Chiến công thần kỳ của tình báo Anh trên đất Pháp

Theo dõi VGT trên

Tháng 7/1940, Cục Chiến dịch đặc biệt (SOE) của tình báo Anh được thành lập. Trong giác thư do Thủ tướng Winston Churchill trình lên Nội các quốc phòng nêu rõ rằng SOE được thành lập “để điều phối các hoạt động phá hoại trên lãnh thổ của kẻ thù”.

Ban Pháp, bộ phận chính của SOE, nằm trên phố Baker, nơi thám tử lừng danh Sherlock Holmes và người bạn của ông, tiến sĩ Watson, từng “sống”.

Đại úy Maurice Buckmaster lần đầu tiên đặt chân đến phố Baker vào tháng 3/1941, khi công việc của Ban Pháp đang rối tung. Ông là người kế nhiệm của đại tá Marriott vừa nghỉ hưu. Maurice Buckmaster đã lãnh đạo Ban Pháp, bộ phận lớn nhất và quan trọng nhất của SOE, trong 4 năm. Dưới sự lãnh đạo của ông, 480 điệp viên, cả nam và nữ, đã được tung vào Pháp bằng việc nhảy dù từ máy bay nhỏ “Lysander”, từ tàu ngầm và thuyền đánh cá nhỏ. Nhiều năm sau chiến tranh, một số tác giả cáo buộc đại tá Buckmaster đã cố tình giao nộp một số điệp viên cho Gestapo để đánh lạc hướng chú ý của tổ chức này khỏi những điệp vụ và điệp viên quan trọng hơn.

Chiến công thần kỳ của tình báo Anh trên đất Pháp - Hình 1
Maurice Buckmaster.

Không thể phủ nhận những sai sót và nhầm lẫn trong công việc của cả Ban Pháp cũng như toàn bộ SOE. Nhưng không nên quên rằng Buckmaster và các cộng sự của ông đã làm được một công việc khó khăn vượt quá sức người. Ông biết rõ tất cả các điệp viên được cử sang Pháp và hết lòng lo lắng cho họ. Có lẽ, vốn là người có tính cách mềm yếu, ông không nên giữ một chức vụ buộc phải đưa con người vào chỗ chết mười mươi như vậy. Ông đích thân đưa tiễn từng điệp viên được cử đi, trước lúc khởi hành, ông hỏi lại anh ta có sẵn sàng bay vào vùng địch hậu không, và nói rằng nếu từ chối cũng không gây ra bất kỳ hậu quả xấu nào. Tất cả 375 điệp viên sống sót (25 người trong số đó bị giam giữ tại các nhà tù và trại tập trung ở Đức) đều nhận xét rất tốt về ông.

Sinh năm 1902, sau khi tốt nghiệp Đại học Oxford, Buckmaster sang học tập và sinh sống ở Pháp, trở thành phóng viên của tờ “Le Matin” ở Paris, rồi làm nhân viên quản lý cho hãng Ford ở Pháp và Anh. Năm 1939, chiến tranh xảy ra, ông nhập ngũ. Sau khi tốt nghiệp mấy khóa đào tạo điệp viên, ông được phong quân hàm đại úy. Mùa xuân năm 1940, ông được cử sang Pháp và tham gia bảo vệ hành lang Dunkerque, nơi từ đó quân Anh rút lui. Ngày 2/6/1940, ông rời Dunkerque với một nhóm thương binh.

Khi Buckmaster bắt đầu công việc, biên chế của ông chỉ có 8 người. Một năm sau, con số này đã tăng lên 24. Các trợ lý của ông không phải là “lính mới tò te”, có người đã ở mặt trận, ở hậu cứ của quân Đức trên đất Pháp, và không chỉ một lần; có những người đã bị thương hoặc chạy trốn từ các nhà tù của phát xít Đức.

Chiến công thần kỳ của tình báo Anh trên đất Pháp - Hình 2
Nicolas Bodington.

Trong số các cộng sự của ông có đại úy Lewis Gielgud, Trưởng ban tuyển mộ, người từng làm việc cho Hội Chữ thập đỏ trước và sau khi gia nhập SOE, và sau đó, phụ trách công tác nhân sự của UNESCO đến năm 1955. Ông đã tuyển mộ hầu hết các điệp viên SOE nổi tiếng. Một nhà tuyển mộ xuất sắc khác là đại úy Selwyn Jackson, tác giả nhiều cuốn bestseller trinh thám. Ngoài ra còn có Nicolas Bodington, cựu phóng viên tờ “Daily Express” ở Paris, đã nhiều lần đến Pháp khi cần tìm hiểu những thất bại và khắc phục hậu quả của chúng. Thiếu tá Bourne-Patterson nhớ thuộc lòng không chỉ từng ngôi làng trên bản đồ nước Pháp mà còn tất cả những địa điểm, nơi các điệp viên và hàng hóa được thả xuống, tất cả những hầm trú ẩn và căn hộ bí mật; ông được mệnh danh “bộ bách khoa toàn thư sống” của Ban Pháp.

