Chiếc cặp đen bí ẩn luôn ở cạnh tổng thống Mỹ
Chiếc cặp da màu đen, được gọi là “Bóng đá”, chứa đựng những món đồ tối mật cho phép Tổng thống Mỹ phê chuẩn một vụ tấn công hạt nhân trong khi đang ở xa các trung tâm chỉ huy cố định như phòng Tình huống ở Nhà Trắng.
Business Insider cho hay, tên gọi chính thức là “cặp khẩn cấp của Tổng thống”, chiếc cặp da đen, nhìn rất đơn giản, là thứ mà một trong số 5 trợ lý quân sự của Tổng thống luôn cầm và nó luôn ở trong tầm với của Tổng thống Obama phòng trường hợp cần sử dụng.
Theo ông Bill Gulley, cựu giám đốc phòng quân sự Nhà Trắng, chiếc cặp “Bóng đá” không hề chứa bàn phím có nút đỏ ngày tận thế mà gồm 4 món sau: Một cuốn sách màu đen dày 75 trang, về các lựa chọn tấn công hạt nhân trả đũa, được in bằng mực đỏ và đen. Một cuốn sách màu đen khác chứa danh sách các địa điểm bí mật để Tổng thống có thể ẩn náu. Một cặp giấy manila gồm 10 trang hướng dẫn cách vận hành Hệ thống thông báo khẩn cấp. Một thẻ danh mục với các mã phê chuẩn.
Đôi lúc, một chiếc ăng ten thò ra khỏi chiếc cặp, có lẽ chứa các thiết bị truyền tin bên trong.
Tên gọi “Bóng đá” xuất phát từ “Đá” – mật mã của một chương trình chiến tranh hạt nhân bí mật, Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara cho hay. Theo tạp chí Smithsonia, việc kích hoạt “Đá” cần có một trong những chiếc cặp đen bí mật trên.
Các trợ lý quân sự được chọn cầm chiếc cặp trên đều được huấn luyện để giúp cho Tổng thống tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân trong vài phút.
“Bạn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng”, thiếu tá không quân Robert Patterson, người cầm cặp bí mật cho Tổng thống Clinton.
Video đang HOT
Chiếc cặp da đen “Bóng đá” luôn ở cùng với Tổng thống trên một chiếc máy bay, trực thăng, xe hay cầu thang máy. Khi Tổng thống ở nhà, chiếc cặp được cất ở một nơi bảo đảm trong Nhà Trắng, AP đưa tin.
Chiếc cặp đi bên cạnh Tổng thống Mỹ như hình với bóng, xuất hiện lần đầu vào thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Kennedy, ngay sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. 50 năm sau, chiếc cặp này vẫn đi theo Tổng thống ở khắp nơi.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet
Tại sao cử tri lại tin tưởng các gia tộc chính trị?
Có lẽ người dân có xu hướng bầu chọn cho những tên tuổi quen thuộc như Trudeau hay Le Pen khi mà những cuộc khủng hoảng khiến họ hoảng sợ và hoang mang.
Kennedy, Roosevelt, Bush, Clinton, Gandhi, Bhutto, Gore, Aquino, Miliband, Le Pen là những dòng họ quen thuộc trên chính trường thế giới. Điểm chung gì đã tạo nên những tên tuổi ấy? Tất cả chúng, dù theo cách này hay cách khác, đều là tên của những gia tộc chính trị, những gia đình có hơn một thành viên đóng vai trò then chốt trong bộ máy chính trị quốc gia.
Justin Trudeau, con trai cựu thủ tướng Canada, ông Pierre Trudeau, là sự bổ sung mới nhất vào danh sách trên khi ông ta tuyên bố sẽ chạy đua vào vị trí lãnh đạo của đảng Tự do trong tuần này.
Trong khi đó, nhà Clinton và nhà Miliband lại nghiêng về xu hướng cả hai vợ chồng hoặc anh - em trong gia đình cùng tham gia chính trị, thay vì chuyển giao quyền lực giữa hai thế hệ cha và con.
Tuy vậy, sự nổi lên gần đây của nhà Trudeau tại Canada nhắc chúng ta rằng tên tuổi của các dòng họ chính trị vẫn là một "thương hiệu đáng tin cậy", đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền dân chủ.
