Chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ, xử lý bằng cách nào?
Các sở y tế cho biết vào thời điểm mùa đông đến, số trẻ đến khám do chảy máu cam gia tăng đáng kể. Điều này có thể khiến nhiều phụ huynh lo lắng con mình có thể đang mắc bệnh nguy hiểm.
Tình trạng chảy máu cam hay còn được biết là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ xảy ra thường xuyên hơn. Đối tượng trẻ dễ bị chảy máu cam vào mùa đông là trẻ từ 3 đến 8 tuổi.
Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam chảy ra mũi trước. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ bị chảy máu cam chảy ra mũi sau xuống họng vô cùng nguy hiểm tới trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ diễn ra thường xuyên hơn?
TS.BS Đào Đình Thi – Trưởng khoa nội soi, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, dân gian hay gọi chảy máu cam. Tuy nhiên, theo kiến thức về y khoa thì chảy máu cam được gọi là hiện tượng chảy máu mũi.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ như sau:
- Người bị chảy máu cam do tổn thương tại chỗ, khả năng bị u vùng hốc mũi, viêm nhiễm hoặc bị rối loạn đông máu, chấn thương và dị vật.
- Nguyên nhân gây chảy máu cam do thành mạch bị yếu. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam do thành mạch yếu và 10% trẻ có thể đang mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
Video đang HOT
Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam do thành mạch yếu và 10% trẻ có thể đang mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó – Ảnh Internet
- Chảy máu cam xảy ra do chịu tăng áp lực từ bên trong, nguyên nhân này thường xuất hiện ở người già mắc bệnh cao huyết áp.
Tình trạng chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn vì vào thời tiết hanh khô của mùa đông, trẻ dễ bị chảy máu mũi do bị khô mũi và bị viêm. Ngoài ra, nếu trẻ hay ngoáy mũi cũng làm xước niêm mạc và làm giảm sức bền của thành mạch.
2. Dấu hiệu cảnh báo những bất thường khi chảy máu mũi ở trẻ
Thông thường, nếu trẻ bị chảy máu mũi, phụ huynh có thể nhanh chóng quan sát và kiểm tra khi thấy con trẻ bị chảy máu mũi 1 bên sau đó máu chảy ra từ phía trước mũi. Cũng có một số ít máu xuống họng.
Hầu hết tình trạng chảy máu mũi ở trẻ xảy ra với khối lượng máu không nhiều và thường nhanh chóng ngừng chảy máu sau khi được cha mẹ sử dụng tay để giữ ở cánh mũi của trẻ 1 lúc.
Phụ huynh có thể sử dụng nước muối biển để xịt vào mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý để giữ ấm cho mũi.
Lưu ý, sau khi hiện các bước trên, nếu trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều. Phụ huynh lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám.
Đặc biệt, nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng và thực hiện các phương pháp loại trừ trước sau đó mới chuyển trẻ đến các khoa khác như khoa tim mạch nếu trẻ bị huyết áp tăng hoặc có thể trẻ được chuyển đến Bệnh viện huyết học nếu trẻ gặp phải tình trạng rối loạn đông máu,…
Nếu sau khi hiện các bước trên, nếu trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều, phụ huynh lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám – Ảnh Internet
3. Phòng bệnh chảy máu cam vào mùa đông cho trẻ bằng cách nào?
Vì mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ hanh khô làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị chảy máu cam. Do đó, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp giúp trẻ phòng tránh bệnh bằng cách:
- Giữ ấm cho trẻ.
- Rửa mũi cho trẻ để mũi trẻ không bị viêm nhiễm.
- Chú ý đến trẻ, tuyệt đối không cho trẻ tự ngoáy mũi gây xước niêm mạc và làm giảm sức bền của thành mạch.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
