Chiến hạm Nhật đến Myanmar: Vòng vây Trung Quốc đang dần xiết lại
Ngày 30-9, đội tàu chiến của Lực lượng Hải quân phòng vệ Nhật Bản (MSDF), trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới, đã tới Myanmar, bắt đầu chuyến thăm 5 ngày, đánh dấu lần đầu tiên các tàu của MSDF cập cảng nước này.
Ba tàu chiến của Nhật, gồm Kashima TV-3508, Shirayuki TV-3517 và Isoyuki DD-127 dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa, đã được giới chức Hải quân Myanmar, do Thiếu tướng Maung Oo Lwin dẫn đầu, đón tiếp tại cảng Thilawa, cách Yangon 25km về phía Nam. Trước đó, các tàu này đã đến thăm các cảng ở Mỹ và các nước châu Âu. Dự kiến, sau Myanmar, đội tàu của Nhật Bản sẽ đến thăm Campuchia.
Các tàu huấn luyện Kashima TV-3508, Shirayuki TV-3517 và tàu khu trục hộ tống Isoyuki DD-127 cùng với 730 nhân viên MSDF, trong đó có 180 học viên hải quân, đang thực hiện chuyến hành trình vòng quanh thế giới từ hồi tháng 5. Yangon là điểm đến thứ 17 của đội tàu Hải quân phòng vệ Nhật Bản kể từ khi bắt đầu cuộc hành trình.
Phát biểu sau lễ đón tiếp, Chuẩn Đô đốc Kitagawa cho biết, chuyến thăm này sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh hàng hải, cũng như tăng cường giao lưu và tình hữu nghị. Ông nói: “Mặc dù chúng tôi chưa có kế hoạch triển khai các cuộc diễn tập hải quân chung giữa hai nước, nhưng hai bên sẵn sàng tiến hành các hoạt động như vậy trong tương lai gần”.
Chiến hạm Nhật cập cảng Myanmar
Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế với Myanmar, kể từ khi chính phủ dân sự do Tổng thống Thein Sein đứng đầu nắm quyền từ năm 2011 và hiện đang tìm cách thúc đẩy hợp tác an ninh với nước này. Động thái “ngoại giao chiến hạm” này được các nhà phân tích chính trị thế giới xem như là một nỗ lực, để chống lại sự ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc tại khu vực này.
Từ đầu năm đến nay, liên tiếp các chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso và Thủ tướng Shinzo Abe đến Myanmar, đã cho thấy quyết tâm của Nhật, hòng nâng tầm ảnh hưởng ở khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc. Đầu tiên, hai nước đã tập trung thảo luận phương hướng hợp tác về tất cả các vấn đề đầu tư kinh tế, thương mại song phương, sau đó cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự trong tương lai.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng, có tính chất then chốt trong hợp tác chiến lược Nhật Bản – Myanmar là việc Nhật quyết định triển khai đầu tư quy mô lớn vào Myanmar, chuyển dịch các cơ sở kinh tế Nhật từ Trung Quốc sang Myanmar; nhằm nâng cao quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước, tạo thế đứng chân vững chắc cho các doanh nghiệp Nhật Bản, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nhật, đẩy lùi phạm vi thế lực của Trung Quốc không chỉ ở Myanmar, mà còn ở các nước xung quanh như Lào và Campuchia.
Trung Quốc đã viện trợ cho Myanmar tàu hộ vệ tên lửa cũ, lớp 053H1
Sau cuộc cách mạng dân chủ “Mùa xuân Myanmar”, Tổng thống Thein Sein đã chuyển hướng quan hệ ngoại giao sang phương Tây, lập tức trong 3 dự án đầu tư lớn của Trung Quốc vào Myanmar, phát sinh 2 vấn đề nổi cộm: kế hoạch xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irawadi, có tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD đã bị đình chỉ, dự án khai thác mỏ đồng do tập đoàn xây dựng điện lực Trung Quốc đảm nhận ở núi Latbadaung – Thành phố Monywa, vùng Sagaing trị giá 1 tỷ USD, cũng phải ngừng khai thác.
Tận dụng thời cơ này, Nhật Bản đã phát triển ảnh hưởng sang Myanmar, chỉ tính riêng năm tài khóa 2011-2012, kim ngạch mậu dịch song phương giữa Nhật Bản và Myanmar đã lên đến 822 triệu USD, tăng 60% so với năm trước. Ngoài ra, trước tình hình quan hệ song phương Trung – Nhật gia tăng bất đồng sâu sắc, chính phủ Nhật Bản đã quyết định từng bước thoái vốn đầu tư ở Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư sang Myanmar và một số quốc gia Đông Nam Á đang “hục hặc” với Bắc Kinh.
Trung Quốc cũng đã viện trợ cho Myanmar máy bay cường kích cũ Q-5I
