Chọn học nghề để khởi nghiệp sớm
Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đang chuẩn bị diễn ra. Năm nào cũng có khoảng 30% số học sinh không vào được lớp 10 công lập. Tùy vào năng lực học tập của bản thân và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, các em có thể vào học trường dân lập với mức học phí khá cao. Còn cho con cái học nghề ở độ tuổi 15 “ăn chưa no, lo chưa tới” thì với nhiều bậc phụ huynh là một sự lựa chọn quá khó khăn.
Điều này xuất phát từ tâm lý thương con hoặc tâm lý thích con làm thầy chứ không làm thợ. Tâm lý này cũng lây lan từ các bậc cha mẹ sang con cái nên nhiều đứa trẻ cũng thích làm thầy chứ không chịu làm thợ.
Trên thực tế, năng lực nơi nhiều em học sinh có hạn, điểm kiểm tra thường chỉ 2-3 điểm nhưng cha mẹ vẫn ép các em học thêm dày đặc với mong muốn nhồi kiến thức vào đầu trẻ để có thể vượt qua các kỳ thi tốt nghiệp. Tôi biết có những gia đình phải gồng mình lo học phí cho con học trường THPT dân lập, rồi lại tiếp tục học đại học, bất kể là vào trường đại học nào và bằng loại nguyện vọng tối thiểu. Năng lực tiếp thu kiến thức hay chuyện các em sẽ làm được việc gì sau này không còn là mối quan tâm chính nữa mà tất cả tập trung vào mục tiêu “có tấm bằng”!
Mới đây, các báo đưa tin tại TPHCM năm nay, hơn 10.000 học sinh THCS không đăng ký thi vào lớp 10 mà chọn con đường khác để học tiếp hoặc học nghề. Đọc tin này tôi thấy mừng. Mừng vì nhận thức xã hội đã có sự thay đổi (thực ra, việc cần phân luồng đa dạng cho học sinh sau THCS đã được nói đến từ nhiều năm nay nhưng chưa chuyển biến đáng kể trên thực tế), có thể do tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” thời gian dài vừa qua. Vậy nên, với các em học lực kém hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn, theo tôi, lựa chọn học nghề để vào đời sớm là hợp lý và thực tế.
Sau khi tốt nghiệp THCS, các em có thể theo học chương trình giáo dục nghề nghiệp – vừa học nghề, vừa học văn hóa. Với con đường này, bằng độ tuổi của các bạn học hết lớp 11, các em này đã có trình độ nghề trung cấp và có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng. Và thực ra, con đường học vẫn luôn rộng mở sau này nếu các em vẫn giữ được động lực vươn lên.
Theo tôi, nếu phụ huynh sớm nhận biết niềm đam mê, năng khiếu, sở trường của con em mình thích hợp một nghề nghiệp nào đó thì hoàn toàn có thể định hướng cho con em ngay từ khi các em học xong lớp 9. Thực tế lâu nay, một người thợ như một đầu bếp giỏi vẫn được trả mức lương cao, được xã hội trọng vọng. Thực tế cũng cho thấy có không ít sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng lại phải mưu sinh bằng những việc hoàn toàn không cần tới bằng cấp ấy. Nhưng để sự thay đổi này trở nên phổ biến hơn đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và điều quan trọng nhất là hệ thống trường nghề phải đảm bảo chất lượng. Có như vậy thì các bậc phụ huynh mới yên tâm gửi gắm con em vào học, để sau khi ra trường, các em có đủ kỹ năng tham gia thị trường lao động.
Các doanh nghiệp – nhà tuyển dụng lao động cũng cần thay đổi tư duy về bằng cấp. Tuyển thợ lành nghề đâu nhất thiết đòi hỏi bằng cấp khi thực tế công việc không cần đến bằng cấp đó. Tư duy đổi mới này sẽ giúp xã hội và nhiều gia đình tiết kiệm khá nhiều chi phí và thời gian.
Một điều cũng quan trọng không kém là các bậc cha mẹ cũng cần tôn trọng con em một khi các em muốn sớm theo đuổi niềm đam mê của chúng.
Theo thesaigontimes.vn
Tuyển sinh các lớp đầu cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn căng thẳng
Với một đô thị lớn tập trung đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, việc đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả học sinh trên địa bàn là một áp lực rất lớn, nhất là việc tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Thí sinh dự thi vào lớp 10. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Video đang HOT
Với một đô thị lớn tập trung đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, việc đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả học sinh trên địa bàn là một áp lực rất lớn, nhất là việc tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Không chỉ phải đáp ứng đủ chỗ học, mục tiêu giảm sĩ số học sinh/lớp và tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cũng đang được ngành giáo dục thành phố nỗ lực thực hiện.
Căng thẳng kỳ thi lớp 10
Với chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, năm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hàng chục ngàn học sinh lớp 9 không vào được lớp 10 công lập.