- Hạn chế để trẻ hoạt động mạnh, chơi các môn thể thao như chạy hay nâng nhấc vật nặng.
- Trường hợp trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất xơ cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày.
Bảo vệ sức khỏe trẻ mùa đông khỏi bệnh chảy máu cam, phụ huynh cần chủ động tìm những biện pháp phòng tránh cho trẻ thích hợp nhất.
Chảy máu cam ở trẻ em và cách xử trí
Theo ghi nhận ở các cơ sở y tế, mới vào mùa đông nhưng số trẻ đi khám do bị chảy máu cam tăng. Nhiều cha mẹ lo lắng con bị bệnh hiểm nghèo.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây chảy máu mũi
Theo TS.BS Đào Đình Thi - Trưởng khoa nội soi, BV Tai mũi họng TW, dân gian hay gọi là chảy máu cam nhưng về y khoa thì gọi đó là hiện tượng chảy máu mũi. Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh chảy máu mũi, thứ nhất là do tổn thương tại chỗ như người bệnh có khả năng bị u ở vùng hốc mũi, viêm nhiễm, rối loạn đông máu hoặc chấn thương dị vật; thứ hai là do chịu tăng áp lực từ bên trong (nguyên nhân này thường gặp ở người già bị bệnh cao huyết áp); thứ ba do thành mạch bị yếu. "Thực tế, có 90% trẻ bị chảy máu mũi là do thành mạch yếu, chỉ có 10% là do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng" - TS.BS Đào Đình Thi nhận định.
Sở dĩ vào mùa đông, thời tiết hanh khô, trẻ bị chảy máu mũi nhiều hơn là do trẻ bị khô mũi, bị viêm, hay ngoáy mũi làm xước niêm mạc và giảm sức bền của thành mạch.
Dấu hiệu nhận biết những bất thường của chảy máu mũi
Nếu trẻ bị chảy máu mũi thông thường, cha mẹ có thể quan sát con sẽ chỉ bị chảy máu một bên mũi, máu chảy ra từ phía trước mũi (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Khối lượng máu chảy không nhiều và thường ngừng chảy máu sau khi cha mẹ dùng hai tay giữ ở cánh mũi của trẻ một lúc.
Sau đó cha mẹ nên dùng nước muối biển xịt vào mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mũi. Nếu thực hiện các bước trên xong mà trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.
TS.BS Đào Đình Thi khuyên cha mẹ nên đưa con đi khám ở Bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, làm phương pháp loại trừ trước rồi có thể trẻ sẽ được chuyển đến khám tại khoa tim mạch (nếu huyết áp tăng) hoặc khám ở BV huyết học nếu trẻ bị rối loạn đông máu...
Phòng bệnh cho con
Cha mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ ẩm cho mũi, rửa sạch không để mũi bị viêm nhiễm, không cho trẻ ngoáy mũi và bổ sung vitamin C thường xuyên. Tránh cho trẻ hoạt động mạnh hoặc chơi các môn thể thao như chạy, nhấc vật nặng. Nếu trẻ bị táo bón thì cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để phòng ngừa? Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì là băn khoăn được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi nếu như không biết việc trẻ bị chảy máu cam nên ăn uống gì có thể khiến cho bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn trước. Đồng thời, làm cho vấn đề điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Trẻ bị chảy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 rủi ro sức khỏe lâu dài của thực phẩm siêu chế biến

Những người không nên ăn hồng xiêm

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?
Có thể bạn quan tâm

Trung úy CĐM "ụp crown" vươn tầm quốc tế, giống hệt Quang Hùng, phản ứng bất ngờ
Netizen
16:43:59 04/05/2025
"Sít rịt" Nam vương tình thế đảo ngược, nhan sắc hú hồn, chạy show mệt nghỉ
Sao châu á
16:26:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025
Say xỉn, đá bàn làm việc của CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
15:10:47 04/05/2025
Bạn gái tài tử 'Titanic' gây 'nhức mắt' ở sự kiện, làm loạn thoát bóng bạn trai
Sao âu mỹ
15:04:31 04/05/2025