Chính sách thuế của Mỹ: Washington để ngỏ cửa đàm phán với các nước
Trong một tuyên bố ngày 3/4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đàm phán với tất cả các đối tác thương mại lớn trên toàn thế giới về biện pháp giảm thuế quan mới được nhà lãnh đạo Mỹ công bố.
Tàu chở hàng hóa cập cảng ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ trưởng Lutnick, các nước sẽ phải thay đổi các quy tắc của mình để cho phép nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ hơn, nhằm giảm bớt tác động của các mức thuế này.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các chính phủ đang tìm biện pháp đối phó với việc bị Mỹ áp thuế đối ứng, trong đó có việc xúc tiến đàm phán với Mỹ. Theo thông báo ngày 3/4 của Bộ Ngoại giao Indonesia, nước này đã quyết định cử một đoàn đại biểu cấp cao đến Mỹ để trực tiếp đàm phán về vấn đề thuế quan. Mức thuế đối ứng mà Mỹ áp với Indonesia là 32%.
Video đang HOT
Campuchia, quốc gia Đông Nam Á bị áp thuế tới 49% cho rằng mức thuế này là “không hợp lý”. Bộ Thương mại Campuchia ngày 3/4 khẳng định mức thuế này không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp, đáng chú ý là ngành dệt may, mà còn ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của nước này. Trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương, Bộ trưởng Thương mại Cham Nimul cũng cảnh báo người tiêu dùng Mỹ sẽ là những người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi mức thuế này.
Với mức thuế đối ứng 34%, Trung Quốc yêu cầu Mỹ “ngay lập tức hủy bỏ” các biện pháp thuế quan như vậy, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả song cho biết vẫn duy trì kênh liên lạc với Washington để sớm giải quyết vấn đề này.
Trong khi đó Ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio , bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thảo luận về tác động của các biện pháp thuế mới. Mức thuế đối ứng đối với Hàn Quốc là 26% và Nhật Bản là 24%.
Từ châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết châu Âu “đã chuẩn bị ứng phó” với mức thuế quan 20% mà Mỹ áp với khối này, trong khi gọi đây là “đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới”. Ủy viên thương mại EU Maros Sefcovic có kế hoạch thảo luận với giới chức đồng cấp của Mỹ vào ngày 4/4 về vấn đề thuế quan.
Trong khi Pháp và Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể áp thuế lên các công ty công nghệ Mỹ hoạt động tại châu Âu, Thụy Sĩ cho biếtkhông có kế hoạch phản ứng ngay lập tức dù cũng bị ảnh hưởng bởi mức thuế đối ứng 31%. Trong thông báo, Chính phủ Thụy Sĩ giải thích các biện pháp đối phó với chính sách tăng thuế của Mỹ sẽ gây ra tổn thất cho nền kinh tế của nước này. Vì vậy, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ không có kế hoạch áp dụng bất kỳ biện pháp đối phó nào vào thời điểm hiện tại.
Trong phát biểu phản đối các biện pháp thuế quan mà Mỹ mới công bố, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho rằng đòn thuế quan đơn phương này đánh dấu sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ thế kỷ 19. Mặc dù nền kinh tế Tây Ban Nha ít phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ hơn nhiều nước châu Âu khác, nhưng các chuyên gia nhận định ngành nhôm, dầu ô liu và rượu vang của nước này có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng.
Để hỗ trợ các ngành trong nước có thể chịu ảnh hưởng, Thủ tướng Pedro Sanchez đề xuất một gói hỗ trợ trị giá 15 tỷ USD, bao gồm các khoản hỗ trợ giúp các công ty bị ảnh hưởng bởi thuế quan duy trì nhân viên của mình cho đến khi họ có thể tiếp tục hoạt động bình thường.
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy hợp tác quốc phòng
Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/3 cho biết nước này và Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm xóa bỏ những trở ngại trong hợp tác quốc phòng.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan phát biểu tại Ankara. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bắt đầu chuyến thăm Washington kéo dài hai ngày, bắt đầu từ ngày 25/3. Trong cuộc gặp, hai ngoại trưởng đã "khẳng định rõ ràng quyết tâm chính trị nhằm dỡ bỏ các rào cản đối với hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng". Hai bên cũng đã tiếp tục thảo luận các vấn đề từng được Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Tayyip Erdogan đề cập trước đó.
Ngoại trưởng Hakan Fidan và người đồng cấp Mỹ Marco Rubio cũng thảo luận việc tổ chức các chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia trong thời gian tới, song không nói thêm chi tiết. Ngoài ra, hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng duy trì sự ổn định ở Syria và khu vực Balkan, đồng thời thảo luận những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình, chấm dứt xung đột tại Ukraine, cũng như sự cần thiết đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Fidan diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn thúc đẩy quan hệ nồng ấm hơn với Mỹ dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump và chỉ vài ngày sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Erdogan mà đặc phái viên của Tổng thống Trump về Trung Đông, ông Steve Witkoff mô tả là "có chuyển biến lớn" mang tính tích cực.
Các nguồn tin thân cận cho biết cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo có thể mang lại động lực tích cực cho các cuộc đối thoại trong những ngày tới, mặc dù không có cam kết nào được đưa ra.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây không suôn sẻ khi bất đồng giữa hai đồng minh trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng gia tăng. Trước đó, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu F-35 sau khi Ankara mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga vào năm 2019.
Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc gặp đầu tiên với Ngoại trưởng Hàn Quốc Choe Tae-yul và Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi bên lề Hội nghị An ninh Munich diễn ra ở Đức ngày 15.2. AFP dẫn tuyên bố chung sau cuộc họp 3 bên cho hay Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tái khẳng định cam kết kiên định...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một phụ nữ dùng dao đâm 17 người bị thương tại nhà ga Đức