Một nhân vật huyền thoại trong ban lãnh đạo của Bookmaster là thiếu tá Gerard Morel. Mùa xuân năm 1940, ông là sĩ quan thông tin trong quân đội Pháp. Trong lúc ốm nặng, ông bị quân Đức bắt ở Dunkerque và sau đó được chúng thả ra vì thấy không còn tác dụng. Gần như kiệt sức, ông tìm đường đến Tây Ban Nha, từ đó qua Brazil đến Bồ Đào Nha, nơi ông liên lạc với tình báo Anh và cuối cùng gia nhập SOE. Ngày 4/9/1941, ông là sĩ quan tình báo đầu tiên đặt chân lên đất Pháp không phải bằng nhảy dù (vì lý do sức khỏe) mà bằng máy bay “Lysander” (đây là lần hạ cánh đầu tiên của máy bay Anh xuống Pháp sau Trận Dunkerque). Morel nối lại liên lạc giữa nhóm điệp viên với sở chỉ huy, nhưng bị bắt sáu tuần sau vì một vụ phản bội. Ông tuyệt thực và lâm bệnh nặng. Trong bệnh viện nhà tù, ông được phẫu thuật; với những vết khâu ở bụng chưa lành, ông trốn bệnh viện sang Tây Ban Nha. Rơi vào tay lính biên phòng Tây Ban Nha, ông bị đưa vào trại. Ông lại bỏ trốn và đến được London. Sức khỏe của ông ngày càng suy sụp, ông chỉ ăn bánh mỳ khô và uống sữa.

Chiến công thần kỳ của tình báo Anh trên đất Pháp - Hình 3
Vera Atkins.

Morel đã tổ chức hàng trăm điệp vụ. Tháng 2/1944, ông trở lại Pháp với một nhiệm vụ khó khăn: bắt một điệp viên của SOE bị tình nghi. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ và dẫn anh ta về London. Các điệp viên của Ban Pháp gọi Vera Atkins là “Thiên thần tốt bụng”. Vì không có đủ người Pháp để tung vào hậu phương của quân Đức nên đơn vị phải “tạo ra” những “người Pháp” từ người Anh hoặc Canada. Và công việc này được giao cho Vera Atkins, một nữ điệp viên trẻ, thông minh và tài năng, phụ trách.

Video đang HOT

Những người quen biết gọi bà là “người phụ nữ lạnh lùng, cực kỳ thạo việc, có đầu óc phân tích” và là “bộ não và trái tim” của Ban Pháp. Bà đã cống hiến gần 5 năm cuộc đời mình cho ban này. Vera Atkins đã thu thập từng mẩu thông tin về cuộc sống ở nước Pháp bị chiếm đóng, bà có kiến thức bách khoa về tất cả các vấn đề có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một điệp viên được tung vào vùng địch hậu – công việc, cách di chuyển, giờ giới nghiêm, tiêu chuẩn lương thực, thủ tục đăng ký với cảnh sát, v.v…

Các giấy tờ giả được làm trong phòng thí nghiệm đặc biệt của SOE, nhưng Vera luôn biết cách bổ sung những chi tiết rất quan trọng, những bức ảnh “gia đình”, danh thiếp cũ, một lá thư của một người bạn hoặc người yêu cũ – nói chung là đủ thứ vặt vãnh có thể xác nhận danh tính của anh ta. Bà khai thác được những thứ này từ các nguồn bí mật của mình, ngoài ra còn có nhãn hiệu của các hãng may Pháp, vé tàu điện ngầm, diêm Pháp và các đồ vật khác. Nhưng ngoài những cái đó ra, Vera còn trực tiếp tham gia hướng dẫn các điệp viên ngay trước khi họ được tung vào hậu phương của kẻ thù. Mỗi điệp viên có một sĩ quan phụ trách riêng, chịu trách nhiệm huấn luyện anh ta và ở bên cạnh anh ta trong những ngày cuối cùng trước khi lên đường, nhưng không một đợt huấn luyện nào có thể bỏ qua sự tham vấn của Vera.

