Chế độ ăn cho người bị chấy rận
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng TP.HCM cho biết, chấy, rận là côn trùng hút máu nhỏ sống trên da của động vật có vú và chim. Có 3 loại chấy rận thích nghi với việc sống trên người: chấy (Pediculus humanus capitis), rận (Pediculus humanus) và rận cua hay rận bẹn (Pthius pubis). Chấy, rận có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời, có thể truyền bệnh sốt phát ban, sốt hồi quy…
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị chấy rận
Chế độ ăn uống không trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều trị chấy rận. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng vẫn rất quan trọng đối với người bị chấy rận, đặc biệt là trẻ em, vì nó giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương do chấy rận cắn và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
Tăng cường hệ miễn dịch: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả chấy rận. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng và các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Giảm ngứa và viêm: Một số thực phẩm có đặc tính chống viêm tự nhiên, giúp giảm ngứa và viêm da đầu do chấy rận gây ra.
Phục hồi da đầu: Chấy rận có thể gây tổn thương da đầu, dẫn đến tình trạng khô, bong tróc. Một chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất giúp phục hồi da đầu, giảm thiểu tình trạng này.
Hỗ trợ quá trình điều trị: Một số loại thuốc trị chấy rận có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn. Chế độ ăn uống cân bằng giúp giảm thiểu các tác dụng phụ này và đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng trong quá trình điều trị.
2. Thực phẩm nên ăn khi bị chấy rận
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng quan trọng đối với người bị chấy rận, đặc biệt là trẻ em, vì nó giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương do chấy rận cắn.
Thực phẩm giàu protein: Protein là thành phần thiết yếu của tế bào da và tóc. Bổ sung đủ protein giúp phục hồi da đầu bị tổn thương và thúc đẩy quá trình mọc tóc. Các nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại hạt.
Video đang HOT
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
Vitamin A: Giúp duy trì độ ẩm cho da đầu và kích thích mọc tóc. Các nguồn vitamin A tốt bao gồm cà rốt, khoai lang, rau bina và gan động vật.
Vitamin B: Giúp giảm viêm da đầu và kích thích mọc tóc. Các nguồn vitamin B tốt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, trứng và các loại đậu.
Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ da đầu khỏi tổn thương. Các nguồn vitamin C tốt bao gồm cam, chanh, ổi và dâu tây.
Kẽm: Giúp giảm viêm da đầu và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Các nguồn kẽm tốt bao gồm thịt bò, hàu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Sắt: Giúp vận chuyển oxy đến da đầu và thúc đẩy quá trình mọc tóc. Các nguồn sắt tốt bao gồm thịt đỏ, rau bina và các loại đậu.
Thực phẩm giàu omega-3 : Omega-3 có đặc tính chống viêm, giúp giảm ngứa và viêm da đầu. Các nguồn omega-3 tốt bao gồm cá hồi, cá thu, hạt lanh và dầu ô liu.
Uống đủ nước: Nước giúp duy trì độ ẩm cho da đầu và giảm ngứa. Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc khi bị sốt.
3. Thực phẩm nên tránh khi bị chấy rận
Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh, có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da đầu và vùng da bị tổn thương.
Thực phẩm cay nóng:Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng ngứa và kích ứng da.
Thực phẩm có đường: Đường có thể làm tăng viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa da.
Rượu bia và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm chậm quá trình phục hồi da đầu và các vùng da khác.
3. Lưu ý khác trong dinh dưỡng người bị chấy rận
Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung thực phẩm giàu probiotic: Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm. Các nguồn probiotic tốt bao gồm sữa chua, kim chi và dưa cải bắp.
Tránh gãi đầu, gãi các vùng da bị tổn thương: Gãi đầu có thể làm tổn thương da và làm lây lan chấy rận.
Vệ sinh da đầu, vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Tắm gội đầu thường xuyên bằng dầu gội trị chấy rận và giữ da đầu sạch sẽ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tình trạng chấy rận không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ
Cuối 2023, Đồng Nai đã được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng côn trùng Trung ương công nhận loại trừ sốt rét trên quy mô toàn tỉnh.
Tuy nhiên, địa bàn vẫn còn ghi nhận 1-2 ca bệnh sốt rét ngoại lai.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây qua muỗi Anopheles. Ảnh: Freepik.
Cuối năm 2023, Đồng Nai đã được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng côn trùng Trung ương công nhận loại trừ sốt rét trên quy mô toàn tỉnh. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn ghi nhận 1-2 ca bệnh sốt rét ngoại lai.
Sau loại trừ sốt rét, Đồng Nai vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa giúp tránh nguy cơ tái phát, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì những thành quả đã đạt được trong công tác chống sốt rét.
Huyện Vĩnh Cửu là một trong những huyện trọng điểm được hưởng lợi từ Dự án phòng chống sốt rét (Quỹ Toàn Cầu, RAI..) nên các hoạt động của Chương trình phòng chống sốt rét được quan tâm, đầu tư kinh phí thực hiện đã góp phần làm tăng hiệu quả của chương trình.