3 giờ sáng vào nhà vệ sinh, phát hiện con trăn lớn trong bồn cầu

Mỹ chính thức dỡ bỏ cấm vận Syria

Thẩm phán chặn lệnh cấm Đại học Harvard tuyển sinh viên quốc tế

Thương chiến khó lường, kinh tế toàn cầu ảm đạm

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46
Có thể bạn quan tâm

Lê Hoàng Hiệp vỡ hình tượng 'nam thần quân nhân', Quân Đoàn 34 ra thông báo khẩn
Netizen
10:11:47 26/05/2025
Hà Nội - điểm đến 'soán ngôi' khi dòng chảy du lịch xoay chiều
Du lịch
10:11:06 26/05/2025
Hoa hậu 8x ly hôn chồng Việt kiều: Vỡ mộng vì 1 câu nói, mắc căn bệnh khiến ngoại hình thay đổi
Sao việt
10:10:38 26/05/2025
Chồng của Từ Hy Viên đến viếng mộ vợ mỗi ngày
Sao châu á
10:07:53 26/05/2025
Đây là lý do smartphone Xiaomi ngày càng trở nên hấp dẫn
Đồ 2-tek
10:02:55 26/05/2025
Bảng xếp hạng may mắn trong tuần mới của 12 con giáp: Ai được Thần Tài che chở, ai công việc hanh thông?
Trắc nghiệm
10:01:17 26/05/2025
Chu Thanh Huyền "bóc" góc khuất cuộc sống dù cưới chồng đại gia, mới được tặng xe hơi hơn 8 tỷ
Sao thể thao
09:47:01 26/05/2025
Túi xách da khủng long T.rex đột phá sinh học thời trang hay khoa học viễn tưởng
Lạ vui
09:46:21 26/05/2025
Chìm tàu chở than trên vùng biển Hà Tĩnh, 10 thuyền viên mất tích
Tin nổi bật
09:39:54 26/05/2025
'Dear Hongrang' gây phản ứng dữ dội vì cốt truyện 'kỳ quặc'
Hậu trường phim
09:23:14 26/05/2025