Chiến công thần kỳ của tình báo Anh trên đất Pháp - Hình 4
Thủ tướng Anh Winston Churchill.

Buổi liên hoan chia tay diễn ra tại phòng làm việc của người đứng đầu Ban Pháp Maurice Buckmaster, được bày biện theo phong cách Pháp. Mọi thứ đều phải tạo ra bầu không khí thân thiện, tin cậy và hy vọng vào thành công. Hiểu rõ vai trò của yếu tố con người, trong các buổi phát thanh rộng rãi trên mạng lưới vô tuyến, Vera Atkins đã bổ sung các thông tin về cuộc sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình các điệp viên cụ thể, về bố mẹ già, về việc sinh con, về anh trai của điệp viên đang tại ngũ, còn sống và được đề bạt. Đồng thời, những người thân không biết con hoặc chồng mình ở đâu, họ chỉ biết anh ta đang “làm nhiệm vụ”.

Buckmaster đã phải đấu tranh quyết liệt với Ủy ban Giải phóng Dân tộc Pháp (còn gọi là “Nước Pháp Tự do”), do tướng Charles de Gaulle lãnh đạo.

Ban Pháp và “Nước Pháp Tự do” là những đối thủ cạnh tranh không khoan nhượng không chỉ trong cuộc tranh giành “đội ngũ tuyển mộ”, mà còn trong một số vấn đề cơ bản. Về mặt lý thuyết, Buckmaster không nhất thiết phải sử dụng công dân Pháp. Tướng Charles de Gaulle khẳng định (và được sự đảm bảo của Winston Churchill) rằng tất cả những người Pháp đến Anh sẽ chỉ được thu hút vào công việc trong tổ chức của ông.

Trên thực tế, nhiều người Pháp, đặc biệt là người xuất thân từ các thuộc địa, đã trở thành điệp viên của SOE. Vì sao tướng Charles de Gaulle lại phản đối điều này? Thứ nhất, ông sợ sau chiến tranh tất cả các điệp viên của Anh này sẽ ở lại nước Pháp và sẽ làm việc cho người Anh. Thứ hai, ông không muốn để các điệp viên của SOE tiến hành các hoạt động khủng bố và phá hoại bởi vì điều đó có thể gây ra những hành động trả đũa của quân Đức và khiến dân Pháp tức giận chống lại những người đang lãnh đạo cuộc chiến chống quân Đức, kể cả tổ chức “Nước Pháp Tự do”. Ông cho rằng Ban Pháp chỉ được phép hoạt động tình báo. Trong cuộc đối thoại với Thủ tướng Winston Churchill, tướng Charles de Gaulle tuyên bố rằng những hoạt động của các điệp viên Anh trên nước Pháp “vi phạm chủ quyền của nó”.

Chiến công thần kỳ của tình báo Anh trên đất Pháp - Hình 5
Tướng Charles de Gaulle.

Giữa SOE và tổ chức “Nước Pháp Tự do” luôn xảy ra mâu thuẫn về việc sử dụng hàng không, cung cấp vũ khí do điệp viên người Pháp khai thác được. Người Anh đối xử với người Pháp như với những người bà con nghèo.

Đã có thời kì Anh và Mỹ nói chung không muốn công nhận Charles de Gaulle là người lãnh đạo phong trào giải phóng nước Pháp. SOE không can thiệp vào những cuộc tranh cãi chính trị, nhưng cũng không hợp tác với các ban đặc biệt của Charles de Gaulle. Về phần mình, tướng Charles de Gaulle cũng không công nhận SOE, nhưng các đơn vị của ông ta thì rất sẵn lòng hợp tác với tình báo Anh.

Bất chấp mọi nỗ lực của Buckmaster, năm 1942 kết thúc không tốt đẹp đối với Ban Pháp. Nhiều điệp viên bị bắt, liên lạc với những người còn lại thường xuyên bị gián đoạn trong nhiều tuần, và việc cung cấp vũ khí cho các nhóm Kháng chiến đã chấm dứt. Tình trạng thiếu người huấn luyện và vũ khí đã gây thất vọng cho những người tham gia Kháng chiến dựa vào SOE. Do thiếu phương tiện giao thông, năm 1942, nước Pháp chỉ nhận được 36 điệp viên và 17 nhân viên điện đài, khoảng 2 tấn thuốc nổ, 269 súng máy, 388 khẩu súng lục và 856 quả bom cháy.

