Choáng với đồ chơi trẻ em kể chuyện tục tĩu, “xúi” trẻ tự tử
“Em tên Mai anh sẽ hôn vào vai/ Em tên Mít anh sẽ hôn vào…” là nội dung đưa vào máy tập nói, dạy trẻ tư duy thông minh đang bày bán tràn lan trên thị trường.
Đồ chơi trẻ em kể chuyện… chán đời, tự tử
Đồ chơi thông minh, tích hợp nhiều chức năng như kể chuyện, đọc thơ, dạy trẻ đánh vần với những hình thức, mẫu mã bắt mắt được bày bán khắp các con phố ở Hà Nội. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn tràn lan hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt nội dung của những câu chuyện trong những món đồ chơi này lại hết sức nhảm nhí, nguy hại.
Một máy kể chuyện thông minh thiết kế dưới hình dạng một quả táo với các nút điều khiển bắt mắt, gồm các mục: Kể chuyện, “chuyện” cười, Thơ đường, ca hát và bấm đèn nhấp nháy .
Rất nhiều đồ chơi cho trẻ em với những hình thù bát mắt, được coi là thứ đồ chơi thông minh nhưng lại có nội dung thô tục
Bên ngoài hộp có hướng dẫn và cam kết chất lượng bằng tiếng Việt với những lời có cánh như: “máy kể chuyện thông minh”, “thành tựu tương lai của con bạn” nhưng nội dung bên trong thì lại chứa những ngôn từ tục tĩu và phản cảm. Trong mục truyện cười có khoảng 5 câu chuyện được ghi âm sẵn thì cả tất cả đều được tổng hợp từ các nguồn trôi nổi trên mạng.
Cụ thể, một câu chuyện kể về cách gieo vần làm thơ có câu: “Em tên Mai anh sẽ hôn vào vai/ Em tên Mít anh sẽ hôn vào…”. Hay chuyện về một ông bác sỹ bắt bệnh nhân chửi thề 20 lần: “Tiên s. mày” trước khi khám bệnh khiến nhiều người không khỏi “sốc” nặng.
Chưa hết, một món đồ chơi khác trong hình dạng một bảng chữ cái dành cho trẻ vỡ lòng với thiết kế ngộ nghĩnh, bắt mắt, minh họa nhiều đồ vật, con vật theo từng vần thu hút khá đông người mua. Trong bảng có chức năng ghi âm sẵn giọng nói, chỉ cần nhấn vào chữ nào bảng sẽ tự động phát âm ra để trẻ nhỏ đọc theo.
Tuy nhiên, trong phần kể chuyện, bảng chữ cái này lại “thông minh một cách quà đà” với câu văng tục của hổ:”Con… mày thỏ, lần nào phê thuốc lắc mày cũng rủ tao đi khắp khu rừng. Cút xéo”.
Video đang HOT
Bên trong chú mèo Đôremon này là những câu chuyện cười hài hước có chứa đựng những lời nói không phù hợp với trẻ em
Tìm mua 4 loại máy kể chuyện, tích hợp các chức năng thông minh với những hình dạng và mẫu mã khác nhau thì điều ngạc nhiên là cả 4 loại đồ chơi này đều có những nội dung ghi âm phản cảm và không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Một số đồ chơi như mèo máy Đô – rê – mon còn “xúi” trẻ em “tử tự” với câu chuyện đầy ngôn ngữ bạo lực: “‘Chúng ta thà chết vì con người, vì lũ chó, vì đại bàng. Thà chết! Thà chết quách 1 lần cho rồi. Ta đâm đầu xuống đất tự tử đi. Và chúng chạy ra hố để tự tử đi…”
Rủi ro nhưng… chấp nhận
Theo tìm hiểu của Pv, tất cả các sản phẩm đồ chơi thông minh này đều có xuất xứ từ Trung quốc. Bà N.H.T (40 tuổi, chủ cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can) khẳng định: “Các câu chuyện đều được “cop” trên mạng nên có thể xác xuất một số món đồ gặp phải lỗi khi vô tình “cop” trúng những câu chuyện có nội dung phản cảm”. Bà T. cũng cho biết, ở Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được những đồ chơi thông minh, sử dụng công nghệ cao nên dù biết hàng Trung Quốc có những rủi ro nhất định nhưng các tiểu thương vẫn chấp nhận nhập bán để cung ứng ra thị trường.
Những sản phẩm này đều xuất xứ từ Trung Quốc và có giá chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng ở lứa tuổi trẻ em khi phải nghe những câu chuyện tục tĩu, ngôn từ bạo lực là việc hết sức nguy hại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức, sự hình thành tư duy mà còn ảnh hưởng đến cả nhân cách sau này của trẻ.
