Chính sách cho nhà giáo phải thỏa đáng hơn
Chiều 16-1, tại Hà Nội, Chương trình Khoa học giáo dục cấp quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức tọa đàm khoa học “ Nhà giáo và chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo trong Luật Giáo dục sửa đổi ”.
GS Đinh Quang Báo phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: thanhuytphcm
Quan điểm của hầu hết các chuyên gia, nhà khoa học tại tọa đàm là hiện nay chính sách đã không theo kịp yêu cầu đặt ra đối với vai trò nhà giáo.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng, về nguyên tắc, các nhà hoạch định chính sách phải bảo đảm chính sách và nguồn lực đầu tư cho nhà giáo phải tương xứng và tỷ lệ thuận với những yêu cầu đặt ra cho họ, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, các thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo gánh nặng, đè lên vai các nhà giáo lớn hơn trước.
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khẳng định, chất lượng giáo viên ảnh hưởng tới thành tích học tập của học sinh nhiều hơn mọi yếu tố khác. Nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã đào tạo giáo viên cân bằng giữa cung và cầu. Ngay sau khi được tuyển chọn, bộ giáo dục sẽ đảm bảo giáo viên chắc chắn có việc làm; một số nước trong khi học ở giai đoạn cuối, sinh viên đã được hợp đồng làm công chức nhà nước. Cách này vừa không tạo áp lực thừa thiếu giáo viên, kích thích thu hút được tinh hoa vào ngành sư phạm, vừa làm cho dạy học là một nghề cao quý do tính cạnh tranh cao để vinh dự được làm giáo viên.
Nhiều chuyên gia đề xuất, cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng về công tác nhà giáo trong một văn bản luật như Luật Nhà giáo. Cùng với yếu tố vật chất là tạo môi trường làm việc sao cho giáo viên vừa có động lực tự do sáng tạo , vừa được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp.
Video đang HOT
LÂM NGUYÊN
Theo sggp
Góp ý Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi: Lương tốt mới thu hút người tài vào sư phạm
Nhiều vấn đề liên quan đến miễn học phí học sinh THPT, không tổ chức thi THPT quốc gia tiến tới thành lập trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, cần chính sách đãi ngộ nhà giáo mới thu hút được đầu vào có chất lượng...là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật giáo dục sửa đổi của Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 10/1.
Lương của giáo viên hiện rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội Ảnh: N.H
Giáo viên đang làm thêm đủ nghề
Trong phần về nhà giáo, Luật giáo dục sửa đổi đề cập trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay còn những bất cập, hạn chế. Cụ thể, Luật giáo dục quy định về chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo chưa phù hợp, khá thấp so với thế giới và khu vực, không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Luật giáo dục hiện hành chỉ quy định chuẩn trình độ đào tạo mà không quy định chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo.
Vì vậy, trong hướng chỉnh sửa, bổ sung Luật giáo dục sửa đổi nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non lên cao đẳng sư phạm. Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT phải có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm.
Góp ý về vấn đề này, ông Lê Công Lương, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cho rằng: "Rất nhiều nước ưu tiên số 1 việc thu hút người giỏi vào ngành sư phạm bằng chính sách đãi ngộ, tiền lương cao sau khi ra trường. Khi giải quyết được vấn đề tiền lương, chế độ đãi ngộ tốt thì không cần làm gì cũng thu hút được người giỏi", ông Lương nói.
Cũng theo ông Lương, một vấn đề làm tổn thương uy tín giáo viên nữa chính là vấn đề quy hoạch lâu nay rất kém. Các tỉnh/TP phải có quy hoạch, tính toán để biết trong giai đoạn này cần bao nhiêu giáo viên để đào tạo, tuyển dụng, tránh tình trạng trong một nhiệm kỳ của mình, ông chủ tịch huyện ký thừa cả 500 giáo viên.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải đồng bộ được 3 vấn đề đó là: đào tạo, sử dụng chọn lọc giáo viên và chính sách tôn vinh, đãi ngộ tốt. Theo TS Lâm, thời gian qua, liên tục có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra trong nhà trường khiến người dân, xã hội phần nào mất niềm tin vào giáo dục, thầy cô. Vì thế, khi ngành sư phạm đào tạo tốt rồi cần phải chọn lọc giáo viên trước khi được đưa về các cơ sở dạy học.
TS Lâm cũng cho rằng: "Phải làm rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm, thậm chí nâng lên thành chức danh trong nhà trường, có tiền lương xứng đáng vì chủ nhiệm có vai trò quan trọng đối với việc quan tâm, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh".
Chuyên gia cũng cho rằng, rào cản hạn chế một phần sự phát triển của ngành giáo dục hiện nay chính là cơ chế quản lý, phân cấp chồng chéo, không rõ ràng giữa Bộ GD&ĐT và các địa phương. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra tại địa phương, trách nhiệm của địa phương lại không được thể hiện rõ.
