Châu Phi khó đạt mục tiêu về tiêm chủng do Ấn Độ chưa thể xuất khẩu lại vaccine
Ngày 18/5, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi John Nkengasong cảnh báo việc Ấn Độ tiếp tục ngừng xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nỗ lực tiêm chủng ở “Lục địa Đen”.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Ấn Độ hồi tháng 3 đã quyết định ngừng xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 để tập trung cho chương trình tiêm chủng trong nước, sau khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát mạnh tại nước này. Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – cơ sở sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đang sản xuất vaccine AstraZeneca và Novavax – vừa thông báo nước này sẽ chưa thể nối lại việc cung cấp vaccine cho chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước cuối năm nay.
Trong một phản ứng, Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho rằng các chương trình tiêm chủng ở châu Phi có thể không đạt được đúng hạn các mục tiêu đề ra khi mà châu lục này chủ yếu dựa vào nguồn cung vaccine theo cơ chế COVAX. Ông nhận định, với những thách thức lớn mà Ấn Độ đang đối mặt hiện nay, khó có thể hy vọng châu Phi sẽ sớm nhận được vaccine.
Video đang HOT
Chiến dịch tiêm phòng COVID-19 ở châu Phi đang bị chậm trễ và tụt hậu khá xa so với các khu vực khác do thiết hụt nguồn cung vaccine và tài chính. Mục tiêu của lục địa này là tiêm chủng cho 30-35% dân số vào cuối năm nay và 60% dân số trong 2-3 năm tới.
Theo WHO, cơ chế COVAX đã bắt đầu phân phối hàng triệu liều vaccine AstraZeneca tới nhiều quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, nguồn cung đang trở nên khan hiếm khi khoảng 80% số vaccine đã được thực hiện và đây chỉ là những mũi đầu.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ít nhất 4,74 triệu ca mắc đã được ghi nhận ở châu Phi, trong đó có 126.000 ca tử vong.
Tây Ban Nha cho phép tiêm kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer/BioNTech
Truyền thông Tây Ban Nha ngày 18/5 đưa tin Ủy ban Y tế công cộng của nước này đã thông qua đề xuất của Bộ Y tế cho phép những người dưới 60 tuổi đã tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) có thể tiêm mũi thứ hai với vaccine của hãng Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức).
Vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra sau khi kết quả nghiên cứu của Viện Sức khỏe Carlos III cho thấy việc sử dụng kết hợp hai loại vaccine nêu trên vừa an toàn vừa có hiệu quả phòng bệnh COVID-19. Tham gia nghiên cứu có khoảng 670 tình nguyện viên tuổi từ 18-59 được tiêm liều thứ nhất bằng vaccine AstraZeneca. Khoảng 450 liều vaccine của Pfizer/BioNTech đã được sử dụng trong thực nghiệm này. Kết quả cho thấy chỉ 1,7% số người tham gia có các tác dụng phụ như đau đầu, đau cơ và mệt mỏi. Bác sĩ Magdalena Campins -người đứng đầu nghiên cứu, khẳng định "đây không phải là những triệu chứng nghiêm trọng".
Khoảng 1,5 triệu người dưới 60 tuổi ở Tây Ban Nha đã được tiêm một mũi vaccine AstraZeneca trước khi chính phủ yêu cầu dừng sử dụng vaccine này cho nhóm đối tượng này do lo ngại hiện tượng đông máu sau tiêm.
* Cùng ngày 18/5, Lực lượng đặc nhiệm chống dịch COVID-19 của Bahrain thông báo nước này sẽ tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi bằng vaccine của Pfizer/BioNTech.
Bộ Y tế Bahrain đưa ra quyết định trên dựa theo các khuyến nghị của Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ.
Cho đến nay, Bahrain đã cấp phép sử dụng 6 loại vaccine ngừa COVID-19 gồm Sinopharm (Trung Quốc), Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Johnson & Johnson (Mỹ), Sputnik và Sputnik-Light (Nga).
Thống kê cho thấy Bahrain, cùng với Israel, là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo hãng tin Reuters, đến nay hơn 700.000 người tại Bahrain, tức 50% dân số quốc gia vùng Vịnh này, được tiêm cả hai liều vaccine thuộc nhiều loại khác nhau.
Ấn Độ ghi nhận 26 trường hợp nghi bị đông máu sau tiêm vaccine của AstraZeneca Ngày 17/5, Bô Y tê Ân Đô thông báo đã ghi nhân 26 trương hơp nghi bị rôi loạn đông máu sau khi tiêm vaccine ngưa COVID-19 của AstraZeneca. Tuy nhiên, bộ này nhấn mạnh đây là tỷ lê rủi ro "rât nhỏ" xét trên tổng số 164 triêu liêu vaccine đã đươc tiêm. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025