Chính phủ Đức cân nhắc từng bước thận trọng dỡ bỏ phong tỏa
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 22/2 đã lên tiếng ủng hộ việc từng bước thận trọng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa hiện nay, theo đó sẽ đưa ra lộ trình 3 cấp để dỡ bỏ phong tỏa.
Người dân thực hiện giãn cách xã hội tại một cửa hàng sách ở Frankfurt, Đức nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 20/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trước những lo ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng thứ 3 ở Đức với sự xuất hiện mạnh của các biến thể mới, Thủ tướng Merkel dự định đưa ra một chiến lược thận trọng để dần mở cửa lại nền kinh tế – xã hội ở Đức. Việc mở cửa phải được thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ với việc mở rộng quy mô xét nghiệm.
Phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến của ban lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), Thủ tướng Merkel nhấn mạnh bà thấu hiểu mong mỏi của dân chúng về một chiến lược mở cửa sau giai đoạn phong tỏa kéo dài. Theo đó, Đức sẽ dần thực hiện nới lỏng hạn chế ở 3 lĩnh vực, thứ nhất là các tiếp xúc cá nhân; thứ hai là ở các trường học, trường dạy nghề và thứ ba là lĩnh vực thể thao, nhà hàng và văn hóa. Việc điều chỉnh sẽ được theo dõi và tiến hành sau mỗi giai đoạn khoảng nửa tháng để biết được hiệu quả và tình hình dịch bệnh sau giai đoạn được nới lỏng trước đó.
Video đang HOT
Theo Chánh Văn phòng Phủ Thủ tướng Đức Helge Braun, nhóm làm việc của chính quyền trung ương và các bang sẽ nhóm họp để đề ra một kế hoạch cụ thể và sẽ được đưa ra xem xét tại hội nghị giữa Thủ tướng Merkel với thủ hiến các bang dự kiến vào ngày 3/3 tới. Ông Braun cũng nhấn mạnh sự bùng phát của các biến thể mới đang hủy hoại những thành tựu trong công tác chống dịch của Đức. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh tình trạng lây nhiễm có dấu hiệu gia tăng ở Đức những ngày qua, bất chấp các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt vẫn đang được áp dụng từ giữa tháng 12/2020.
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa thế giới Frank Ulrich Montgomery cảnh báo việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa ở thời điểm hiện nay là “hoàn toàn vô trách nhiệm”, bởi việc nới lỏng phong tỏa sẽ dẫn đến sự tăng nhanh đáng kể số ca lây nhiễm. Trong khi đó, Hiệp hội Vận tải hàng hóa và hậu cần (BGL) đã gửi thư hỏa tốc tới Thủ tướng Merkel để cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng của việc đóng cửa biên giới. Theo hiệp hội, tình hình tại các biên giới châu Âu vẫn rất căng thẳng, khi các tài xế xe tải phải đi đường vòng trên 200 km, dẫn tới các chuỗi cung ứng tại một số địa điểm và an ninh nguồn cung cho doanh nghiệp và xã hội không còn được đảm bảo. Hiệp hội kêu gọi Chính phủ liên bang và chính quyền các bang miễn trừ lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới khỏi các nghĩa vụ xét nghiệm và cách ly.
Thông báo sáng 22/2 của Viện dịch tễ (RKI) cho biết chỉ số lây nhiễm trong 7 ngày ở Đức/100.000 dân đã tăng từ 57,8 lên mức 61,0. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở Đức từ đầu dịch đã lên tới 2,39 triệu ca, trong đó có trên 67.900 ca tử vong.
Mỹ sắp nới lỏng cấm vận Iran để mở đường khôi phục đàm phán
Mỹ đang xem xét nới lỏng trừng phạt kinh tế chống Iran, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách làm sống lại thỏa thuận hạt nhân Iran, được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Lối vào trung tâm hạt nhân Natanz ở tỉnh Isfahan, miền Trung Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Sunday Times (Anh) ngày 21/2 dẫn một nguồn tin ẩn danh tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, có nhiều dấu hiệu cho thấy lệnh cấm vận sẽ được nới lỏng, bất chấp việc Nhà Trắng nhiều lần khẳng định trước đàm phán cần phải được khôi phục trước, rồi mới đến nới lỏng trừng phạt kinh tế. Có thể không diễn ra trong ngày một, ngày hai, nhưng gần như chắc chắn Mỹ sẽ thực hiện bước đi này - nguồn tin khẳng định.