"Đặc biệt từ năm 2019 đến nay toàn huyện không phát hiện trường hợp sốt rét nội địa nào. Với những kết quả đã đạt được, năm 2023 Sở Y tế Đồng Nai đã ra quyết định công nhận huyện Vĩnh Cửu hoàn thành loại trừ bệnh sốt rét. Theo đó, huyện Vĩnh Cửu chính thức chuyển từ giai đoạn loại trừ sốt rét sang giai đoạn phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ", bác sĩ chuyên khoa II Hồ Văn Hoài, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu, nói.
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu tổ chức truyền thông lưu động Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4.
Theo điều tra đánh giá của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM tại huyện Vĩnh Cửu về độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất phun và tẩm màn, kết quả cho thấy chưa có tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét, đây là một trong những yếu tố thuận lợi trong công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại của huyện Vĩnh Cửu.
Tuy nhiên theo kết quả điều tra véc tơ truyền bệnh sốt rét định kỳ hàng năm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) thực hiện, cho thấy vẫn còn véc tơ chính truyền bệnh sốt rét lưu hành là An.Dirus, đây lại là yếu tố nguy cơ lớn cho phòng ngừa sốt rét sau loại trừ.
Bên cạnh đó địa bàn huyện Vĩnh Cửu còn giáp ranh tỉnh Bình Phước (tỉnh chưa loại trừ sốt rét), và tại một số xã thuộc vùng lưu hành sốt rét, người dân vẫn còn đi làm rừng, nương rẫy nên nguy cơ muỗi đốt vẫn còn.
"Kết quả điều tra phát hiện véc tơ chính truyền bệnh sốt rét cùng với tình hình dân di biến động khó kiểm soát, nhất là tình trạng người dân đi lao động tự do giáp ranh tỉnh Bình Phước (nơi có sốt rét lưu hành) sẽ làm tăng nguy cơ mắc sốt rét dẫn đến nguy cơ dịch sốt rét tại huyện Vĩnh Cửu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra địa bàn huyện còn có lực lượng lớn kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh Đồng Nai thường xuyên đi rừng, ngủ rừng nguy cơ bị muỗi đốt vẫn còn cao. Do vậy, công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại huyện vẫn được coi là một nhiệm vụ trọng tâm", bác sĩ Hoài thông tin thêm.
Với mục tiêu: Không có trường hợp mắc sốt rét nội tại; 100% trường hợp mắc sốt rét ngoại lai được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế ban hành; Không để dịch sốt rét xảy ra; 11 huyện, thành phố thực hiện phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ. Đồng Nai thực hiện đồng loạt, định kỳ các hoạt động: Giám sát dịch tễ, điều tra côn trùng truyền bệnh sốt rét, thực hiện kỹ thuật lấy lam máu, nhuộm lam soi kính hiển vi tìm ký sinh trùng sốt rét.
Xác định việc nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống sốt rét là yếu tố quan trọng để hạn chế thấp nhất người mắc sốt rét lâm sàng, không lây lan thành dịch bệnh.
"Hàng năm CDC Đồng Nai xây dựng kế hoạch để bảo đảm theo các mục tiêu của Bộ Y tế, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương; phát triển và củng cố hệ thống giám sát, đánh giá từ tỉnh xuống đến cơ sở; xây dựng quy trình và hướng dẫn theo dõi giám sát cho từng tuyến; tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ vùng có dân di biến động; thực hiện chiến dịch phun tẩm hóa chất cho các hộ dân sống trong vùng sốt rét lưu hành. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn trung tâm y tế các huyện, thành phố chủ động trong công tác giám sát ký sinh trùng sốt rét thường xuyên; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống bệnh sốt rét; cung cấp tài liệu, hướng dẫn nội dung tuyên truyền cho trung tâm y tế các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền phòng, chống sốt rét tại các trạm y tế địa phương", bác sĩ Lương Thị Hiên, Phụ trách khoa Ký sinh trùng - Côn trùng , CDC Đồng Nai, cho biết.
Sốt rét là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị khỏi. Chính vì vậy, để giảm số ca mắc, việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất.
Hàng năm, vào ngày thế giới phòng chống Sốt rét 25/4, các địa phương đều phát động chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét; tăng cường vận động nhân dân tích cực làm tốt vệ sinh môi trường. Mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh chủ động như: ngủ màn phòng tránh muỗi đốt; thực hiện các biện pháp diệt muỗi và triệt phá nơi trú ẩn của muỗi; thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, di rời chuồng gia súc ra xa nhà...; trường hợp nghi ngờ mắc bệnh sốt rét phải đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời; không tự điều trị bệnh sốt rét tại nhà.
Hà Nội ghi nhận một trường hợp tử vong do sởi Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng, để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng; tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, trẻ em bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025