Chính sách thuế của Mỹ: Anh xem xét đánh thuế đáp trả đối với hàng nghìn mặt hàng của Mỹ
Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh mới đây đã công bố danh sách các mặt hàng của Mỹ có thể phải chịu mức thuế đáp trả, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ “xứ sở sương mù”.
Công-ten-nơ hàng hóa được xếp tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, trong số các mặt hàng được liệt kê có rượu whisky bourbon, phụ tùng ô tô, xăng, dầu diesel, vải denim, ống nhòm, và bệ ngồi bồn cầu. Danh sách dài 400 trang này còn có các sản ph ẩm thực phẩm bao gồm thịt, cá, pho mát, bắp cải Brussels…
Bộ trưởng Kinh doanh Jonathan Reynold cho biết ông đã liên hệ với các công ty của Anh để tìm hiểu xem việc đánh thuế mặt hàng nào của Mỹ sẽ gây ra ít tác động nhất. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng Anh và Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại có lợi cho cả hai bên.
Cũng theo Bộ trưởng Reynolds, các nhà đàm phán của Anh có thời hạn đến ngày 1/5 để thuyết phục chính quyền Tổng thống Trump giảm mức áp thuế 10%. Nếu không thành công, Anh có thể sẽ áp dụng mức thuế riêng đối với hàng hóa Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ. Mỹ cũng áp mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu trong tháng 3 và bắt đầu áp thêm thuế 25% đối với tất cả ô tô sản xuất ngoài Mỹ. Chính sách thuế của chính quyền Tổng thống Trump được cho là có thể làm gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới.
Dự kiến, cuối tuần này, Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ thảo luận với một số nhà lãnh đạo quốc gia khác về “bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi”. Theo người phát ngôn của Thủ tướng Starmer, Chính phủ Anh nhận thức được sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu và cam kết thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác để duy trì ổn định và tăng cường quan hệ đối tác quốc tế.
Ngành công nghiệp dược phẩm sẽ là mục tiêu thuế quan tiếp theo?
Tổng thống Trump muốn đưa ngành sản xuất dược phẩm trở lại Mỹ. Các chuyên gia cảnh báo rằng thuế quan có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt và giá thuốc gốc cao hơn.
Vaccine phòng đậu mùa khỉ Jynneos do Hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic phát triển, được sử dụng tại Montpellier, Pháp. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Video đang HOT
Theo tờ New York Times, ngành công nghiệp dược phẩm tạm thời không bị "sờ" đến trong đòn thuế quan được chính quyền Tổng thống Trump công bố hôm 2/4. Tuy nhiên, vấn đề chỉ còn là thời gian.
Tổng thống Trump đã nói trong nhiều tuần qua rằng ông có kế hoạch áp thuế cụ thể đối với dược phẩm, với mục tiêu chuyển hoạt động sản xuất thuốc ở nước ngoài trở lại Mỹ. Ông cho biết mức thuế đó có thể là 25% hoặc cao hơn. Các nhà sản xuất thuốc vẫn mong đợi mức thuế nhắm vào họ sẽ sớm được công bố.
"Các công ty dược phẩm sẽ quay trở lại, họ đang quay trở lại, tất cả họ đều sẽ quay trở lại đất nước của chúng ta vì nếu không, họ sẽ phải trả một khoản thuế lớn", ông Trump phát biểu tại một sự kiện ở Vườn Hồng (Nhà Trắng) hôm 2/4.
Mặc dù vẫn còn một số hoạt động sản xuất thuốc tại Mỹ, nhưng hầu hết các loại thuốc mà người Mỹ tiêu thụ đều được sản xuất ít nhất một phần ở nước ngoài.
Những nơi quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng của ngành là Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu. Theo Clarivate, một nhà cung cấp dữ liệu ngành, các nhà máy ở Trung Quốc và Ấn Độ sản xuất gần như toàn bộ nguồn cung cấp các thành phần hoạt tính của thuốc giảm đau ibuprofen và thuốc kháng sinh ciprofloxacin cho thế giới.
Các nhà sản xuất thuốc có động lực tài chính mạnh mẽ để sản xuất sản phẩm của họ ở nước ngoài. Đối với hầu hết các công ty và hầu hết các loại thuốc, thuế quan khó có thể đảo ngược điều đó - các chuyên gia cho biết.