Tổng thống Biden ngày 18/2 từng tuyên bố, Mỹ sẵn sàng bước tới bàn đàm phán "không chính thức" với phía Iran thông qua vai trò trung gian của Liên minh châu Âu (EU), có sự tham gia của các bên ký kết JCPOA khác gồm Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức. Đây được xem là phản ứng mềm mỏng của Washington trước yêu cầu của Tehran về khôi phục đàm phán, làm sống lại JCPOA.
Trước đó, Iran nói rằng ngày 23/2 là thời hạn chót để Mỹ có hành động cụ thể về dỡ, nới lỏng cấm vận kinh tế, cho thấy hiện thiện chí của Washington muốn quay lại thỏa thuận từng bị chính quyền Donald Trump từ bỏ. Quá thời điểm này, Tehran sẽ hạn chế, thậm chí chấm dứt hoạt động của thanh sát viên quốc tế tại các cơ sở hạt nhân của Iran.
Tháng 12/2020, Quốc hội Iran đã thông qua một dự luật yêu cầu nước Cộng hòa Hồi giáo này ngừng một số hoạt động thanh sát hạt nhân nếu như Mỹ không dỡ bỏ trừng phạt. Dự luật sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 23/2/2021.
Liền sau đó, giới chức Iran liên tục kêu gọi chính quyền ông Joe Biden có hành động cụ thể trong xóa bỏ, nới lỏng đòn trừng phạt kinh tế vốn khiến Iran phải chịu thiệt hại lên tới 150 tỉ USD - theo như tính toán của nước này.
Mới nhất, phát biểu trên kênh truyền hình Press TV ngày 21/2, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nêu rõ: Mỹ sẽ không thể tham gia tái đàm phán nếu không chịu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, bởi đàm phán chỉ diễn ra nếu các nước thực hiện nghĩa vụ của mình.
Màn ra mắt quốc tế phơi bày thách thức của Biden Biden đã có hai cuộc họp đầu tiên với lãnh đạo thế giới cuối tuần qua, nhưng chúng báo hiệu nhiều thách thức cho ông để đưa Mỹ trở lại. Tổng thống Joe Biden đã tham gia hai cuộc họp quan trọng ở London, Anh và Munich, Đức với các lãnh đạo đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Âu bằng hình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Không chiến tranh, không suy thoái, vì sao nợ công Mỹ đang tiến đến kỷ lục lịch sử?

Tổng thống Trump trình bày kế hoạch cụ thể về 'Vòm Vàng'

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện các đối tượng chôn trái phép chất thải công nghiệp ở Hưng Yên
Tin nổi bật
17:01:13 21/05/2025
Lisa (BLACKPINK) nghi vấn "dựa hơi" bạn trai tài phiệt, fan phản pháo gay gắt
Sao châu á
16:53:19 21/05/2025
Thùy Tiên bị khởi tố: Hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ lạm quyền, bán niềm tin
Sao việt
16:50:23 21/05/2025
Sự cố nhiễu loạn máy bay Vietnam Airlines: hành khách trải nghiệm tái mặt
Netizen
16:48:57 21/05/2025
Nữ thần có sống mũi đẹp nhất Hàn Quốc là nguồn cảm hứng của bản tình ca cướp trái tim triệu người, nói không thẩm mỹ ai cũng sốc
Nhạc quốc tế
16:43:04 21/05/2025
Xe tay ga cỡ lớn SYM ADXTG 400 2025 ra mắt, giá gần 200 triệu đồng
Xe máy
16:22:21 21/05/2025
Chu Thanh Huyền ra ngoài diện Chanel sang chảnh, ở nhà mặc đồ ngủ chơi với con vẫn khiến dân tình "xin vía" nhan sắc
Sao thể thao
16:19:04 21/05/2025
Cặp sao Việt lộ bằng chứng phim giả tình thật rõ như ban ngày, tình cỡ này bảo sao bị đồn hẹn hò suốt 2 năm
Hậu trường phim
15:33:21 21/05/2025
Thói quen sờ tay lên mặt gây hại gì cho làn da?
Làm đẹp
15:28:02 21/05/2025
Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41
Sao âu mỹ
15:03:10 21/05/2025