Cũng liên quan đến chính sách đối với nhà giáo, các chuyên gia đóng góp ý kiến cho rằng, hiện nay nhà giáo đồng lương không đủ sống nên ngoài giờ lên lớp đang phải làm thêm đủ nghề để kiếm sống. Vì vậy, cần phải đưa vấn đề ưu tiên xếp thang bậc lương và phụ cấp đặc biệt cho nhà giáo vào trong luật.
Nên có trung tâm kiểm định chất lượng
GS Nguyễn Minh Thuyết quan tâm đến vấn đề tự chủ trong trường THPT và cần có trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong tương lai.
Ông khẳng định, quyền tự chủ rất quan trọng, Luật giáo dục sửa đổi lần này đã thừa nhận quyền tự chủ của các trường ĐH nhưng lại hạn chế quyền này ở bậc THPT. "Khi được giao quyền tự chủ, các trường mới có đất để sáng tạo và cũng tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Còn nếu hạn chế điều này là đi ngược với thực tế và các trường sẽ đi thụt lùi so với hiện nay", GS Thuyết nói.
Cũng theo GS Thuyết, một trong những vấn đề người dân, xã hội quan tâm hiện nay là thi tốt nghiệp và ĐH ra sao. Bây giờ nếu giao phần tuyển sinh ĐH cho các trường cũng tốt, nhưng khi đó học sinh lại phải ôn luyện thi rất khổ.
Ngược lại, không giao cho các trường ĐH nhưng tuyển sinh ghép vào thi THPT thì chính người dân lại nghĩ đủ mọi cách để đưa con em vào những chỗ tốt. Vì thế, từ nay đến khi có lứa học sinh học xong chương trình mới, tức khoảng 7 năm nữa chúng ta nên có các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục như thi lấy chứng chỉ SAT (Mỹ).
Những năm đầu chưa có kinh nghiệm, chúng ta mời chuyên gia nước ngoài sang làm giúp khâu kiểm tra, ra đề, làm ngân hàng câu hỏi. Còn học sinh THPT hiện nay thi tốt nghiệp với kết quả 98 đến 99% đỗ thì không nên tổ chức vì quá cồng kềnh.
"Ngoài ra, một kỳ thi tổ chức trên diện rộng cả nước chỉ kiểm tra được mặt kiến thức, không kiểm tra được năng lực học sinh. Ví như môn Tiếng Anh chỉ đánh giá được kiến thức trên giấy, học sinh học và thi xong vẫn không nói được", GS Thuyết
phân tích.
Ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam lại trăn trở với vấn đề cần phải chấn chỉnh là sắp xếp lại thư viện trong các trường phổ thông hiện nay. Thực tế khảo sát các thư viện trường học, số lượng đầu sách nghèo nàn, phòng đọc vắng bóng học sinh. Theo ông Giới, học sinh, giáo viên đang chưa có thói quen đọc sách, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bồi dưỡng nhân cách con người. "Nếu thế hệ trước, chủ yếu giáo dục học sinh qua các tác phẩm văn chương hay thì ngày nay học sinh lướt website, đọc báo với đầy rẫy thông tin cướp, giết...Như vậy, làm sao học sinh được bồi đắp, nuôi dưỡng về mặt tâm hồn", ông Giới đặt câu hỏi.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Cần đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên có học trò khuyết tật Sáng 8/1, tại thành phố Vinh, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý để chỉnh lý nội dung chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Tham dự hội thảo có ông Trần Kim Tự - Phó Chủ tịch Cục...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đầm cổ yếm thanh thoát, dễ dàng 'hack' tuổi và tôn làn da
Thời trang
10:36:13 26/05/2025
Công bố video khoảnh khắc tàu lặn Titan nổ
Thế giới
10:28:49 26/05/2025
Tại sao trồng hoa giấy trước nhà giúp mang lại may mắn, tài lộc nhưng trồng hoa giấy trong nhà lại gây cản dòng năng lượng tích cực?
Sáng tạo
10:26:36 26/05/2025
Cô dâu Vĩnh Long chụp ảnh bên ngôi mộ, phía sau là chuyện thắt lòng
Netizen
10:21:35 26/05/2025
Hấp dẫn hành trình kết nối du lịch khám phá văn hóa Mường
Du lịch
10:18:46 26/05/2025
Miu Lê chia tay Wean Lê liền hẹn hò tiktoker Nam Vlog: Cao 1m9, em 1 siêu mẫu?
Sao việt
10:18:11 26/05/2025
Chồng của Từ Hy Viên đến viếng mộ vợ mỗi ngày
Sao châu á
10:07:53 26/05/2025
Đây là lý do smartphone Xiaomi ngày càng trở nên hấp dẫn
Đồ 2-tek
10:02:55 26/05/2025
Bảng xếp hạng may mắn trong tuần mới của 12 con giáp: Ai được Thần Tài che chở, ai công việc hanh thông?
Trắc nghiệm
10:01:17 26/05/2025
Chu Thanh Huyền "bóc" góc khuất cuộc sống dù cưới chồng đại gia, mới được tặng xe hơi hơn 8 tỷ
Sao thể thao
09:47:01 26/05/2025