Điều này cho chúng ta thấy gì về nền dân chủ hiện đại? Liệu có phải nền dân chủ mang tính "gia đình trị" này sẽ tạo nên sự mâu thuẫn với nền độc lập dân chủ?
Cả nước Pháp và nước Mỹ, từ khi được thành lập đều dựa trên một quan niệm về chủ nghĩa dân tộc: "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng" chứ không phải dựa trên quyền lực "cha truyền con nối" như chế độ quân chủ.
Năm 2007, khi Hillary Clinton tuyên bố sẽ ra tranh cử chức tổng thống, người ta ghi nhận rằng, vào thời điểm đó, có tới "40% người dân Mỹ đã sống trong thời kỳ mà Nhà Trắng chưa bao giờ vắng bóng người nhà Clinton hay Bush".
Mặc dù hệ thống "gia đình trị" của Mỹ đã suy yếu khi bước sang thế kỷ 21, ví dụ năm 2.000, Al Gore, con trai của thượng nghị sĩ Albert Gore đứng ra tranh cử ở đảng đối lập với George Bush (Bush con).
Hay cuộc bầu cử tổng thống của ông Obama chính là một bằng chứng của sự dân chủ khi mà người lên nắm quyền không xuất thân từ một gia tộc ưu tú và quyền lực. Điều này cũng trái ngược với thời kỳ thịnh vượng của nhà Kennedy và thời hoàng kim của những gia tộc chính trị.
Bên cạnh đó, trả lời phỏng vấn của tạp chí Vogue, Chelsea Clinton cho biết mùa hè này cô "đang chờ đợi phía sau cánh gà" đến khi (tự nhiên? hay được phép?) đi theo con đường chính trị.
Trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Pháp năm 2011, tại vòng bầu cử chính đảng, Martine Aubry của đảng Xã hội chủ nghĩa, con gái của Jacques Delors, đã trở thành ứng viên sáng giá cho chức tổng thống cùng với bà Marine Le Pen, người kế nhiệm vị trí chủ tịch Đảng Mặt trận Quốc gia từ cha mình.
Các gia tộc lớn mạnh đã từng một thời chi phối châu Âu, tất nhiên, nền quân chủ ấy phụ thuộc vào các điều luật của hiến pháp. Trong trường hợp của liên minh Anh, họ đã sử dụng những cuộc hôn nhân, những lễ kỷ niệm để củng cố những ý niệm lạc hậu rằng "mọi việc đều tốt đẹp" và "tất cả đang ở đúng vị trí của nó".
Giai cấp thượng lưu luôn tự tồn tại, những người có phạm vi quyền lực khác nhau sẽ tác động lẫn nhau, có nghĩa là những người nắm đặc quyền về kinh tế có thể dễ dàng nhúng tay vào chính trị. Đó chính là hệ tự tưởng mà chị em nhà Mitford nằm lòng và vận dụng chúng đơn giản như việc họ mặc những bộ quần áo. Các gia tộc chính trị này xuất hiện ở các nước cộng hòa dường như dễ dàng được chấp nhận hơn: từ dòng họ Bonaparte cho đến dòng họ Gandhi.
Cái tên của một dòng họ nào đó có thể gắn liền với sự ra đời của một quốc gia và trở thành hiện thân của đất nước ấy trong mắt nhiều người. Ngoài ra, cũng có một quy mô giới tính rõ ràng trong lĩnh vực chính trị: có nhiều nhà lãnh đạo nữ trong thời kỳ hiện đại là con gái của các Tổng thống và các Thủ tướng, dù điều đó cho thấy tầm quan trọng của huyết thống đã xóa đi những bất lợi thông thường của phụ nữ, nhưng nó cũng không giúp được gì nhiều cho phái nữ nói chung.
Trong chế độ độc tài hiện đại, các dòng họ có thế lực đã trở nên phổ biến. Ít ai nghĩ rằng một nhà lãnh đạo chuyên quyền không hề quan tâm đến cậu con trai ăn chơi; một Tiến sĩ đạo văn; hay một kẻ gây tai nạn bằng những chiếc xe đắt tiền, lại là người được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng tài chính, mà không hề bị nghi ngờ về trình độ căn bản.