Công việc trong năm 1943-1944 diễn ra hoàn toàn khác. Số lượng các điêp viên tung vào Pháp tăng lên đáng kể, mặc dù tổn thất vẫn ở mức cao. Trong nửa đầu năm 1944, 45.000 khẩu súng máy, 17.000 khẩu súng lục, v.v… đã được chuyển sang Pháp. Các điệp viên SOE hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với quân Kháng chiến Pháp, đã liên kết với lực lượng Đồng minh sau khi mặt trận thứ hai được mở.

Theo báo cáo của Ban Pháp, trong những năm chiến tranh, đã có 480 điệp viên được tung vào Pháp, trong đó có 130 người bị Đức Quốc xã bắt, 26 người sống sót và được trả tự do. Một số người đã hy sinh trong các trận chiến đấu.

Ở Pháp có từ 70 đến 80 mạng lưới tình báo của SOE, 30 nhóm và đơn vị cơ sở hoạt động. Sau chiến tranh, có 49 câu lạc bộ “Những người bạn của Maurice Buckmaster” được thành lập ở Pháp và Đức, gồm các cựu binh thuộc Ban Pháp của SOE

Thế giới đang trở nên kém an toàn hơn?

Tháng 8/2021, Mỹ rút binh sĩ cuối cùng khỏi Afghanistan trong hỗn loạn. Thời điểm đó, tràn ngập truyền thông quốc tế là hình ảnh nhân sự phương Tây xếp hàng chờ rời Kabul, trong khi đám đông, gồm phần lớn là người Afghanistan từng có hợp tác với Mỹ và đồng minh, cố gắng chen chân lên những chiếc máy bay đang đỗ trên đường băng, thậm chí cố gắng bám vào vận tải cơ quân sự Mỹ đang chạy đà với hi vọng có thể rời khỏi đất nước trước ngày Taliban nắm quyền.

Đỉnh điểm của sự lộn xộn là vụ đánh bom liều chết do khủng bố IS thực hiện ngày 26/8/2021 ở sân bay Kabul, khiến 13 binh sĩ Mỹ và 162 người khác, bao gồm phần lớn là dân thường, mất mạng.

Đến nay, đã 2 năm trôi qua, nhưng trong lòng nước Mỹ vẫn còn nguyên cuộc tranh cãi ai phải chịu trách nhiệm cho chiến dịch rút lui. Từ phía chính quyền Tổng thống Joe Biden, các quan chức đương nhiệm coi đó là kế hoạch không tồi vì đã sơ tán khỏi Afghanistan 124.000 người phương Tây và Afghanistan trong nửa tháng. Nhà Trắng đánh giá việc rút lực lượng khỏi quốc gia Nam Á còn cho phép sử dụng nguồn lực tình báo và quân sự vào nhiệm vụ khác, theo Axios. Ở chiều ngược lại, những người đối lập coi cuộc thoái lui lộn xộn là cái kết không thể tệ hơn của một chiến lược can thiệp sai lầm kéo dài suýt soát 2 thập kỷ.

Bất chấp cách Mỹ giải thích cho sự rút đi vội vã khỏi Afghanistan, việc chính quyền Kabul sụp đổ nhanh chóng và những "di sản" gây tranh cãi về an ninh sau cuộc chiến của Washington một lần nữa cho thấy phương Tây cần cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách can thiệp quân sự ở nước ngoài.

Thế giới đang trở nên kém an toàn hơn? - Hình 1
Người Afghanistan chờ đợi với hy vọng có một "tấm vé" lên máy bay rời Kabul trước khi Taliban nắm quyền tháng 8/2021. Ảnh: GettyImages.

"Trò chơi đổ lỗi"

Tháng 4/2023, trong báo cáo giải mật tóm tắt về chiến dịch chấm dứt hiện diện ở Afghanistan được Chính phủ Mỹ công bố, Nhà Trắng khẳng định bộ máy dưới quyền Tổng thống Biden đã làm tất cả những gì có thể, đồng thời đổ lỗi chính quyền tiền nhiệm Donald Trump tạo bối cảnh bất lợi cho quá trình rút quân. Thỏa thuận hòa bình mà ông Trump đạt được với Taliban ở Doha đầu năm 2020, trong đó có nội dung về cam kết rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, bị Nhà Trắng mô tả là đã đẩy chính quyền kế nhiệm vào tình thế không còn đường lui. "Chính quyền ông Trump ấn định ngày rút quân nhưng không vạch ra kế hoạch nào cho việc đó", bản tóm tắt nêu.