Do vậy, "cuộc đua" vào lớp 10 càng trở nên căng thẳng hơn. Vừa kết thúc kiểm tra cuối học kỳ 2, học sinh khối 9 trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng tốc ôn luyện, chạy nước rút cho kỳ thi tuyển sinh diễn ra vào đầu tháng 6 này.
Kế hoạch ôn tập của Trường Trung học Cơ sở Hoàng Văn Thụ được thực hiện từ đầu học kỳ 2 cho tới cuối tháng 5. Theo đó, ngay từ học kỳ 2, cùng với việc dạy học theo chương trình chung, trường triển khai cho giáo viên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh khối 9 ôn tập cho học sinh.
Sau khi kết thúc học kỳ 2, các thầy cô cùng học sinh hệ thống lại kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Tương tự, ở nhiều trường trung học cơ sở khác cũng tăng tốc cho học sinh ôn tập từ giữa tháng 5 với lịch học được xây dựng phù hợp.
Ngoài việc học và ôn tập trên lớp, nhiều học sinh lại tiếp tục đến các trung tâm học thêm để tìm cho mình tấm vé vào lớp 10 tại trường mình mong muốn.
Đăng ký nguyện vọng những trường có điểm đầu vào vào tỷ lệ "chọi" khá cao nên em Hoàng Yến, Trường Trung học Cơ sở Minh Đức phải chuẩn bị rất kỹ và ra sức ôn luyện để đạt được kết quả mong muốn.
Ngoài học thêm môn Văn từ đầu hè vào lớp 9, các ngày cuối tuần em còn học thêm tiếng Anh tại trung tâm và Toán với gia sư.
Từ giữa năm học đến nay, lịch ôn luyện của em Bảo Huy, Trường Trung học cơ sở - Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh cũng dày đặc.
Vừa học hết giờ ôn tập môn Toán tại trường, em tiếp tục đến một cơ sở khác để học thêm môn Văn.
Theo Bảo Huy, các bạn đều đi học thêm và ôn luyện các bài tập nâng cao, giải các đề thi, em không thể yên tâm nếu không học thêm. Em cố gắng để có thể vào được trường đúng nguyện vọng.
Các chuyên gia cho rằng, học sinh cần có sự sắp xếp thời gian khoa học giữa học và chơi cho hợp lý. Những ngày cận ngày thi học sinh cần nghỉ ngơi, tránh học dồn, phụ huynh cũng cần động viên, khuyến khích tinh thần để các em không mệt mỏi.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cấu trúc đề thi năm nay không thay đổi, lối ra đề sẽ tiếp tục theo định hướng tăng cường tính thực tiễn, khuyến khích học sinh tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề.
Học sinh cần ôn tập kiến thức một cách hệ thống, nắm chắc kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề trong chương trình.
Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau Trung học Cơ sở, giảm dần tỷ lệ học sinh vào lớp 10 công lập và đến năm 2020 chỉ còn 60% học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở vào lớp 10 công lập.
Lãnh đạo ngành Giáo dục khẳng định không thiếu chỗ học cho những học sinh không vào lớp 10 công lập.
Cụ thể, những trường hợp học sinh không đỗ vào lớp 10 công lập, có thể lựa chọn học tập tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trường ngoài công lập...
Xây trường đón học sinh lớp 1 và lớp 6
Ghi nhận tại nhiều quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công trình trường, lớp đang được khẩn trương xây dựng và hoàn thiện để đưa vào sử dụng trong năm học mới 2019-2020, đáp ứng chỗ học khi học sinh các lớp đầu cấp hàng năm tăng cao.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu về kéo giảm sỹ số học sinh/lớp và tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày với nhiều quận, huyện vẫn còn rất khó khăn; nhất là vào năm học 2020-2021 khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới phải đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày.
Mỗi năm dân nhập cư đều tăng nhanh, giải pháp xây thêm trường chỉ đáp ứng chỗ học cho số học sinh tăng hàng năm chứ khó đáp ứng lớp học cho học sinh học 2 buổi/ngày.
Tại Quận 12, trong năm học tới có 11 công trình với 156 phòng học được đưa vào sử dụng. Trong đó có 4 trường mới xây dựng được đưa vào sử dụng gồm 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở.
Ngoài ra, quận có 6 công trình trường học được nâng cấp, cải tạo và tăng thêm quy mô tuyển sinh gồm 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở và 1 trường chuyên biệt.
Theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12, dự báo tình hình tuyển sinh đầu cấp năm nay "giảm nhiệt" so với năm trước, số học sinh tăng khoảng 8.000 em.
Theo đó, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học sẽ tăng nhưng không đáng kể (bậc tiểu học tăng 1,6%, đạt hơn 24% số học sinh học 2 buổi/ngày; bậc trung học cơ sở tăng từ 8% năm trước lên 20% học sinh học 2 buổi/ngày).
