Chiến tranh công nghệ Mỹ Trung nguy hiểm hơn cả Covid-19
Covid-19 đang càn quét trên toàn cầu, song nguy cơ thiệt hại vì thương chiến công nghệ Mỹ – Trung mới khiến Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc “tỉnh dậy trong đêm”.
“Khi hai con voi nhảy múa, khó có thể đứng bên ngoài mà không bị tác động”, Jrg Wuttke – Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc ví von.
Trung Quốc bắt đầu khôi phục sau đại dịch Covid-19 (xuất phát từ thành phố Vũ Hán cuối năm 2019 trước khi lan rộng trên toàn cầu, khiến hơn 8,3 triệu người bị nhiễm bệnh), nhưng nỗi lo về làn sóng dịch thứ hai đang tăng lên khi Bắc Kinh phát hiện nhiều ca nhiễm mới tuần trước.
Dù vậy, ông Wuttke cho rằng Covid-19 là thách thức có thể xử lý, các doanh nghiệp châu Âu đang “mò mẫm trong bóng tối” vì sự bất ổn mà virus mang lại. Tuy nhiên, việc bị mắc kẹt giữa làn đạn của Mỹ và Trung Quốc mới là mối nguy lâu dài.
Ông nhận xét chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, cụ thể là chiến tranh công nghệ, dẫn tới chiến tranh tài chính, có thể kéo dài hơn, gây tổn hại nhiều hơn và rõ ràng mang đến sự bất ổn khổng lồ. “Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào bán dẫn Mỹ. Chúng ta cũng có thị trường lớn tại đây (Trung Quốc). Lo ngại cuối cùng tất nhiên là khi Mỹ hay Trung Quốc quay sang ta và hỏi “các anh có một lựa chọn: đi theo hay chống lại chúng tôi”"?
Video đang HOT
Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại từ tháng 5/2019 vì nguy cơ an ninh quốc gia. Mới đây, Thư ký Thương mại Wilbur Ross cho biết những nguy cơ này vẫn còn đó, đặc biệt về 5G. Quyết định của Mỹ về cơ bản cấm doanh nghiệp trong nước kinh doanh với Huawei và làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Ông Wuttke cho biết bất chấp nhiều năm vận động hành lang, các doanh nghiệp châu Âu vẫn phải đối mặt với sân chơi không công bằng tại Trung Quốc trong các lĩnh vực mới nổi như 5G. Chẳng hạn, Ericsson có thể ý hợp đồng tại Trung Đông, châu Phi, châu Á, châu Âu nhưng không thể cạnh tranh tại Trung Quốc.
Tài xế GrabBike làm việc hơn 7 giờ/ngày dễ mắc phải các lỗi nguy hiểm
Một nghiên cứu mới đây của RMIT cho thấy gần 1/3 tài xế xe ôm công nghệ ở Việt Nam từng gặp tai nạn xe cộ và đáng ngạc nhiên là 80% trong số đó tự khiến mình gặp nguy hiểm do chạy xe bất cẩn.
Đây là nội dung đáng chú ý trong nghiên cứu "Những hành vi nguy hiểm dẫn đến va chạm giao thông giữa các tài xế xe ôm công nghệ ở Việt Nam" được công bố trong tạp chí quốc tế Nghiên cứu phương tiện giao thông - Đại học RMIT Việt Nam thông tin.
Theo nghiên cứu, xe ôm là một phương tiện giao thông quan trọng với nhiều người dân Việt Nam và với việc gia tăng phát triển những công nghệ mới, các ứng dụng đặt xe ôm đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Các nghiên cứu viên từ Đại học RMIT và các nhà khoa học về phương tiện giao thông đến từ 3 trường đại học Việt Nam đã tìm hiểu hành vi nguy hiểm trên đường trong một nghiên cứu mới công bố của nhóm. Nghiên cứu này đã khảo sát hơn 600 tài xế xe ôm công nghệ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
TS. Chris De Gruyter - chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu đô thị Đại học RMIT - cho biết việc dùng điện thoại khi đang lái xe là hành vi nguy hiểm thường thấy nhất, với 52% người tham gia khảo trả lời đã từng làm như vậy.
"Điện thoại di động được xem là phương tiện cần thiết cho các tài xế xe ôm công nghệ nên kết quả này cũng không có gì đáng ngạc nhiên (...). Tài xế cần dùng điện thoại thông minh để nhận yêu cầu từ khách hàng và liên lạc với họ nếu cần thiết để xác nhận địa điểm đón khách. Một số tài xế còn dùng điện thoại thông minh như phương tiện định vị GPS và điều này có thể ảnh hưởng đến việc cầm lái" - ông nói.
Bất cẩn không dùng xi nhan khi chuyển hướng là hành vi nguy hiểm thứ hai thường thấy nhất ở các tài xế xe ôm công nghệ.
Phần báo cáo tóm tắt được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu phương tiện giao thông - phần Tâm lý học và Hành vi giao thông.
Cũng theo TS. De Gruyter, việc không dùng xi nhan để chuyển hướng cũng dễ dẫn đến va chạm. Gần 31% bác tài tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ không xi nhan khi chuyển hướng ít nhất vài lần trong một năm.
Nghiên cứu cho thấy những tài xế xe ôm công nghệ là sinh viên và người có thu nhập thấp thường có hành vi nguy hiểm hơn. Họ thường lấn làn xe ô tô, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, vượt ẩu và lái xe khi uống bia.
Nghiên cứu trước đây cho thấy tài xế với thu nhập thấp thường lái xe nguy hiểm và vướng vào va chạm giao thông do muốn tăng thu nhập bằng cách làm việc nhiều giờ hơn. Theo TS. De Gruyter, những tài xế làm việc hơn 50 giờ một tuần dễ mắc phải hầu hết các lỗi nguy hiểm.
Tài xế GrabBike vừa lái xe vừa thực hiện cuộc gọi là lỗi phổ biến.
Vì những dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng này được quản lý với các hãng gọi xe trực tuyến, Tiến sĩ De Gruyter cho biết những vụ tai nạn được trình báo do hành vi lái xe nguy hiểm giữa các tài xế xe ôm công nghệ thật đáng quan ngại.
"Với tốc độ phát triển và mở rộng không ngừng của những dịch vụ này ở các nước đang phát triển, các nhà quản lý cần can thiệp có chủ đích để giảm bớt hành vi lái xe nguy hiểm và va chạm giữa các tài xế xe ôm công nghệ" - Tiến sĩ De Gruyter đề xuất.
Chuyên gia từ RMIT cho rằng, việc nâng cao nhận thức về an toàn giữa những nhóm tài xế xác định qua các buổi huấn luyện có định hướng do các hãng gọi xe công nghệ tổ chức có thể giúp giảm tần suất các vụ tai nạn giao thông.
100 triệu người dùng Android cần xóa ứng dụng 'rất nguy hiểm' Sau một thời gian dài với nhiều cảnh báo, Google đã gỡ bỏ một ứng dụng bảo mật khỏi Play Store mà các nhà nghiên cứu mô tả là "Rất nguy hiểm". SuperVPN đã thu hút đến hơn 100 triệu người dùng Theo Forbes, ứng dụng có tên SuperVPN được phát hiện rủi ro kể từ năm 2016 nhưng gần đây Google mới...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TikTok tích hợp tính năng AI mới đầy 'ma thuật'