Nhà Trắng cũng đánh giá, việc Taliban có thể "nhanh chóng và dễ dàng" kiểm soát Afghanistan cho thấy, "không có kịch bản khác, ngoại trừ kịch bản việc gia tăng sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ, có thể làm thay đổi những gì đã xảy ra". "(Thế nhưng) Tổng thống Biden không chấp nhận đẩy thêm một thế hệ người Mỹ nữa vào cuộc chiến mà đáng lẽ đã phải chấm dứt từ lâu", bản tóm tắt viết.

Cách lập luận của chính quyền Mỹ đương nhiệm do đảng Dân chủ kiểm soát khiến phe Cộng hòa nổi giận. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng 4/2023 chỉ trích Nhà Trắng đang chơi "trò chơi đổ lỗi" khi công bố báo cáo cho rằng chính quyền ông chịu trách nhiệm về cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan. Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Michael McCaul, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ thì tuyên bố, chính quyền Tổng thống Joe Biden phải "chịu trách nhiệm về thất bại trong lập kế hoạch và thực hiện việc rút quân".

Trước áp lực từ phe Cộng hòa, đầu tháng 7/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành thêm báo cáo đánh giá quyết định của cả chính quyền ông Trump lẫn chính quyền ông Biden về việc kết thúc sứ mệnh ở Afghanistan đều "có tác động nghiêm trọng đối với chính phủ và an ninh Afghanistan lúc bấy giờ".

Văn kiện này cho rằng, trong khi chính quyền tiền nhiệm "thiếu tương đối" trách nhiệm trong việc lập kế hoạch cho việc rút quân, thì chính quyền đương nhiệm rơi vào tình thế "quá vội vã" nên bị động trước các diễn biến bất ngờ. "Việc lên kế hoạch ứng phó bị ảnh hưởng bởi những quan ngại liên quan tới một số dấu hiệu, nhất là dấu hiệu Mỹ đã mất niềm tin vào chính phủ Afghanistan thời bấy giờ", báo cáo có đoạn kết luận.

Trên thực tế, Mỹ đổ nhiều tỷ USD xây dựng chính quyền Kabul nhưng thừa nhận không thể trông đợi vào các quan chức địa phương vì tình trạng tham nhũng và thiếu năng lực. Từ khi ông Biden quyết tâm chấm dứt hiện diện tại Afghanistan, cánh truyền thông đã loan báo về việc nhiều viên chức dưới quyền Tổng thống Afghansitan Ashraf Ghani "đổi chác" với Taliban để đầu hàng, giao nộp vũ khí đổi lấy tiền.

Nhiều quan chức Afghanistan coi sự rút lui của Mỹ là chỉ dấu Taliban chắc chắn trở lại. Họ muốn đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như vai trò trong chính quyền mới. Với quân đội Afghanistan, Mỹ không tiếc tiền trang bị cho quân đội Afghanistan máy bay, trực thăng, thiết bị bay không người lái, xe bọc thép, kính quan sát trong đêm, nhưng quân nhân Afghanistan vừa không có kĩ năng, vừa không đủ kỉ luật để dùng chúng chống lại đối thủ được trang bị kém hơn.

"Di sản" an ninh gây tranh cãi

Theo thống kê của Viện Watson, Afghanistan là nơi ghi nhận cuộc chiến dài nhất và tốn kém nhất Mỹ từng tham gia. Kể từ 2001, Washington đổ vào cuộc xung đột khoảng 2.300 tỷ USD. Trong đó, tổng chi tiêu quân sự là 825 tỷ USD, bao gồm 130 tỷ USD phục vụ các dự án tái thiết. Theo CNN, Mỹ sau này chi 18 tỷ USD viện trợ thiết bị quân sự cho quân đội và lực lượng an ninh của Afghansitan.

Tổng thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR), cơ quan giám sát độc lập của Mỹ, cho biết thêm, Mỹ bỏ lại số khí tài trị giá khoảng 7,2 tỷ USD khi rút quân. Số vũ khí đó bao gồm máy bay, tên lửa, xe quân sự các loại, vũ khí nhỏ, đạn dược. Phần lớn chúng hiện do Taliban nắm giữ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lo ngại nguy cơ vũ khí Mỹ rơi vào tay những kẻ cực đoan, gây ra mối đe dọa an ninh đáng kể không chỉ cho Afghanistan, khu vực Trung Đông mà còn nhiều nơi khác trên thế giới.

