Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới

Theo thỏa thuận , Somaliland đồng ý cho Ethiopia thuê một cảng hải quân ở Biển Đỏ đã gây ra sự phẫn nộ từ phía Somalia và khơi mào một cuộc xung đột tiềm tàng mới.

1. Đúng vào ngày 1/1/2024, Thủ tướng Ethiopia , ông Abiy Ahmed đã ký vào thỏa thuận ban đầu với khu vực ly khai Somaliland của Somalia để sử dụng cảng Berbera ở Biển Đỏ.

Buổi lễ diễn ra vào sáng đầu tiên của năm 2024 tại thành phố Addis Ababa , thủ đô của Ethiopia với sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Somaliland, ông Muse Bihi Abdi.

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 1
Lễ ký bản ghi nhớ giữa Ethiopia và Somaliland.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Văn phòng Thủ tướng Ethiopia mô tả thỏa thuận này là “lịch sử” và nói thêm rằng nó “sẽ mở đường để hiện thực hóa khát vọng của đất nước trong việc đảm bảo quyền tiếp cận biển và đa dạng hóa khả năng tiếp cận cảng biển”.

Nói về thỏa thuận mình vừa ký, Thủ tướng Abiy cho biết: “Đây là điều được thống nhất với những người anh em Somaliland và một biên bản ghi nhớ đã được ký hôm nay”. Sự “thống nhất” mà ông Abiy nhắc tới chính là điều bất ngờ mà nhà lãnh đạo này đã mơ hồ đề cập từ nhiều tháng trước khi ông bày tỏ quan điểm khẳng định quyền tiếp cận Biển Đỏ của đất nước mình.

Ethiopia là một trong những quốc gia đông dân nhất châu Phi với 120 triệu người, nhưng nền kinh tế của nước này bị hạn chế do thiếu khả năng tiếp cận biển. Quốc gia Đông Phi này bị cắt khỏi vịnh Aden sau cuộc chiến kéo dài 3 thập kỷ khiến Eritrea ly khai vào năm 1993, mang theo toàn bộ bờ biển trước đây của đất nước. Kể từ đó, Ethiopia chủ yếu dựa vào nước láng giềng Djibouti cho các hoạt động cảng của mình. Cảng Djibouti xử lý hơn 95% hàng hóa xuất nhập khẩu của Ethiopia. Chính quyền Addis Ababa thậm chí còn vận hành một tuyến vận chuyển từ cảng Djibouti.

Video đang HOT

Vào ngày 13/10/2023, phát biểu trước Quốc hội, ông Abiy nói rằng biển là “nguyên tắc cơ bản mang lại sự phát triển hoặc dẫn đến sự sụp đổ của Ethiopia”. Tuyên bố của ông đã làm dấy lên mối lo ngại trên khắp khu vực Đông Phi. Các nhà phân tích khi đó đã tự hỏi, không biết ông Abiy có đề cập đến một cuộc xâm lược quân sự mới để hiện thực hóa mục tiêu của mình không. Nhưng, chính quyền Addis Ababa sau đó đã làm rõ rằng thủ tướng không đề cập đến bất kỳ loại hành động quân sự nào chống lại các nước láng giềng. Cuối cùng, thỏa thuận với Somaliland đã trở thành lựa chọn của ông Abiy, nhưng tất nhiên, nó có cái giá của nó. Sự “thống nhất” đó chính là nước cờ “có đi có lại” giữa hai bên mà nhà lãnh đạo Somaliland đã nhắc đến trong buổi họp báo ngay sau lễ ký: “Chúng tôi rất vui mừng và cảm ơn Thủ tướng Ethiopia khi ký thỏa thuận tại đây. Chúng tôi cho phép họ tiếp cận 20 km biển của chúng tôi và họ cũng sẽ công nhận chúng tôi là một quốc gia độc lập. Họ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Somaliland sau khi ký biên bản ghi nhớ này”.

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 2
Cảng Berbera, nơi Ethiopia sẽ đặt căn cứ Hải quân của mình.