Quả thực là người Nhật đã lấy “gậy ông đập lưng ông”, vận dụng tuyệt vời kế “Nhất tiễn song điêu” trong binh pháp Tôn Tử của chính Trung Quốc, một mặt phá hoại nền kinh tế Trung Quốc, mặt khác lấy lòng các quốc gia Đông Nam Á, đẩy lùi sự ảnh hưởng của Bắc Kinh khỏi ASEAN, lôi kéo một số nước vào trục liên minh Mỹ – Nhật, hình thành vòng vây cô lập Trung Quốc chạy suốt từ Ấn Độ cho đến Myanmar và Campuchia.
Một khi Nhật Bản tạo lập được thế đứng chân vững chắc ở Myanmar, điều kiện địa – chính trị xung quanh Trung Quốc sẽ xấu đi nghiêm trọng. Thêm vào đó, Nhật còn đang tích cực bắt tay hợp tác với NATO, đồng thời lôi kéo các quốc gia khác trong khối ASEAN có tranh chấp trên biển với Trung Quốc hình thành khối liên minh đối phó với Bắc Kinh, trong tương lai các hội nghị ASEAN mở rộng 10 3 (thêm Trung, Nhật, Hàn) sẽ là các “diễn đàn lên án” Trung Quốc.
Khi đó, Trung Quốc sẽ bị cô lập, khi biên giới trên bộ với Ấn Độ, Myanmar không được bảo đảm, Philippines và Nhật hành động cứng rắn trên biển Đông và biển Hoa Đông. Thêm vào đó là sự hiện diện thường trực của Mỹ ở Nhật và Philippines, đã tạo thế bao vây Trung Quốc từ bốn phương, tám hướng. Có thể nói là vòng vây cô lập Trung Quốc đã hình thành và đang từ từ siết lại.
Theo ANTD
Mỹ tìm cách gỡ bỏ "chuỗi ngọc trai" TQ ở Ấn Độ Dương
Tổng thống Myanmar Thein Sein sẽ đến Mỹ vào ngày 20/5, chuyến thăm chính thức đầu tiên trong 47 năm qua.
Tổng thống Obama và Tổng thống Thein Sein.
Những người ủng hộ cải thiện quan hệ Mỹ-Myanmar gọi chuyến thăm sắp tới là mốc quan trọng trong quan hệ song phương và là bằng chứng về sự hỗ trợ của Washington dành cho sự thay đổi dân chủ tại Myanmar. Những người phê phán thì nhấn mạnh thực tế là vi phạm nhân quyền tại Myanmar vẫn tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mục tiêu địa chính trị quan trọng hơn của Mỹ là đưa Myanmar ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và đảm bảo cho Wasington một chỗ đứng trong khu vực chiến lược quan trọng này.
Gần nửa thế kỷ qua Myanmar do giới quân sự lãnh đạo. Phương Tây đã trừng phạt nước này và trong thời gian đó, đồng minh duy nhất của Myanmar vẫn là Trung Quốc.
Năm 2011, tổng thống Myanmar là Thein Sein đã thực hiện chính sách dân chủ và đường lối cởi mở hơn trong quan hệ với phương Tây. Hàng trăm tù nhân chính trị được ra tù, trong đó có lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, người trong nhiều năm qua bị quản thúc tại gia.
Phương Tây đã gỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar. Trong tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Myanmar.
Đánh giá chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Myanmar đến Mỹ có nhiều ý kiến rất khác nhau.
Ông Zaw Htay, chánh văn phòng của tổng thống Thein Sein, tuyên bố khi trả lời phỏng vấn AFP rằng chuyến thăm này là sự hỗ trợ của Washington cho "Mùa xuân Myanmar", nhưng mùa xuân này "cụ thể hơn" so với "Mùa xuân Arập".
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Jay Carney lưu ý: "Tổng thống Obama mong muốn thảo luận về các cơ hội kinh tế dành cho người dân Myanmar và các loại hỗ trợ mà Mỹ có thể đề xuất."
Chuyên gia Nga Boris Volkhonsky nói với đài Tiếng nói nước Nga: "Trong thực tế, vấn đề nhân quyền là bức màn khói che đậy những thứ quan trọng hơn. Cho đến gần đây, Myanmar đã và vẫn là một trong những điểm quan trọng trong chiến lược &'chuỗi ngọc trai' của Trung Quốc. Myanmar nằm trên con đường tắt tiềm năng vận chuyển hàng hóa từ châu Phi và Trung Đông tới miền nam Trung Quốc. Cảng Chauphyu nằm ở bang Rakhine đang được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc có vai trò rất quan trọng. Cuối năm 2011 Hoa Kỳ công bố chiến lược &'xoay trục' và &'quay trở lại châu Á'. Mục đích chính của chiến lược này hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực".
Theo vietbao
Trung Quốc bị "sốc" khi Mỹ tiến vào "sân sau" Myanmar? LiệuTrung Quốccó bị "sốc" khi Tổng thống Thein Sein bất ngờ tôn trọng "ý nguyện của người dân" vàMỹđột nhiên "tốt" vớiMyanmar? Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Myanmar, Thein Sein. Quan hệ thương mại đầu tư Trung Quốc-Myanmar tăng vọt Tuy có lịch sử lâu đời, nhưng quan hệ thương mại Trung Quốc-Myanmar đã tăng vọt trong những năm gần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của Mỹ