Ngoài ra, bất chấp lập luận của Mỹ rằng họ đã "đạt mục tiêu" ở Afghanistan, gồm làm suy yếu mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda và ngăn chặn được các cuộc tấn công tương tự thảm kịch ngày 11/9, tình hình an ninh tổng thể chưa được cải thiện trên toàn Afghanistan, biến quốc gia này thành "Las Vegas" cho những kẻ cực đoan, New York Times dẫn lời cựu sĩ quan an ninh Afghanistan nói.

Số lượng các nhóm cực đoan hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan cũng tăng theo thời gian, lên đến 20 tổ chức khác nhau vào năm 2017. Từ tháng 8/2021, nhánh IS Afghanistan, được biết đến với tên gọi IS-K, đã thực hiện hàng chục vụ đánh bom liều chết nhắm vào các tín đồ Hồi giáo Shiite, hiện chiếm khoảng 10-20% trong tổng số 40 triệu dân quốc gia Nam Á. Ngoài ra, có tình trạng các chiến binh từ Afghanistan xâm nhập nước láng giềng Pakistan và tham gia tổ chức Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP) chiến đấu chống chính quyền ở Islamabad. Taliban nắm quyền đã là một thực tế không thể đảo ngược. Giới chuyên gia lo ngại, nếu không có sự hợp tác của Afghanistan - từng là nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố khét tiếng, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sẽ gặp trắc trở.

Một góc độ nào đó, sự ra đi của Mỹ và sụp đổ của chính quyền Kabul được nhìn nhận là đã chứng minh sự lỗi thời của chủ nghĩa can thiệp quân sự quốc tế, ít nhất là ở Afghanistan. Ngoại trừ một chính phủ quân quản, Afghanistan một thế kỉ qua trải qua hầu hết các hệ thống chính phủ, từ quân chủ, cộng hòa, chính trị thần quyền..., có hoặc không có sự can dự từ bên ngoài, nhưng chưa chính quyền nào đủ mạnh để bảo vệ người dân khỏi đói nghèo và chiến tranh.

Stephen Pomper, Giám đốc chính sách tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy các chính sách nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết xung đột, còn so sánh tình huống Afghanistan với Libya, nơi Mỹ và đồng minh châu Âu lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi với lý do "bảo vệ dân thường" nhưng cuối cùng lại đẩy quốc gia này vào một thập kỷ hỗn loạn và bạo lực.

Theo NewAfricanMagazine, việc Mỹ từ bỏ Afghanistan cũng bị các nhóm vũ trang chống chính quyền ở một số quốc gia Trung Đông - châu Phi xem là chỉ dấu về việc phương Tây "không phải là không thể bị đánh bại"; còn các quốc gia đồng minh, các chính quyền thân Mỹ lo ngại về các cam kết lâu dài của Washington.

Chỉ trong 2 năm qua, khu vực Sahel, nơi phương Tây dẫn đầu các chiến dịch chống khủng bố, đã ghi nhận một loạt cuộc đảo chính ở Mali, Burkina Faso và mới đây nhất là Niger. Trong tuyên bố hôm 15/8 vừa qua, bà Nikki Haley, cựu Thống đốc bang Nam Carolina, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ và là ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2024, đánh giá thế giới trở nên "kém an toàn hơn" kể từ thời điểm Mỹ rút khỏi Afghanistan. "Kẻ thù của chúng ta đang ngày một táo tợn hơn, còn các đồng minh của chúng ta đang đặt câu hỏi về các cam kết của Mỹ", bà lập luận.

Các nhà quan sát cảnh báo, Mỹ buông bỏ Afghanistan lần thứ hai, nhưng không có nghĩa là xung đột tại quốc gia này chấm dứt lâu dài. Bên cạnh cuộc chiến với các nhóm khủng bố, Taliban đối mặt sự kháng cự của lực lượng Mặt trận kháng chiến quốc gia (NRF), với thành phần là các binh sĩ và chính trị gia dưới thời chính quyền cũ của Afghanistan, hiện lập căn cứ tại thung lũng Panjshir, phía Bắc Kabul. Ngoài ra, căng thẳng giữa chính quyền Taliban và quốc gia láng giềng Iran - một cường quốc quân sự hàng đầu ở khu vực - đang có dấu hiệu leo thang xung quanh tranh cãi về nguồn nước ngọt quan trọng. Hai bên thời gian qua ghi nhận một số vụ đụng độ qua lại, khiến hàng chục binh sĩ thương vong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'
21:20:25 28/04/2025
Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người nàyRùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
17:45:17 30/04/2025
Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thườngSắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường
21:29:31 28/04/2025
Sau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lụcSau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục
20:33:09 28/04/2025
Chuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở KurskChuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở Kursk
13:51:39 29/04/2025
Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng KurskTổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk
18:54:23 28/04/2025
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dàiPhó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài
15:08:30 29/04/2025
Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung QuốcPhát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung Quốc
05:53:12 30/04/2025