2. Somalia và Somaliland có một lịch sử lâu dài. Cả hai vùng đất này giành độc lập từ người Anh và Italy. Có cùng gốc dân Somali, vào năm 1960, họ sáp nhập với nhau để thành lập một nước cộng hòa. Somaliland tách khỏi Somalia vào năm 1991 sau khi tiến hành một cuộc chiến tranh giành độc lập do những xung đột về sắc tộc. Đó là một cuộc chiến gây nhiều tổn thương cho cả hai bên, trong đó có sự kiện nổi tiếng là “Diệt chủng Isaaq” với hàng trăm nghìn người bị thiệt mạng.

Dù cuộc chiến đã kết thúc hơn 30 năm nhưng Somalia vẫn coi Somaliland là một phần lãnh thổ không thể tách rời của đất nước mình. Cũng không có tổ chức quốc tế nào công nhận quyền độc lập của Somaliland, bất chấp vùng đất này đã thông qua hiến pháp độc lập vào năm 2001. Vì thế, việc Ethiopia ký vào bản ghi nhớ sẽ “đánh giá chuyên sâu” về “mong muốn độc lập của Somaliland” – trích thông báo từ Văn phòng Chính phủ Ethiopia – không thể khiến chính quyền ở Mogadishu (thủ đô của Somalia) hài lòng.

Ngay lập tức, chính quyền Mogadishu đã triệu hồi đại sứ của mình từ Ethiopia vào hôm 2/1/2024 để tổ chức “các cuộc thảo luận” về vấn đề này. Chính quyền Somalia nhấn mạnh thỏa thuận cảng được ký một ngày trước đó sẽ làm gia tăng căng thẳng và gây nguy hiểm cho sự ổn định ở khu vực Sừng châu Phi rộng lớn hơn.

Tổng thống Somalia, ông Hassan Sheikh Mohamud phát biểu trước Quốc hội hôm 2/1: “Chúng tôi sẽ không đứng yên nhìn chủ quyền của mình bị xâm phạm”. Cơ quan truyền thông nhà nước SONNA của Somalia tuần trước đó cũng mới đưa tin rằng, sau các nỗ lực hòa giải giữa Somalia và Somaliland đang diễn ra tích cực. Thỏa thuận giữa Somaliland và Ethiopia diễn ra chỉ vài ngày sau khi Mogadishu và Hargeisa đồng ý khởi động lại các cuộc hòa giải do Djibouti dẫn đầu nhằm giúp cả hai bên giải quyết các vấn đề của họ.

Moustafa Ahmad, một nhà nghiên cứu độc lập từ Hargeisa, nói rằng, với diễn biến mới nhất này, những cuộc đàm phán đó có thể bị đình trệ một lần nữa. Ahmad nói: “Cả hai bên đều chia sẻ những cách giải thích khác nhau về những gì cuộc đàm phán đòi hỏi. Mogadishu cho biết, đây là cuộc nói chuyện về sự đoàn tụ và Somaliland nói rằng đó là để quyết định số phận của mình với tư cách là một quốc gia độc lập. Nó chắc chắn sẽ thất bại, nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ là chất xúc tác cho sự sụp đổ của nó”.

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 3
Không còn là lời nói, Tổng thống Somalia tung hành động vô hiệu hóa thỏa thuận giữa Ethiopia – Somaliland. Nguồn: AFP

3. Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Ethiopia, ông Redwan Hussien cho biết, thỏa thuận mới mở đường cho phép Ethiopia thực hiện các hoạt động thương mại hàng hải trong khu vực bằng cách cho phép nước này tiếp cận căn cứ quân sự cho thuê trên Biển Đỏ. Điều đó có nghĩa là sẽ có sự hiện diện quân sự của Ethiopia tại Somaliland. Một điều rõ ràng là có tính khiêu khích mạnh mẽ với chính quyền ở Mogadishu trong nỗ lực “đòi lại” vùng lãnh thổ đang tách rời này. Phản ứng mạnh mẽ của người Somalia sau đó là có thể hiểu được.

Trong cuộc họp báo ngày 4/1/2024 tại thủ đô Mogadishu, người phát ngôn của Chính phủ Somalia, ông Farhan Mohamed Jimale cho biết: “Bước đi của Ethiopia là một cuộc tấn công gây nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình của khu vực vốn đang lung lay với nhiều vấn đề. Đó là sự vi phạm và xâm phạm công khai chủ quyền, tự do và sự thống nhất của Cộng hòa Liên bang Somalia. Cái gọi là “Bản ghi nhớ” và “Thỏa thuận hợp tác” là vô hiệu”.