“Câu chuyện trong những con thú, điện thoại nhỏ nhưng lại là vấn đề lớn. Ở lứa tuổi trẻ em, các em sẽ tiếp nhận rất nhanh và nhớ rất sâu những thông tin mới. Những nhận thức lệch lạc sẽ nằm trong ẩn ức của trẻ. Khi các em lớn, gặp điều kiện thích hợp, nhận thức đó sẽ chuyển hóa thành hành vi nguy hại tới bản thân em và xã hội”, chuyên gia giáo dục này đánh giá.
Điều kỳ lạ là, theo nhiều tiểu thương, mặt hàng đã được bày bán cả năm nay nhưng chưa hề thấy cán bộ quản lý thị trường nào tới kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt.
Trọng Trinh-Hà Trang
Theo Dantri
Nguồn gốc thực sự của nhiều loại "đặc sản Tây Bắc"
Từ thực phẩm tươi sống, trái cây đến quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng... đều được những người bán hàng tại chợ Lào Cai thản nhiên xác nhận là có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng vẫn chạy, chợ vẫn đông và thậm chí nhiều thứ khi về xuôi còn trở thành "đặc sản TâyBắc".
Loại mận Trung Quốc được người bán hàng tại chợ này quảng cáo là hàng ngon, chất lượng, không hề có hóa chất bảo quản. Ảnh N.Mai
"Thích ngon" hơn "sợ độc"
Dọc con đường vào chợ Nguyễn Du (chợ Gốc Mít), thuộc phường Kim Tân, TP Lào Cai (Lào Cai) hàng hóa được bày bán la liệt với nhiều chủng loại và mẫu mã bắt mắt. Trong vai khách hàng, chúng tôi ghé vào một cửa hàng bán trái cây, chị bán hàng đon đả: "Mua đi em, toàn hàng tươi ngon cả đấy. Thích loại nào cứ chọn thoải mái. Mua nhiều chị bán rẻ cho". Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của các loại trái cây này, chị bán hàng bình thản: "Em không phải lo, nhà chị bán hàng đảm bảo, hàng nhập ngoại nhưng chị đặt hàng cẩn thận, không độc hại gì đâu".
Theo giới thiệu của chị này, các loại trái cây như mận, đào hồng ly, táo, dưa hấu, đu đủ... mà chị nói ngoại nhập, không độc hại đều nhập từ Trung Quốc. Nhãn và chôm chôm là hàng Thái Lan. Khi thắc mắc không có đặc sản miền núi để mua về làm quà, chị bán hàng sẵng giọng: "Em thích mua hàng Việt thì có quả Kiwi nhé. Hàng Việt Nam chính gốc đấy!".
"Nhập hàng Trung Quốc thế này có bán được không chị?", chúng tôi dò hỏi. Chị bán hàng chép miệng: "Dân mình cứ lo hàng Trung Quốc độc, nhưng bọn chị bán và ăn suốt có thấy ai chết ngay đâu(?!). Ở đây, người ta thích hàng ngon, chẳng mấy ai quan tâm nhập ở đâu, độc hại thế nào". Thấy chúng tôi tỏ ra lưỡng lự, chị này bồi thêm: "Việt Nam không nhập thì lấy đâu hàng mà bán. Các em mua trái cây ở Hà Nội cũng đa phần là của Trung Quốc chứ đâu. Hàng Trung Quốc vẫn còn phổ biến lắm. Mua hàng mà cứ sợ thế này thì "nhịn" cho lành".
Theo quan sát của chúng tôi thì ngay cả khi người bán nói đây là trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc thì khách hàng là dân bản địa ở đây vẫn mua như thường. Có vị khách còn hồn nhiên rằng: "Cứ ngon là được".
Tiếp tục ghé vào quầy hàng bán đồ khô cách đó vài trăm mét. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là trên những sản phẩm có đóng gói, dày đặc tiếng Trung, dưới mép túi in dòng chữ "Made in China". Người đàn ông trung niên lần lượt giới thiệu cho chúng tôi tên, thành phần và công dụng của từng loại. Người này "quảng cáo" sản phẩm một cách thuần thục chẳng khác nào đang bán hàng "cây nhà lá vườn". "Bác đọc được cả tiếng Trung Quốc à?", tôi hỏi. Ông này cười lớn: "Kinh nghiệm thôi, chữ nghĩa cần gì. Bán hàng mấy chục năm rồi nên phải biết chứ".
Đi sâu vào trong chợ, hàng hóa được bày bán khá nhiều. Dừng chân tại một quầy bán quần áo, chúng tôi được giới thiệu đây là nơi "chuyên" bán hàng Quảng Châu (Trung Quốc). Hỏi về giá của một số loại quần áo ở đây, người bán hàng "hét" cao ngất ngưởng. Chúng tôi thắc mắc giá đắt, chị bán hàng phân bua: "Hàng Trung Quốc cũng có nhiều loại. Em yên tâm, nhà chị nhập toàn hàng "xịn" thôi, mua về mặc mấy năm vẫn đẹp. Tiền nào của nấy, nhiều người ham rẻ mua hàng xấu, mặc được dăm bữa nửa tháng rách cứ đổ tại hàng Trung Quốc không chất lượng. Chị bán hàng Trung Quốc bao nhiêu năm tại chợ này, nếu bán hàng vớ vẩn thì sập tiệm lâu rồi, trụ sao đến giờ này được nữa".