Tin đang nóng

Vụ cha 'xử' tài xế hại con ở Vĩnh Long: lộ bản KL va chạm, khiếu nại VKS bị bác?Vụ cha 'xử' tài xế hại con ở Vĩnh Long: lộ bản KL va chạm, khiếu nại VKS bị bác?
13:23:08 30/04/2025
Đại tá lái Su-30MK2 nhào lộn: bắt cận visual phong độ, nhận cuộc gọi nóngĐại tá lái Su-30MK2 nhào lộn: bắt cận visual phong độ, nhận cuộc gọi nóng
13:12:32 30/04/2025
Khoảnh khắc đẹp khối nghệ sĩ diễu hành 30/4: Ngọc Châu - Tiểu Vy xuất hiện sáng bừng khung hình, 1 nam diễn viên liên tục cúi đầuKhoảnh khắc đẹp khối nghệ sĩ diễu hành 30/4: Ngọc Châu - Tiểu Vy xuất hiện sáng bừng khung hình, 1 nam diễn viên liên tục cúi đầu
14:03:54 30/04/2025
Chồng Mỹ của nữ ca sĩ nổi đình đám dặn vợ: "Nếu anh có làm sao thì để anh lại Việt Nam"Chồng Mỹ của nữ ca sĩ nổi đình đám dặn vợ: "Nếu anh có làm sao thì để anh lại Việt Nam"
13:47:54 30/04/2025
Sao Việt 30/4: Tuyết Lan mang thai con đầu lòngSao Việt 30/4: Tuyết Lan mang thai con đầu lòng
13:45:44 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
14:34:32 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
15:05:54 30/04/2025
Sao Việt hướng về Đại lễ 30/4: Mỹ Tâm nghẹn ngào, vợ chồng Cường Đô La làm đại biểu danh dự, Đen Vâu có hành động khiến hàng nghìn người xúc độngSao Việt hướng về Đại lễ 30/4: Mỹ Tâm nghẹn ngào, vợ chồng Cường Đô La làm đại biểu danh dự, Đen Vâu có hành động khiến hàng nghìn người xúc động
12:57:10 30/04/2025

Tin mới nhất

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

17:38:55 30/04/2025
Động thái đưa S-300PS tới Kyrgyzstan cho thấy Nga quyết tâm duy trì ảnh hưởng quân sự tại Trung Á, bất chấp áp lực từ Mỹ, NATO và tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.
'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

16:46:17 30/04/2025
Trong khi Mỹ và Trung Quốc ăn miếng trả miếng , châu Âu có thể tận dụng lợi thế của mình để củng cố vị thế trên trường quốc tế. Châu Âu có thể trở thành một trung tâm thương mại tự do, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

16:44:07 30/04/2025
Sự không chắc chắn về tương lai của thuế quan đang gây ra thiệt hại lớn cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế ở châu Âu. Các doanh nghiệp đang trì hoãn các khoản đầu tư lớn do không thể dự đoán được lợi nhuận trong bối cảnh thuế quan th...
Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

16:33:19 30/04/2025
Pakistan cáo buộc rằng Ấn Độ đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào lãnh thổ Pakistan, báo hiệu nguy cơ leo thang nghiêm trọng hơn trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng có vũ khí hạt nhân.
Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

16:31:29 30/04/2025
Phát biểu trước báo giới từ Geneva, người phát ngôn của UNRWA, bà Juliette Touma cho rằng việc phong tỏa Gaza là kẻ giết người thầm lặng nhằm vào trẻ em và người già ở vùng lãnh thổ này.
Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

15:34:15 30/04/2025
Bộ Quốc phòng Na Uy khẳng định rằng sự kết hợp giữa phi đội máy bay chiến đấu F-35 tiên tiến và tên lửa JSM tầm xa sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh hoạt động của nước này.
Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

15:33:10 30/04/2025
Chính quyền sở tại cho biết sau khi tiếp nhận tin báo cháy xảy ra cháy vào khoảng 12h25', tổng cộng 22 xe chữa cháy và 85 lính cứu hỏa đã được điều động đến hiện trường, thực hiện công tác dập lửa và tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu...
Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