Đáp lại, Chính phủ Ethiopia cũng đưa ra tuyên bố: “Thỏa thuận này cho phép Somaliland có được sự hỗ trợ và quan hệ đối tác mà họ không thể nhận được từ bất kỳ quốc gia nào khác, đồng thời đáp ứng các nhu cầu lâu dài của họ”. Với giọng điệu căng thẳng và khiêu khích, người ta lo ngại những rạn nứt ngoại giao giữa Ethiopia và Somalia có thể kéo theo một cuộc xung đột vũ trang mới giữa hai nước. Hai quốc gia láng giềng này vốn đã có sẵn một lịch sử xung đột lãnh thổ. Năm 1977, Somalia xâm chiếm Ogaden, vùng lãnh thổ tranh chấp hiện thuộc Ethiopia. Sự thất bại trong cuộc chiến đó đã khơi mào cho việc Somaliland tuyên bố độc lập. Đó có thể là một “vết thương lòng” của những người Somalia có tư tưởng dân tộc. Trong giai đoạn 2006-2009, quân đội Ethiopia cũng từng tiến vào Mogadishu để truy quét phiến quân Hồi giáo. Hiện, vẫn còn hàng nghìn lính Ethiopia trên lãnh thổ Somalia trong những nhiệm vụ khác nhau. Một cuộc xung đột mới có thể sẽ kéo cả Somaliland vào vòng xoáy và dẫn đến sự hỗn loạn ở khu vực vùng Sừng châu Phi.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2018, Thủ tướng Abiy đã kéo đất nước của mình vào 3 cuộc xung đột khác nhau với các lực lượng trong khu vực. Nhà lãnh đạo này được ủng hộ mạnh mẽ vì có tư tưởng dân tộc nhưng cũng được biết đến là người rất cứng rắn. Hiện, cả hai đất nước đều đang phải đối mặt với nhiều bất ổn bên trong. Mogadishu đang tiến hành một cuộc chiến lâu dài với nhóm vũ trang Hồi giáo al-Shabab. Ethiopia đang giải quyết hậu quả của cuộc chiến Tigray cũng như bất ổn tại khu vực Amhara phía Bắc đất nước.

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 4
Bản đồ khu vực.

Một số quốc gia và tổ chức quốc tế đã lên tiếng về thỏa thuận mới này. Hầu hết đều ủng hộ Somalia. Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều đưa ra tuyên bố kêu gọi Ethiopia tôn trọng chủ quyền của Somalia. Liên đoàn Arab cũng kêu gọi Ethiopia nên “tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc của tình láng giềng tốt”. Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD), một khối thương mại của nhóm các nước Đông Phi thì từ chối đứng về phía nào trong một tuyên bố hôm 3/1, thay vào đó kêu gọi tất cả các bên giải quyết vấn đề một cách thân thiện. Mogadishu đã chỉ trích phản ứng này, nói rằng nó không có sự lên án thích đáng.

Bất chấp những tranh cãi và lo ngại về căng thẳng gia tăng, người Somaliland đã ăn mừng trên đường phố sau khi công bố thỏa thuận về cảng. Họ vui mừng về triển vọng khu vực của họ được các nước khác công nhận và những cơ hội kinh tế mà họ tin rằng đang chờ đợi họ ngoài tầm ảnh hưởng của Mogadishu. Nhưng, đó cũng là lúc mọi con mắt đổ dồn về phía Somalia để xem nước này sẽ phản ứng như thế nào. Dù thế nào, đó cũng sẽ là một tin xấu cho khu vực bất ổn hàng đầu của châu Phi này.

Ai Cập thông báo kết quả vòng đàm phán thứ tư về GERD

Ngày 19/12, Ai Cập thông báo vòng đàm phán thứ tư giữa Ai Cập, Ethiopia, và Sudan liên quan tới tranh chấp về đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia (GERD), diễn ra tại thủ đô Addis Ababa (Ethiopia), đã kết thúc trước một ngày so với dự kiến mà không đạt được bất kỳ kết quả nào.

Ai Cập thông báo kết quả vòng đàm phán thứ tư về GERD - Hình 1
Quang cảnh công trình xây dựng Đập thủy điện Đại Phục hưng tại Guba, Ethiopia ngày 20/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trong một tuyên bố, Bộ Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập cho biết đây là vòng đàm phán ba bên cuối cùng được tổ chức liên quan tới tranh chấp kéo dài về GERD. Tuy nhiên, ba nước đã không thành công đạt được một thỏa thuận liên quan đến các quy tắc về tích nước hồ chứa và vận hành GERD trong vòng 4 tháng.