Cùng với đó việc kéo giảm sĩ số học sinh/lớp học vẫn chưa được giải quyết căn cơ. Do việc dự báo tình hình tăng dân số chưa "trúng" nên dù hàng năm quận dồn sức xây trường lớp kịp tiến độ theo quy hoạch đến 2020 đạt được 709 phòng học mới, nhưng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Bởi theo dự báo đến năm 2020 quận có 450.000 dân, nhưng đến thời điểm hiện tại quận đã có 630.000 dân. Để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, dự kiến học sinh tiểu học sẽ học thêm ngày thứ 7.
Còn quận Bình Tân năm học 2019-2020 sẽ có 2 trường mầm non mới và sửa chữa, nâng cấp tại một số trường học hiện hữu với tổng cộng 126 phòng học mới được đưa vào sử dụng.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân cho biết, dự báo trong năm học tới quận tăng khoảng 7.000 học sinh tương đương năm học vừa qua, trong đó bậc tiểu học tăng khoảng 3.500 em, trung học cơ sở cũng tăng khoảng 3.500 em.
Số phòng học xây dựng thêm chỉ đủ giải quyết chỗ học cho số học sinh tăng cơ học. Dự kiến trong năm học tới, quận cũng không tổ chức bán trú cho học sinh lớp 1 (trừ các trường tiến tiến hiện đại) để dành phòng học thực hiện chủ trương giảm sĩ số học sinh/lớp. Do vậy, tỷ lệ học bán trú chỉ còn trên 30%.
Ông Ngô Văn Tuyên cũng cho rằng, mục tiêu đến 2020-2021 đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày rất khó đạt.
Trong khi chưa có giải pháp căn cơ cho vấn đề này, quận chỉ biết sử dụng đến giải pháp tình thế là giảm tỷ lệ tổ chức lớp bán trú để có phòng học. Nếu thực hiện đúng tiến độ quy hoạch đến năm 2020 quận có 100 điểm trường, sẽ đảm bảo các yêu cầu về trường lớp cho học sinh.
Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai xây dựng trường, lớp mới hàng năm nên chưa đạt được tiến độ đề ra.
Trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu phải đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân thành phố.
Trong đó, công tác tuyển sinh các lớp 1, 6 và bậc mầm non vẫn theo nguyên tắc phân tuyến địa bàn do các quận, huyện quy định.
Thành phố đảm bảo huy động 100% trẻ năm tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào trường mầm non đúng tuyến; đồng thời, tăng dần tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường và tiếp tục tổ chức nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổi.
Cùng với yêu cầu đảm bảo huy động 100% trẻ 6 tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào học lớp 1 theo tuyến do quận, huyện quy định, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các trường không nhận học sinh học sớm tuổi, học sinh trái tuyến; phấn đấu thực hiện sỹ số lớp theo Điều lệ trường Tiểu học (35 học sinh/lớp).
Đồng thời thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, khuyến khích học sinh thi tuyển vào lớp 10 chọn nguyện vọng phù hợp với khả năng của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi trúng tuyển và giảm áp lực giao thông theo chủ trương của thành phố.
T.Hoài
Theo TTXVN/Vietnamplus
Phụ huynh, sĩ tử căng thẳng chạy đua suất vào trường chuyên ở Hà Nội Năm nay, có khoa của một số trường THPT chuyên ở Hà Nội có tỷ lệ chọi 1/16 nên áp lực thi đỗ vào lớp 10 đè nặng lên nhiều gia đình. Từ ngày 26-29/5 diễn ra kỳ thi vào lớp 10 của các trường THPT chuyên Ngoại ngữ, chuyên Khoa học Tự nhiên và chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong những...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Máy bay trực thăng rơi xuống vực sâu, 6 người thiệt mạng
Thế giới
12:20:56 09/05/2025
Đối tượng buôn gần 2,4kg ma túy lĩnh án tử hình
Pháp luật
11:58:06 09/05/2025
Tay đua "sát gái" Met Gala: lộ thái độ sốc khi bị ghép đôi với Rosé, chê ổng eo?
Sao âu mỹ
11:54:15 09/05/2025
Thuỳ Tiên lộ tin nhắn nói vỏn vẹn 7 chữ, chờ đợi 1 điều trước khi tái xuất?
Sao việt
11:47:17 09/05/2025
Lee Byung-hun bị tung ảnh quá khứ 'sốc' ở Baeksang, 'hướng nội' hết đời còn lại
Sao châu á
11:45:16 09/05/2025
Antony chói sáng ở Conference League: MU bỏ rơi thành viên ngọc Betis
Sao thể thao
11:42:12 09/05/2025
Top 3 chòm sao may mắn, tài vận hanh thông ngày 10/5: Lộc đến bất ngờ, tiền vào như nước
Trắc nghiệm
11:41:00 09/05/2025
Thế Lòng Se Điếu xin lỗi, nói sự thật về món ăn, CĐM lo cho TikToker 4,5M follow
Netizen
11:36:53 09/05/2025
Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức
Tin nổi bật
11:31:15 09/05/2025
Áo sơ mi 'lên ngôi' trong tủ đồ hiện đại
Thời trang
11:03:56 09/05/2025