Hoà đàm Nga - Ukraine ở Istanbul liên tục diễn ra các cuộc họp ba bên

Ukraine thừa nhận mất chiến đấu cơ F-16 thứ ba

NATO dính bê bối tham nhũng, hoạt động điều tra bắt giữ diễn ra ở nhiều quốc gia

Phái đoàn Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhóm họp thảo luận hướng giải quyết xung đột tại Ukraine - Ngoại trưởng Nga kêu gọi lập khuôn khổ cho toàn lục địa Á-Âu

Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia: Rào cản hay chất xúc tác cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine?

Thủ tướng Đức: Berlin không có kế hoạch cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

Chính quyền Mỹ lên kế hoạch đưa nhiều hãng sản xuất chip Trung Quốc vào 'danh sách đen'

Thỏa thuận Mỹ - UAE thúc đẩy xuất khẩu máy bay trị giá hàng chục tỷ USD

Crimea rung chuyển bởi nổ lớn khi Nga và Ukraine chuẩn bị hoà đàm ở Istanbul

APEC ra tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của WTO và kêu gọi hợp tác

Thuế quan của Mỹ: Walmart cảnh báo nguy cơ tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ Jin (nhóm BTS) ra mắt album solo thứ hai mang tên "Echo"
Nhạc quốc tế
19:47:40 16/05/2025
Nam ca sĩ Vbiz bị thủng màng nhĩ: 1 tai chỉ còn nghe được 20%, nguyên nhân xuất phát từ hành động không ai ngờ tới
Sao việt
19:42:42 16/05/2025
Nỗi ám ảnh bị bạo hành của "nàng tiên cá" Halle Bailey
Sao âu mỹ
19:34:55 16/05/2025
Hoa hậu Thanh Thủy khoe dáng tại loạt địa danh biểu tượng ở Hà Nội
Phong cách sao
19:09:47 16/05/2025
5 điểm nổi bật đưa Lamine Yamal vượt xa Messi ở tuổi 17
Sao thể thao
19:02:28 16/05/2025
Cô gái 28 tuổi biến căn nhà cũ thành tổ ấm phong cách phương Tây khiến cư dân mạng phát sốt: "Sân vườn như mơ, ai cũng muốn sống ở đó"
Sáng tạo
18:50:06 16/05/2025
Người phụ nữ Mỹ sống sót sau hai tuần mất tích ở vùng núi hiểm trở
Lạ vui
18:46:51 16/05/2025
Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?
Tin nổi bật
18:39:04 16/05/2025
Hành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hình
Netizen
18:38:54 16/05/2025
Bắt kẻ lừa 'chạy án' lấy 16 tỷ đồng
Pháp luật
18:25:10 16/05/2025