Thay vào đó, thuế quan đe dọa làm tăng giá và tạo ra tình trạng thiếu hụt một số loại thuốc gốc (generic), chiếm phần lớn các đơn thuốc tại Mỹ. Người Mỹ ít có khả năng cảm thấy tác động trực tiếp đối với thuốc biệt dược.
Chính quyền Tổng thống Trump nhận thức được những rủi ro khi tăng giá thuốc và đang cân nhắc điều đó khi thiết kế thuế quan cụ thể đối với dược phẩm. Thuế có thể được áp dụng theo thẩm quyền pháp lý liên quan đến an ninh quốc gia được gọi là Mục 232 mà các quan chức của ông Trump cũng đã đề xuất sử dụng để đánh thuế đối với các mặt hàng khác như gỗ và ô tô. Thời điểm áp dụng vẫn chưa rõ ràng.
Ngành công nghiệp dược phẩm cũng đã vận động chính quyền ông Trump áp dụng dần dần bất kỳ loại thuế nào, thay vì áp dụng mức thuế 25% cùng một lúc. Ngành công nghiệp này cũng hy vọng sẽ đảm bảo được các miễn trừ đối với một số loại thuốc nhất định, như những loại thuốc có nguy cơ thiếu hụt hoặc các loại quan trọng như thuốc kháng sinh.
Dược phẩm cung cấp cho Mỹ được sản xuất ở đâu?
Thông thường không có một quốc gia nào sản xuất trọn vẹn một loại thuốc. Các nhà máy ở những nơi khác nhau trên thế giới xử lý các phần khác nhau của quy trình. Các nhà máy sản xuất các hóa chất và các nguyên liệu thô khác. Các công ty dược phẩm mua những nguyên liệu đó và sử dụng chúng để tạo ra thành phần hoạt tính của thuốc. Sau đó, thành phần hoạt tính cần được bào chế thành dạng viên hoặc dạng lỏng. Ở giai đoạn cuối, thuốc được đóng gói vào hộp, lọ hoặc bút tiêm.
Thuốc tiêm lidocaine tại một trung tâm sức khỏe sinh sản ở Bắc Carolina. Ảnh: New York Times
Đối với các loại thuốc generic rẻ hơn, không có bằng sáng chế, các thành phần hoạt tính thường được sản xuất tại Ấn Độ hoặc Trung Quốc, nơi chi phí thấp hơn đáng kể so với Mỹ. Các nhà sản xuất Ấn Độ thường nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc.
Các quan chức chính quyền Mỹ, cũng như các nhà lập pháp liên bang, cho rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc này là một lỗ hổng an ninh quốc gia.
Các loại thuốc mới và đắt tiền hơn có nhiều khả năng được sản xuất tại Mỹ hoặc châu Âu. Đặc biệt, Ireland đã trở thành một trung tâm vì đây là "thiên đường thuế".
Nhiều loại thuốc "bom tấn" lớn nhất của ngành được sản xuất ít nhất một phần tại Ireland. Trong số đó có: Keytruda, thuốc điều trị ung thư của Merck; Zepbound, thuốc giảm cân của Eli Lilly; và Stelara, thuốc chống viêm của Johnson & Johnson được sử dụng cho các tình trạng như viêm khớp.
Ông Trump đã để mắt đến điều đó. "Hòn đảo xinh đẹp với 5 triệu dân này đã nắm giữ toàn bộ ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ", ông phát biểu vào tháng 3 tại một cuộc họp với Thủ tướng Micheal Martin của Ireland.
Tại sao ngành sản xuất thuốc của Mỹ lại chuyển ra nước ngoài?
Đó là thời điểm một làn sóng thuốc bán chạy nhất do Mỹ sản xuất mất quyền bảo hộ bằng sáng chế, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất thuốc ở Ấn Độ và Trung Quốc tăng cường sản xuất thuốc gốc. Cùng thời điểm đó, các ưu đãi của chính phủ Mỹ đối với việc sản xuất tại Puerto Rico đã bị loại bỏ, trong khi những ưu đãi mới, như ưu đãi về thuế ở Ireland, đã khuyến khích các nhà sản xuất chuyển sản xuất ra nước ngoài.