Phía Ai Cập cho rằng việc Ethiopia liên tục từ chối bất kỳ giải pháp kỹ thuật hoặc pháp lý nào được đề xuất nhằm bảo vệ lợi ích của cả ba quốc gia, đã khiến các cuộc đàm phán lâm vào bế tắc. Bộ Thủy lợi và Tài nguyên nước khẳng định rằng Ai Cập sẽ giám sát chặt chẽ việc lấp đầy hồ chứa và vận hành GERD, đồng thời bảo lưu quyền của mình, theo các điều lệ và hiệp định quốc tế, để bảo vệ nguồn nước và an ninh quốc gia của mình trong trường hợp bị tổn hại.

Do không đạt được thỏa thuận với các nước hạ nguồn là Ai Cập và Sudan, Ethiopia đã đơn phương hoàn thành giai đoạn 4 tích nước hồ chứa GERD. Đợt tích nước cuối cùng đã diễn ra vào tháng 9 năm nay.

Là quốc gia chủ yếu dựa vào sông Nile để đáp ứng nhu cầu về nước, Ai Cập lo ngại rằng GERD sẽ gây tổn hại đến nguồn cung cấp nước vốn đã khan hiếm của đất nước Bắc Phi này. Theo số liệu của chính phủ Ai Cập, lượng nước sử dụng trung bình đầu người hàng năm của Ai Cập là 560 m3, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng quốc tế về tình trạng khan hiếm nước là 1.000 m3/người.

Hàng năm, Ai Cập cần tới 114 tỷ m3 nước, nhưng nước này trung bình chỉ nhận được 60 tỷ m3, chủ yếu đến từ sông Nile do lượng nước mưa và nước ngầm trong sa mạc rất hạn chế. GERD nằm trên nhánh Nile Xanh, một trong hai nhánh chính của sông Nile vốn cung cấp tới 97% nhu cầu nước của Ai Cập. Tuy nhiên, đập này vẫn là trọng tâm trong các kế hoạch phát triển của Ethiopia và Addis Ababa thông báo đã bắt đầu sản xuất điện lần đầu tiên từ GERD vào tháng 2/2022.

Tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh các quốc gia láng giềng Sudan hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã đồng ý hoàn tất một thỏa thuận về GERD trong vòng 4 tháng, sau nhiều năm bất đồng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Zelensky tước quốc tịch của người đứng đầu Giáo hội Chính thống UkraineTổng thống Zelensky tước quốc tịch của người đứng đầu Giáo hội Chính thống Ukraine
07:29:37 03/07/2025
Số người di cư trái phép sang Anh bằng thuyền nhỏ tăng cao kỷ lụcSố người di cư trái phép sang Anh bằng thuyền nhỏ tăng cao kỷ lục
07:07:28 03/07/2025
Ông Trump chảy máu nhiều sau vụ ám sát hụt, trợ lý tưởng trúng nhiều phát đạnÔng Trump chảy máu nhiều sau vụ ám sát hụt, trợ lý tưởng trúng nhiều phát đạn
14:51:21 03/07/2025
Ông Trump kêu gọi Chủ tịch Fed từ chức ngay lập tứcÔng Trump kêu gọi Chủ tịch Fed từ chức ngay lập tức
23:13:45 03/07/2025
Sống với đàn chó nhiều năm, bé trai bị mẹ bỏ mặc chỉ biết sủa thay vì nóiSống với đàn chó nhiều năm, bé trai bị mẹ bỏ mặc chỉ biết sủa thay vì nói
11:14:59 04/07/2025
Ông Trump thăm nhà tù 'Cá sấu Alcatraz' - nơi nguy hiểm giam giữ người nhập cưÔng Trump thăm nhà tù 'Cá sấu Alcatraz' - nơi nguy hiểm giam giữ người nhập cư
21:34:36 03/07/2025
Ukraine rơi vào thế khóUkraine rơi vào thế khó
22:07:55 03/07/2025
Thủ đô Trung Quốc phát cảnh báo lũ lụt và lở đất do mưa lớnThủ đô Trung Quốc phát cảnh báo lũ lụt và lở đất do mưa lớn
07:27:11 03/07/2025