Về xuôi thành...đặc sản Tây Bắc
Tại cửa hàng bán thực phẩm khô này, 100% hàng đều được ông chủ nhập từ Trung Quốc. Ảnh N.Mai
Quay lại với những hàng bán trái cây, khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc quả thanh mai và mận tím "khủng" được quảng cáo là đặc sản Sa Pa từng "làm mưa làm gió" tại thị trường Hà Nội thời gian vừa qua, một chủ sạp hàng trả lời như đinh đóng cột: "Sa Pa không có quả thanh mai. Chỉ có quả dâu rừng mọc dại ở một số địa phương, nhưng đó không phải loại quả mà mọi người nhắc đến. Nhà tôi ở ngay gần Sa Pa, nếu có thì tôi đã biết. Quả tên thanh mai chắc chắn là của Trung Quốc".
Chỉ vào thùng xốp đựng đầy những quả mận màu tím căng bóng, người này tiếp tục: "này cũng không phải đặc sản trên Sa Pa đâu. Mận này chúng tôi nhập của Trung Quốc về bán. Ở Sa Pa chỉ có mận tím to bằng ngón chân cái thôi, nhưng hết mùa từ cuối tháng 6 rồi. Tại người dưới xuôi (Hà Nội - PV) sợ hàng "Tàu" nên họ mới phải nói dối để bán hàng".
Không chỉ các loại trái cây có thể "đội lốt" đặc sản vùng núi để dễ tiêu thụ hàng, rất nhiều thực phẩm, đồ gia dụng khác cũng "ăn theo" xu hướng này. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hạt dẻ Trung Quốc cũng đang được bán phổ biến tại đây. Ông chủ cửa tiệm bán đồ khô giới thiệu, hạt dẻ mới được nhập về, ăn rất ngon và bùi. Loại ngon giá 150.000 đồng/kg, loại bình thường có giá 100.000 đồng/kg (đã rang chín).
Ông này cho hay: "Sắp tới mùa lạnh, sức tiêu thụ hạt dẻ lại tăng cao nên tôi nhập về bán dần. Ở Việt Nam chỉ có Cao Bằng và Lạng Sơn có loại hạt này nhưng chưa phải mùa, nguồn hàng ít mà không bảo quản được lâu. Nhiều người mua được hạt dẻ ở miền núi này nhưng có thể vẫn là hàng của Trung Quốc. Thậm chí, hạt dẻ bán tại thị trường Hà Nội được "gắn mác" đặc sản Tây Bắc thực chất cũng là của Trung Quốc cả thôi".
Có một thực tế rằng, đa phần những người bán hàng tại khu chợ này khi được hỏi nhập hàng ở đâu, họ đều rất thẳng thắn nói rằng hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều người còn "quảng cáo" hàng Trung Quốc ngon hơn, tốt hơn hàng ở trong nước. Những người bán hàng ở đây thừa nhận: "Chúng tôi nhập hàng ở đâu là nói đúng ở đó, không phải nói dối. Miễn có hàng và hàng ngon là dân mình vẫn tiêu thụ hết, có thấy ế hàng bao giờ đâu?!".
Theo Mai Thùy
Báo Gia đình & Xã hội
"Người rừng" Hồ Văn Lang cố gắng học chữ để... tìm vợ "Buổi trưa đi làm về anh Lang lấy vở ra học chữ. Anh ấy học được bảng chữ cái rồi. Lúc tâm sự, anh Lang nói muốn lấy vợ, sinh con nên anh ấy cố gắng học chữ để tìm vợ"- em trai "người rừng" cho biết. Sau hơn 2 năm được đưa về sống với cộng đồng cùng với cha là Hồ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ
Có thể bạn quan tâm

Nam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà Nội
Sao việt
22:22:35 12/05/2025
Hot: "Nữ hoàng gợi cảm" Hyuna mang thai con đầu lòng sau 7 tháng cưới?
Sao châu á
22:18:09 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á
Thế giới
22:09:24 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025
Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok
Netizen
22:02:32 12/05/2025
Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay
Sức khỏe
22:01:29 12/05/2025
Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating
Phim châu á
21:53:05 12/05/2025
Han So Hee đóng chính trong 'The Intern' phiên bản Hàn Quốc
Hậu trường phim
21:48:25 12/05/2025
Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình
Góc tâm tình
21:24:38 12/05/2025