuận nhỏ, bất đồng lớn Diễn biến và kết quả cuộc gặp cấp cao vừa qua khiến EU phải lo ngại nhiều hơn là lạc quan. Lý do là sự đồng thuận giữa các thành viên đạt được và thể hiện ở cuộc gặp này chỉ rất nhỏ nhoi và chung chung, danh nghĩa nhiều hơn thực chất. Trong khi đó, bất đồng quan điểm giữa các thành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025