Tin đang nóng

Thi thể Diogo Jota đã được đưa về quê nhà, người hâm mộ đứng suốt đêm chờ đón, bật khóc tiễn biệtThi thể Diogo Jota đã được đưa về quê nhà, người hâm mộ đứng suốt đêm chờ đón, bật khóc tiễn biệt
18:56:00 04/07/2025
Công an Đồng Tháp bắt giữ người phụ nữ có lệnh truy nã đặc biệtCông an Đồng Tháp bắt giữ người phụ nữ có lệnh truy nã đặc biệt
20:08:24 04/07/2025
'Thần đồng' nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia lúc 3 tuổi giờ ra sao?'Thần đồng' nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia lúc 3 tuổi giờ ra sao?
21:04:38 04/07/2025
Vợ Diogo Jota "xác phu" 10 năm bên nhau không sao, cưới 12 ngày chồng qua đời?Vợ Diogo Jota "xác phu" 10 năm bên nhau không sao, cưới 12 ngày chồng qua đời?
21:39:58 04/07/2025
Tiểu thư 7000 tỷ gây sốt Gia Đình Ha Ha khi lăn xả đào sắn, bẻ măng, cày ruộng!Tiểu thư 7000 tỷ gây sốt Gia Đình Ha Ha khi lăn xả đào sắn, bẻ măng, cày ruộng!
19:26:50 04/07/2025
Nơi tổ chức lễ cưới nay làm lễ tang, hôn nhân cổ tích của Diogo Jota khiến ta thấm thía cuộc đời quá mong manh!Nơi tổ chức lễ cưới nay làm lễ tang, hôn nhân cổ tích của Diogo Jota khiến ta thấm thía cuộc đời quá mong manh!
21:28:04 04/07/2025
Sơn Tùng bất ngờ có động thái gây chú ý, giữa ồn ào ảnh nhạy cảm của "gà cưng"Sơn Tùng bất ngờ có động thái gây chú ý, giữa ồn ào ảnh nhạy cảm của "gà cưng"
19:08:50 04/07/2025
Thực hư việc Hồ Nhất Thiên tuyên bố giải nghệThực hư việc Hồ Nhất Thiên tuyên bố giải nghệ
18:42:14 04/07/2025

Tin mới nhất

Nổ lớn tại trạm xăng ở Rome, Giáo hoàng Leo XIV lên tiếng

Nổ lớn tại trạm xăng ở Rome, Giáo hoàng Leo XIV lên tiếng

23:56:13 04/07/2025
Truyền thông Ả Rập Xê Út đưa tin phía Hamas được cho là thể hiện sự linh hoạt về vấn đề giải trừ vũ khí - một điều kiện Israel yêu cầu cho lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza.
Nga tiến hành đợt oanh tạc lớn nhất vào Ukraine, ông Trump thất vọng

Nga tiến hành đợt oanh tạc lớn nhất vào Ukraine, ông Trump thất vọng

23:52:27 04/07/2025
Ngày 4.7, Không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng 539 UAV và 11 tên lửa sang Ukraine trong đêm 3.7, đợt tấn công lớn nhất từ đầu xung đột. Các lực lượng Ukraine đã ngăn chặn 478 mục tiêu trên không, theo Reuters.
Một người Trung Quốc vừa được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài

Một người Trung Quốc vừa được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài

23:49:06 04/07/2025
Hôm nay (4.7), Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok cảnh báo công dân nước này hãy cẩn trọng trước những lời mời làm việc lương cao mà không cần giấy phép lao động sau khi có thêm một trường hợp giải cứu thành công nạn nhân bị lừa bán san...
Giáo hoàng Leo nỗ lực đoàn kết Vatican với 'liệu pháp cái ôm'

Giáo hoàng Leo nỗ lực đoàn kết Vatican với 'liệu pháp cái ôm'

23:45:11 04/07/2025
Ngày 6.7 tới, Giáo hoàng Leo XIV chính thức nghỉ hè, đánh dấu kỳ nghỉ đầu tiên sau 2 tháng đảm nhận vai trò mới ở Vatican, dẫn dắt giáo hội Công giáo trên con đường khôi phục sự đoàn kết và củng cố truyền thống lâu đời.
Quân đội Hàn Quốc thông báo bắt giữ một người Triều Tiên vượt biên

