Chiêu lừa của những ông Tây
Một số người mang quốc tịch nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để trốn truy nã núp bóng thương nhân, du lịch để trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội phạm lừa đảo phổ biến thời gian qua do người nước ngoài gây ra tại Việt Nam được thực hiện bằng thủ đoạn mua hàng, đổi tiền diễn ra rất phức tạp. Một trong các thủ đoạn phổ biến là chúng là cử người sang Việt Nam tìm cách liên hệ với người làm dịch vụ chuyển tiền lậu đặt vấn đề muốn chuyển từ nước ngoài về, phí được hưởng lên đến 20% tổng số tiền giao dịch. Tiếp theo, chúng dùng thủ đoạn đánh tráo số tiền được chuyển để chiếm đoạt.
Vừa qua, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an tiếp nhận đơn của một người ở Hà Nội tố cáo bị người nước ngoài chiếm đoạt 500.000 euro. Cục Cảnh sát hình sự xác minh, biết nghi can gây án là người gốc Australia, quốc tịch Rumani. Thông qua trao đổi, hợp tác với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol và Cảnh sát CHLB Đức, nghi phạm được kết luận là Vasilescu Serban Dan, chuyên hoạt động lừa đảo quốc tế tại nhiều nước như Mỹ, Pháp và các nước châu Âu khác.
Sau khi từ Đức nhập cảnh Việt Nam, thông qua phiên dịch người Việt, Vasilescu Serban Dan đã tiếp xúc với bị hại là người chuyên làm dịch vụ chuyển tiền lậu, đặt vấn đề cần chuyển 500.000 euro từ Đức về Việt Nam. Phương thức chuyển tiền là người quen của bị hại ở Đức (có tên là Dinh Dilan) sẽ nhận tiền từ đồng bọn của Vasilescu Serban Dan, sau đó Dinh Dilan sẽ điện thoại từ Đức báo cho bị hại biết là tiền ở bên kia đã nhận đủ, khi đó tại Việt Nam, bị hại sẽ chuyển tiền cho Vasilescu Serban Dan.
Video đang HOT
Vasilescu Serban Dan (áo trắng, đeo ba lô) sau khi lấy được chiếc túi đựng tiền của bị hại. Ảnh: Công an nhân dân.
Phần tiếp của kịch bản lừa đảo được diễn ra tại Đức. Chúng mang vali tiền ra đếm, kiểm tra rồi khóa vali lại. Khi Vasilescu Serban Dan nhận được tiền ở Việt Nam thì đồng bọn ở Đức nhanh chóng tẩu thoát, bị hại sau đó không thể mở được vali tiền, mất một khoảng thời gian để phá vali kiểm tra, phát hiện trong đó toàn giấy vụn và giẻ rách. Lúc này, Vasilescu Serban Dan cũng đã “biến mất” cùng số tiền lớn của bị hại tại Việt Nam.
Dưới đây lại là một thủ đoạn khác cũng hết sức tinh vi. Tháng 4, lực lượng công an đã bắt quả tang 43 người Trung Quốc trên địa bàn TP HCM phạm tội lừa đảo bằng công nghệ cao, thu giữ hàng trăm điện thoại bàn, nhiều máy tính xách tay, bộ đàm, thiết bị Voice IP. Chúng vào Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch, sau đó tụ tập lại để thuê nhà, lắp đặt máy móc, thiết bị, hệ thống tổng đài để giả danh cơ quan chức năng gọi điện đến công dân nhiều nước thực hiện hành vi lừa đảo. Chúng lựa chọn những người làm ăn phi pháp hoặc đang có dấu hiệu phạm tội, sinh sống tại Trung Quốc, sau đó giả danh lực lượng thực thi pháp luật nước sở tại gọi đến thông báo tài khoản của họ có nguy cơ bị bọn tội phạm lợi dụng, từ đó yêu cầu nạn nhân cung cấp tài khoản, mật khẩu để “bảo vệ” hoặc phải chuyển tiền vào tài khoản do bọn chúng lập ra để chiếm đoạt.
Những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến người nước ngoài của các lực lượng chức năng đã được chú trọng và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, công tác quản lý người nước ngoài của các đơn vị chức năng hiện nay hiệu quả chưa cao, do phân công, phân cấp trong điều tra, phối hợp giữa các đơn vị… còn chồng chéo.
Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm đối với người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do họ thường có thái độ bất hợp tác. Nhiều trường hợp vi phạm cố tình không xuất trình giấy tờ tùy thân để trì hoãn xuất cảnh. Cạnh đó là các chế tài về xử lý người nước ngoài vi phạm chưa đủ sức răn đe, gây tâm lý coi thường pháp luật. Các biện pháp xử lý trong thời gian qua như lập biên bản vi phạm, buộc xuất cảnh… chỉ mang tính tạm thời, tốn kém về nhân lực, kinh phí.
Theo các chuyên gia về phòng chống tội phạm, trong thời gian tới tình hình tội phạm liên quan đến người nước ngoài ở Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và xu hướng gia tăng. Từ năm 2007 đến 2011, toàn quốc xảy ra gần 250 vụ án do người nước ngoài gây ra với hơn 650 người. Riêng 6 tháng đầu năm 2012 phát hiện 41 vụ với trên 100 người.
Theo VNE
Chiêu lừa bán bếp gas dạo
Gần đây, tại các vùng nông thôn ở Cà Mau xuất hiện những nhóm người đi bán bếp gas dạo tự xưng là nhân viên của một số công ty ở TP.HCM để lừa đảo.
Ngày 18.8, tiếp xúc với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hường (ngụ ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, H.Cái Nước), cho biết: "Ngày 16.6, có 2 thanh niên đến nhà tôi xưng tên Huỳnh và Hiếu, là nhân viên của Công ty TNHH-TM-XNK Ỷ Thiên (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đến bán bếp gas với giá 2,9 triệu đồng/bếp. Họ còn nói công ty đang có chương trình khuyến mãi, nếu tôi mua sẽ được nhận giải thưởng gồm: tủ lạnh, ti vi, nệm KYMDAN... tại chi nhánh của công ty ở TP.Cà Mau. Sau khi tôi mua một bếp gas hiệu International, họ đưa cho tôi phiếu nhận giải thưởng và giấy bảo hành của công ty. Đến ngày hẹn, tôi đến địa chỉ mà họ cho để nhận thưởng thì mới biết mình bị lừa. Gọi điện thoại thì không liên lạc được với ai".
Giấy bảo hành và phiếu nhận giải thưởng mà các đối tượng dùng để lừa người dân - Ảnh: G.B
Cũng theo bà Hường, do có đầy đủ các loại giấy tờ (giấy giới thiệu, mẫu văn bản hợp đồng của công ty...), nhóm người này đã lừa được rất nhiều người ở địa phương; trong đó riêng bà con họ hàng của bà có 6 người bị lừa.
Tương tự, nhiều người dân ở các huyện: U Minh, Thới Bình, Đầm Dơi cũng bị những người đi bán bếp gas dạo lừa. Bà Lê Thị Ba (xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình) bức xúc: "Khi bán họ nói ngon ngọt, khuyến mãi đủ điều, nhưng ngày sau gọi điện thoại thì họ nói nhầm số. Con tôi đến cửa hàng tham khảo thì mới biết cái bếp gas mà tôi mua với giá 2,9 triệu đồng ở đây bán chỉ có 700.000 đồng".
Theo Thanh Niên
Vàng... và những chiêu lừa ngoạn mục Thời gian gần đây, trên địa bàn của một số tỉnh, thành phố ở trong khu vực miền Trung liên tiếp xảy ra những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền rất lớn bằng hình thức mua bán vàng giả. Những băng nhóm tội phạm đã đánh trúng vào tâm lý hám lợi của một số đối tượng có tiềm năng kinh tế, dàn...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng

Thực nghiệm hiện trường vụ án xâm hại lăng mộ vua Lê Túc Tông

Tiktoker Lê Việt Hùng vừa bị tạm giữ là ai?

Bắt 3 lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang

Khởi tố Tiktoker Lê Việt Hùng tội Cưỡng đoạt tài sản

Hoãn phiên sơ thẩm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Tịnh thất Bồng Lai

Tạm giữ hình sự người đấm vào mặt nhân viên y tế Bệnh viện Nam Định

Hiện trường lăng mộ vua Lê Túc Tông bị 2 người Trung Quốc đào bới

Nộp 15 tỉ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được đề nghị giảm 7 năm tù

Viện KSND tối cao báo cáo Quốc hội vụ Mr Pips, Công ty Chị Em Rọt

Cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm nhằm vào học sinh, sinh viên

Công an Hoà Bình xử lý hai hội nhóm báo chốt CSGT
Có thể bạn quan tâm

Apple kháng cáo án phạt 500 triệu euro của EU
Thế giới
18:41:07 08/05/2025
Chuyện tình 'chị ơi anh yêu em' của nữ thần cầu lông lai 7 dòng máu
Netizen
18:33:35 08/05/2025
Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa
Tin nổi bật
18:32:46 08/05/2025
Phương Lê nghi "bầu phake", mukbang lần nửa con gà, từng mất 1 con với Vũ Luân?
Sao việt
18:16:27 08/05/2025
5 trang phục đi biển mùa hè 2025 hợp thời trang mà không sợ bị nhăn
Thời trang
18:06:25 08/05/2025
Nữ idol được gọi là vũ thần thế hệ mới: Nhảy slay đến mức làm netizen quên việc nhạc dở
Nhạc quốc tế
18:02:33 08/05/2025
Video tóm gọn Kim Woo Bin và Shin Min Ah giữa nghi vấn chia tay, chỉ 5 giây gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
17:56:53 08/05/2025
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?
Nhạc việt
17:05:52 08/05/2025
Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân
Phim châu á
16:49:51 08/05/2025
Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi
Ẩm thực
16:35:59 08/05/2025