Theo Clarivate, vào năm 2021, hầu hết các loại thuốc gốc được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ, cũng như các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus chính, đều không có cơ sở nào tại Mỹ sản xuất thành phần hoạt tính của chúng. Chẳng hạn, hầu hết các cơ sở sản xuất hoạt chất amoxicillin, một loại kháng sinh phổ biến, trên thế giới đều nằm ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc châu Âu.
Thuốc đã từng chịu thuế quan chưa?
Thuốc thường được bảo vệ khỏi thuế quan theo thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thuốc thiết yếu của bệnh nhân. Thuế quan mà ông Trump áp dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình không ảnh hưởng đến dược phẩm.
Nhưng bắt đầu từ tháng 2, các nhà sản xuất thuốc nhập khẩu hoạt chất sản xuất tại Trung Quốc vào Mỹ đã phải trả mức thuế mà ông Trump áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế đó đã tăng lên 20% vào tháng 3. (Mức thuế hôm 2/4 bổ sung 34% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng không áp dụng đối với thuốc.)
Liệu thuế quan có dẫn đến tình trạng thiếu thuốc không?
Đối với các nhà sản xuất thuốc generic giá rẻ với biên lợi nhuận cực kỳ mỏng, chi phí thuế quan tăng thêm có thể là "điểm bùng phát" khiến họ phải rời khỏi thị trường - Erin Fox, một chuyên gia tại Đại học Utah, người theo dõi tình trạng thiếu thuốc, cho biết.
Tiến sĩ Fox nói rằng bà lo lắng nhất về các loại thuốc vốn đã thường xuyên thiếu hụt, chẳng hạn như thuốc generic tiêm. Những loại thuốc tiêm này khó sản xuất hơn thuốc viên và ít có biên lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các loại thuốc mới, khiến các nhà sản xuất không muốn tham gia. Một ví dụ là lidocaine, được sử dụng để làm tê liệt cơn đau trong các thủ thuật y tế. Theo bà Clarivate, hầu hết hoạt chất của lidocaine được sản xuất tại Ấn Độ.
Các nhà quan sát trong ngành y đang cảnh báo rằng thuế quan cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các thiết bị y tế như ống tiêm và máy đo huyết áp, nhiều trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều đó có thể khiến các bệnh viện khó thực hiện các ca phẫu thuật cứu sống và giữ an toàn cho bệnh nhân hơn - theo Hiệp hội Bệnh viện Mỹ.
Chứng khoán châu Á chao đảo trước thuế quan từ Mỹ Các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương lao dốc hôm 3.4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế quan áp đặt lên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, và một số nước bị đánh thuế nặng nhất nằm trong khu vực này. Giải thích cho biến động của chứng khoán châu Á, Đài CNBC dẫn thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đặc phái viên Mỹ: Iran chấp nhận không phát triển vũ khí hạt nhân

Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Cuba và Trung Quốc nhất trí tăng cường quan hệ song phương

Iran xác nhận thời điểm tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới với Mỹ

Houthi tuyên bố tấn công Israel bằng tên lửa siêu vượt âm

Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand
Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
4 mỹ nhân Cần Thơ nức tiếng, một hoa hậu cao 1,85m giành vương miện thế giới
Sao việt
21:59:52 10/05/2025
Không nhận ra NSƯT Thái Sơn - bố Bình của 'Cha tôi người ở lại'
Tv show
21:56:55 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025
12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa
Thời trang
21:38:55 10/05/2025
Ý Nhi lên đồ cực chuẩn, tự tin đọ sắc cùng dàn người đẹp tại Miss World 2025
Phong cách sao
21:35:31 10/05/2025
Chúc Tự Đan: Mỹ nhân flop nhất cbiz, 1 năm ra 6 phim vẫn không nổi tiếng
Sao châu á
21:26:39 10/05/2025
Brad Pitt chiếm spotlight MV mới của Rosé, cảnh 18+ cực sốc, nhan sắc miễn chê
Sao âu mỹ
21:25:44 10/05/2025
Mặt gầy để kiểu tóc nào đẹp?
Làm đẹp
21:24:45 10/05/2025
Toyota 'khai tử' toàn bộ xe Corolla chạy thuần xăng
Ôtô
21:19:51 10/05/2025