Quân đội Hàn Quốc thông báo bắt giữ một người Triều Tiên vượt biên

23:45:09 04/07/2025
Quân đội Hàn Quốc hôm nay 4.7 thông báo một người Triều Tiên bị cáo buộc vượt qua giới tuyến trên bộ vào Hàn Quốc đã bị bắt giữ và tạm giam, theo AFP.
Hôm nay chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu thông báo mức thuế cho các đối tác

Hôm nay chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu thông báo mức thuế cho các đối tác

22:30:17 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ bắt đầu gửi thư cho các đối tác thương mại sớm nhất vào ngày 4.7 để thông báo về mức thuế để tiếp tục giao thương với Mỹ.
Nhật Bản tính khai thác đất hiếm sâu kỷ lục dưới đáy đại dương

Nhật Bản tính khai thác đất hiếm sâu kỷ lục dưới đáy đại dương

22:25:17 04/07/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm khai thác khoáng sản đất hiếm từ đáy đại dương ở độ sâu nhất từ trước đến nay trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về nguồn cung đối với các nguồn tài nguyên quan trọng.
Nga trở thành nước đầu tiên chính thức công nhận chính quyền Taliban

Nga trở thành nước đầu tiên chính thức công nhận chính quyền Taliban

22:22:59 04/07/2025
Chính phủ Afghanistan hôm 3.7 cho biết Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức công nhận Taliban là nhà cầm quyền hợp pháp ở quốc gia Tây Á.
Siêu dự luật 'to đẹp' được Hạ viện Mỹ thông qua

Siêu dự luật 'to đẹp' được Hạ viện Mỹ thông qua

22:20:33 04/07/2025
Dự luật chi tiêu và giảm thuế được Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ đã qua ải Hạ viện và chỉ còn chờ chủ nhân Nhà Trắng ký ban hành.
Châu Âu thiếu máy điều hòa giữa nắng nóng khắc nghiệt

Châu Âu thiếu máy điều hòa giữa nắng nóng khắc nghiệt

22:17:28 04/07/2025
Sóng nhiệt khắc nghiệt đang đe dọa nhiều vùng châu Âu, khiến hàng triệu người phải chật vật thích nghi trước nhiệt độ kỷ lục, trong khi máy điều hòa rất ít.
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên

Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên

21:18:34 04/07/2025
Tập đoàn Microsoft ngày 2.7 thông báo sẽ cắt giảm hơn 9.000 nhân sự, theo CNBC. Động thái này sẽ ảnh hưởng tới gần 4% lực lượng lao động toàn cầu của công ty ở nhiều bộ phận khác nhau.
Hạ viện Mỹ chạy nước rút bỏ phiếu siêu dự luật

Hạ viện Mỹ chạy nước rút bỏ phiếu siêu dự luật

21:12:25 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump rạng sáng 3.7 đã gọi điện cho một số hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa có lập trường phản đối dự luật to đẹp cắt giảm thuế và chi tiêu sâu rộng.

Có thể bạn quan tâm

Hạt sạn ngớ ngẩn ở phim Việt giờ vàng, ai học ngành Y thấy sẽ "tự ái" vô cùng

Hạt sạn ngớ ngẩn ở phim Việt giờ vàng, ai học ngành Y thấy sẽ "tự ái" vô cùng

Phim việt

23:57:10 04/07/2025
Bộ phim Việt giờ vàng Dịu Dàng Màu Nắng ở những diễn biến gần đây đang gây ra vô số tranh cãi xoay quanh nhân vật chính - Xuân (Ngọc Huyền).
Nghịch Ái - Hiện tượng đam mỹ gây bão hot search chỉ sau một đêm: Cặp đôi vô danh vươn lên thành đỉnh lưu tiềm năng?

Nghịch Ái - Hiện tượng đam mỹ gây bão hot search chỉ sau một đêm: Cặp đôi vô danh vươn lên thành đỉnh lưu tiềm năng?