Sự tham nhũng tiền của nhà nước thông qua hai hình thức: "chủ nghĩa bảo hộ lợi ích phe- nhóm" và "nhà nước kẻ cắp" được chứng thực khi tài sản quốc gia đổ vào túi những gia đình cầm quyền và những kẻ mà được gia đình hỗ trợ để có thể lọt vào thế giới bí mật như có tường bao quanh này. Tuy nhiên, điều nổi bật khi nhìn vào bối cảnh chính trị hiện nay là sự phổ biến của các gia tộc thiên tả, nơi mà con cháu của các chính khách được bầu ra để nắm quyền.
Ở một số quốc gia như Mỹ, có lẽ đó là những góc khuất của nền dân chủ và cũng là cách duy trì các gia tộc chính trị. Chi phí phát sinh như "nấm sau mưa" để phục vụ cho các chiến dịch bầu cử, đẩy quyền lực chính trị vào tay những người vừa sở hữu những khối tài sản kếch xù vừa có nhiều mối quan hệ. Nó có thể bị ràng buộc bởi vị thế lịch sử của một đảng và vai trò của một gia tộc trong đảng đó, ví dụ như trường hợp của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ.
Có lẽ, trong các cuộc tranh cử người ta đang dần chấp nhận ý thức hệ cực đoan bởi sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Các cử tri thực sự đặt niềm tin vào "những tên tuổi uy tín" khi mà cuộc khủng hoảng khiến họ trở nên hoang mang bởi những bất ổn trên thế giới.
Những tác động tiêu cực của hệ thống "gia đình trị" khá rõ ràng: sự dân chủ trong giới thượng lưu tan rã như những biến đổi của xã hội và kinh tế, điều này khuyến khích hành vi "tìm kiếm đặc lợi" theo ý muốn của các gia tộc quyền lực. Tuy nhiên những bài diễn văn chính trị đôi khi có thể bị giảm giá trị bởi cái tên của người đọc, điều này còn quan trọng hơn cả những vấn đề được đề cập tới trong bài diễn văn đó.
Bạn không cần phải đề cập tới cái tên "Geogre Bush" để biết rằng khuynh hướng dòng tộc cũng chưa chắc làm bạn trở thành ứng viên sáng giá nhất và sinh ra trong một gia đình chính trị không có nghĩa là bạn có thể trở thành một chính khách tài năng. Những người không phải vật lộn với việc tự mình tạo dựng tên tuổi thì gần như bị cho là nhờ những yếu tố khác họ mới có được chỗ đứng riêng trên thế giới.
Có lẽ, điều mà ta nên lưu tâm là: là một cử tri, tại sao nhiều người trong chúng ta vẫn cứ tin vào "những tên tuổi đáng tin cậy"? Và nếu chúng ta đang sống trong thời đại của "gia đình trị", chúng ta đã quyết định chọn những thành viên quyền lực nào?
Theo Laodong
Bà Hillary khen ngợi thông điệp liên bang của Tổng thống Obama Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đăng tải lời khen ngợi đối với thông điệp liên bang của Tổng thống Obama, theo NBC News ngày 21.1. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - Ảnh: Reuters Bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Mỹ, người được xem như ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ cho cuộc tranh cử tổng thống sắp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

16 trẻ nhập viện cấp cứu sau buổi ăn trưa tại trường
Sức khỏe
07:22:04 11/05/2025
Vì sao mỹ nhân đẹp nhất thế giới bị Hollywood tẩy chay?
Hậu trường phim
07:21:19 11/05/2025
5 phim Hàn về mẹ xuất sắc nhất 5 năm qua: Hay phát khóc, không xem hối hận cả đời!
Phim châu á
07:17:39 11/05/2025
Phú Yên không cấp phép mô tô nước hoạt động du lịch, thể thao
Du lịch
07:07:47 11/05/2025
Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động
Netizen
07:01:21 11/05/2025
Rộ thông tin ngày ra mắt DLC Black Myth: Wukong, game thủ chỉ cần chờ hơn 3 tháng nữa?
Mọt game
06:52:23 11/05/2025
Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà
Pháp luật
06:48:52 11/05/2025
Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?
Tin nổi bật
06:46:09 11/05/2025
Bức ảnh phơi bày quá khứ của Diệu Nhi
Sao việt
06:27:22 11/05/2025
Ji Soo lộ video công khai tán tỉnh người khác giới tại bãi biển?
Sao châu á
06:23:32 11/05/2025