11:01:49 30/04/2025
Trước phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu, Malta là quốc gia thành viên cuối cùng trong Liên minh châu Âu (EU) còn chương trình cấp quyền công dân cho nhà đầu tư.
Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

10:52:15 30/04/2025
Tàu hộ vệ BRP Jose Rizal của Hải quân Philippines diễn tập phóng thử tên lửa Mistral 3 do hãng MBDA của Pháp phát triển.
Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

10:44:56 30/04/2025
Ngọn lửa bao trùm nhà hàng 2 tầng tại tỉnh Liêu Ninh ở Trung Quốc vào trưa 29.4 khiến 22 người thiệt mạng và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ra chỉ đạo.
Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

10:41:55 30/04/2025
Hãng thông tấn IRNA tạiIranngày 29.4 đưa tin ủy ban điều tra cho biết cơ quan an ninh và tư pháp sẽ nghiêm túc điều tra để xác định cụ thể nguyên nhân và những cá nhân chịu trách nhiệm.
Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ

10:34:43 30/04/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan cảnh báo Ấn Độ có thể sắp tấn công nước ông giữa thời điểm hai bên căng thẳng sau vụ tấn công chết người tại Kashmir gần đây.

Có thể bạn quan tâm

Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra

Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra

Sao thể thao

19:02:56 30/04/2025
Trong thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội, Mai Hà Trang - vợ của cầu thủ Hà Đức Chinh bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý khi nhiều người dành lời khen có cánh cho nhan sắc của cô.
Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4

Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4

Netizen

18:44:46 30/04/2025
Không khí lễ kỷ niệm cũng được truyền tải trên sóng trực tiếp để người dân khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc có thể theo dõi. Khi các khối diễu binh, diễu hành đi qua các tuyến đường, người dân hò reo, cổ vũ, tạo nên không khí tưng bừng, k...
TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

Tin nổi bật

18:39:33 30/04/2025
Người dân khi di chuyển đến các điểm bắn pháo hoa nên lưu ý các khu vực hạn chế và cấm xe để tránh ùn tắc. Thành phố đã bố trí lực lượng điều tiết giao thông tại các tuyến đường trọng điểm và khu vực tổ chức sự kiện.
Nữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứ

Nữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứ

Sao việt

18:06:43 30/04/2025
Các nghệ sĩ có truyền thống gia đình khoác áo lính, tham gia vào những thời khắc lịch sử của đất nước đã có lời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn và niềm tự hào đầy xúc động với người thân của mình.
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng

Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng

Sao châu á

18:03:47 30/04/2025
Park Seo Joon hiện đang khiến mạng xã hội châu Á dậy sóng, nhưng lần này không phải vì một vai diễn mới mà là vì một hành động đẹp khiến ai nấy đều cảm động.
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?

Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?

Hậu trường phim

17:49:28 30/04/2025
Một trong những nữ diễn viên trẻ nổi bật, được ngợi ca là biểu tượng nhan sắc mới của làn sóng hallyu chính là Go Yoon Jung.
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Sức khỏe

15:19:13 30/04/2025
Đây là chìa khóa quan trọng để tránh tăng cân trong những ngày lễ. Hãy sử dụng đĩa nhỏ hơn và cố gắng lấy một lượng vừa đủ cho mỗi món ăn. Lắng nghe cơ thể và dừng lại khi cảm thấy vừa đủ no, thay vì cố gắng ăn cho hết hoặc ăn bù .
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này

"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này

Phim việt

14:40:11 30/04/2025
Bộ phim tái hiện giai đoạn khói lửa chiến tranh của đất nước, khắc họa thế giới nội tâm của những người sống trong một thời kỳ khắc nghiệt khó quên.
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5

Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5

Du lịch

14:22:48 30/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, nhiều điểm du lịch miền Tây tung chương trình ưu đãi, hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang lại kỳ nghỉ nhiều trải nghiệm văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực độc đáo.
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Thế giới số

14:16:42 30/04/2025
Theo WCCF Tech, người hâm mộ Apple từng kỳ vọng iPhone 17 Pro và 17 Pro Max sẽ là những thiết bị di động đầu tiên của hãng sở hữu lớp phủ màn hình chống phản chiếu (anti-reflective)
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt

Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt

Ôtô

14:07:54 30/04/2025
Xe hybrid và xe thuần điện chiếm phần lớn sản phẩm mới ra mắt thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4, với giá bán từ 839 triệu đồng đến gần 8,7 tỷ đồng.