Hậu trường phim

23:54:31 04/07/2025
Từng là hai cái tên vô danh, nhưng chỉ sau một đêm phát sóng quốc tế, bộ phim đam mỹ Nghịch Ái đã đẩy Điền Hủ Ninh và Tử Du trở thành cặp đôi đang được quan tâm bậc nhất.
Thông tin chính thức về "số phận" của Miss Grand Vietnam 2025 sau bê bối của Thuỳ Tiên

Thông tin chính thức về "số phận" của Miss Grand Vietnam 2025 sau bê bối của Thuỳ Tiên

Sao việt

23:47:44 04/07/2025
Miss Grand Vietnam phủ nhận chuyện dừng tổ chức mà xác nhận rằng cuộc thi sẽ trở lại trong tháng 9/2025, nghĩa là trễ 1 tháng so với lịch trình ban đầu.
Người mẫu 25 tuổi bị lừa bán sang Myanmar, công an vào cuộc điều tra

Người mẫu 25 tuổi bị lừa bán sang Myanmar, công an vào cuộc điều tra

Sao châu á

23:38:51 04/07/2025
Người mẫu Trung Hạo Bân, 25 tuổi - bị 1 nhóm người lừa bán sang Myanmar, mất liên lạc với gia đình. Hiện công an đã vào cuộc điều tra.
Phim Hàn gây sốt toàn cầu vì ý tưởng tình dục táo bạo

Phim Hàn gây sốt toàn cầu vì ý tưởng tình dục táo bạo

Phim châu á

23:14:15 04/07/2025
Bộ phim truyền hình sắp ra mắt của Hàn Quốc S-Line với sự tham gia của Lee Soo Hyuk và Lee Da Hee đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới vì cốt truyện táo bạo về ham muốn, chấn thương và sự thật.
'Wolfoo và cuộc đua tam giới': Đường đua kịch tính, thông điệp ý nghĩa chính thức của phim ra rạp tháng 7

'Wolfoo và cuộc đua tam giới': Đường đua kịch tính, thông điệp ý nghĩa chính thức của phim ra rạp tháng 7

Phim âu mỹ

23:00:54 04/07/2025
Thương hiệu hoạt hình Việt Wolfoo chính thức tung trailer cho phần phim điện ảnh mới nhất Wolfoo và cuộc đua tam giới, ấn định ngày khởi chiếu 11/7.
Truyền hình thực tế, nhìn từ hiện tượng Gia đình Haha

Truyền hình thực tế, nhìn từ hiện tượng Gia đình Haha

Tv show

22:45:58 04/07/2025
Khi người xem đã quá mệt mỏi với những tranh cãi, xung đột, mâu thuẫn không dứt trong các chương trình truyền hình thực tế, Gia đình Haha bỗng xuất hiện và tạo nên cơn sốt được gọi tên: show chữa lành.
Lái xe vào đường cấm còn chống người thi hành công vụ

Lái xe vào đường cấm còn chống người thi hành công vụ

Pháp luật

22:40:47 04/07/2025
Ngày 4/7, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự đối tượng Lại Hữu Kiên (SN 1977, trú xã Nam Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên), để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.
Thời hoàng kim của nhóm nhạc nữ Kpop đang kết thúc?

Thời hoàng kim của nhóm nhạc nữ Kpop đang kết thúc?

Nhạc quốc tế

22:40:14 04/07/2025
Nửa đầu năm 2025 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về thành tích của các nhóm nhạc nữ Hàn Quốc, bất chấp nhiều màn tái xuất hoành tráng.
Nhan sắc của nghệ sĩ Hồng Đào ở tuổi 63

Nhan sắc của nghệ sĩ Hồng Đào ở tuổi 63

Phong cách sao

22:27:34 04/07/2025
Làm người mẫu ảnh ở tuổi ngoài 60, nghệ sĩ Hồng Đào khiến khán giả xuýt xoa bởi vóc dáng thon thả, nhan sắc trẻ trung.
4 tiết mục giúp Phương Mỹ Chi vượt qua loạt đối thủ tại sân chơi Trung Quốc

4 tiết mục giúp Phương Mỹ Chi vượt qua loạt đối thủ tại sân chơi Trung Quốc

Nhạc việt

22:20:28 04/07/2025
Qua 4 tiết mục tại Sing! Asia 2025, Phương Mỹ Chi cho thấy sự trưởng thành trong cách hát và tư duy nghệ thuật, đồng thời khẳng định mình là nghệ sĩ trẻ mang theo trách nhiệm lan tỏa văn hóa Việt.