Tính năng One UI 8 giúp điện thoại Galaxy bền bỉ hơn

One UI 7 có một tính năng bí mật người dùng Galaxy nên biết

OpenAI ra mắt phiên bản chat GPT-4.1, có bước tiến vượt bậc về hiệu suất

Thêm nâng cấp lớn của iPhone bản kỷ niệm 20 năm

Bài nghiên cứu AI bị nghi do... AI viết khiến chủ nhân giải Nobel cũng bị 'choáng'

Apple, ChatGPT lọt nhóm thương hiệu giá trị nhất thế giới

Thiếu sót lớn nhất Samsung mắc phải với One UI 7

Robot hình người vào nhà máy Trung Quốc

Qualcomm ra chip di động mới cho điện thoại tầm trung, nhấn mạnh vào AI

Netflix ứng dụng AI vào quảng cáo

CEO Microsoft: DeepSeek-R1 là mô hình AI đầu tiên có thể cạnh tranh ngang ngửa với OpenAI
Có thể bạn quan tâm

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
Hà Nội: 5 người mắc kẹt trên đỉnh núi Hàm Lợn
Tin nổi bật
21:44:40 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025
Nửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đến
Góc tâm tình
21:34:38 18/05/2025
Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người
Pháp luật
21:30:02 18/05/2025
Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào
Thế giới
21:15:43 18/05/2025
Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z
Nhạc việt
20:46:55 18/05/2025
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?
Sao châu á
20:38:38 18/05/2025
Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31
Sao âu mỹ
20:30:58 18/05/2025
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8
Sao việt
20:25:14 18/05/2025