Chọn nghề phù hợp cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số để tránh bỏ học

Nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tìm được nghề phù hợp thông qua hình thức học nghề. Bài toán học sinh bỏ học, không việc làm gần như đã được tháo gỡ.

Những năm trước đây, công tác giáo dục ở các huyện miền núi ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai gặp khó khăn vì số lượng học sinh bỏ học nhiều. Nguyên nhân là điều kiện giao thông đi lại xa nên số học sinh tốt nghiệp bậc học trung học cơ sở chỉ tính trên đầu ngón tay.

Tuy nhiên, nhờ được các thầy cô tư vấn, hướng nghiệp, các em dần đã chọn cho mình hướng đi học nghề với mong muốn có công việc ổn định.

Dạy nghề cho học sinh vùng cao

Chính vì nhu cầu đó nên trong mùa tuyển sinh năm nay, Trường Cao đẳng Gia Lai đã có số lượng học sinh đăng ký tham gia học nghề gia tăng rõ rệt. Chỉ sau hơn 2 tháng tuyển sinh, nhà trường đã tuyển sinh được 1.213 học sinh, sinh viên (vượt 118,3% so với chỉ tiêu giao).

Theo đó, năm học 2020-2021, trường có quy mô đào tạo gần 6.000 học viên, sinh viên. Trong đó, trình độ trung cấp, cao đẳng là trên 2.000 chỉ tiêu. Hiện nay, trường Cao đẳng Gia Lai có 229 là viên chức và người lao động.

Chọn nghề phù hợp cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số để tránh bỏ học - Hình 1

Rất nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu theo học những nghề phù hợp với bản thân và song song học văn hóa.

Em Hoàng Thị Hoa (làng Me, xã Ia Pior, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) từ nhỏ đã rời xa buôn làng để đi học tại các trường nội trú trên địa bàn huyện. Em Hoa mong muốn có thể thoát cây lúa rẫy, cây mì để học được một nghề mang lại thu nhập cao và thay đổi cuộc sống.

Với những thôi thúc đó đã giúp em học đến lớp 9, vì điều kiện gia đình khó khăn nên một vài năm sau em đã nộp đơn xin tuyển sinh vào trường CĐ Gia Lai hệ Trung cấp để học nghề may.

Hoa tâm sự: “Bằng tuổi em thì mấy bạn ở làng đã lập gia đình và nối tiếp nghề nông cùng gia đình. Suốt ngày làm nông nghiệp lạc hậu khiến cái đói nghèo cứ bám dai dẳng. Chính vì vậy, em đã nộp đơn tuyển sinh vào trường nghề để vừa học bổ túc văn hóa và học thêm nghề may”.

Chọn nghề phù hợp cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số để tránh bỏ học - Hình 2

Khi kết thúc khóa học, các em đều được tuyển vào các doanh nghiệp hoặc về tự mở cho mình một cửa tiệm trên địa bàn vùng sâu, vùng sa.

Bên cạnh đó, do nhu cầu về lao động phổ thông, có tay nghề đang thiếu trầm trọng ở vùng nông thôn nên nhiều em đã đăng kí vào trường nghề nhằm mục đích vừa học phổ thông và học nghề, đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Em học sinh Ksor Hùng (huyện Ia Grai, Gia Lai) tâm sự: “Sau khi học xong lớp 9 thì em đã nghỉ học một thời gian đi làm rẫy. Tuy nhiên, em đã chủ động xin gia đình nộp đơn vào trường CĐ Gia Lai để học nghề sửa chữa ô tô và tiếp tục học văn hóa để lấy bằng THPT. Em mong muốn có thể theo đuổi ước mơ để mở cho mình một gara sửa chữa ô tô bằng chính năng lực của mình.”.

Chọn nghề phù hợp cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số để tránh bỏ học - Hình 3

Trường Cao đẳng Gia Lai đào tạo những nghề nghiệp mà hiện nay đang là mũi nhọn của tỉnh Gia Lai.

Thầy Huỳnh Ngọc Thuận – Trưởng khoa Điện – Điện tử, Trường CĐ Gia Lai cho biết: “Khóa học nghề cho các học sinh trung cấp có thời gian khoảng 18-36 tháng. Đa số trong lớp đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên lúc giảng dạy chúng tôi luôn chú ý đến hình thức “cầm tay, chỉ việc”, tạo nhiều cơ hội cho các em được thực hành trên nền lý thuyết cơ bản. Nhìn chung các em tiếp xúc còn chậm nên chúng tôi cũng rất vất vả trong quá trình truyền thụ. Tuy nhiên, sau những khó thực tập, chúng tôi thấy các em đã chắc tay nghề và sẵn sàng cho những công việc trong tương lai”.

Thầy Phạm Văn Điều – Hiệu trưởng Trường CĐ Gia Lai cho biết: “Sau khi sáp nhập, trường không ngừng nâng cao năng lực về chất lượng đội ngũ, năng lực quản trị hệ thống, cơ sở vật chất và thiết bị. Triển khai nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng ứng dụng; chú trọng bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và phát triển kỹ năng cho người học. Đồng thời, thường xuyên kết nối với các doanh nghiệp, cơ quan, khách sạn, bệnh viện… cho sinh viên vào thực tập để lấy kinh nghiệm cho bản thân.”.

Chọn nghề phù hợp cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số để tránh bỏ học - Hình 4

Tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm đều rất cao.

“Đa số các em trong trường là học sinh đồng bào nên việc học chủ yếu là thực hành nhiều. Bên cạnh đó, nhà trường còn đào tạo song song giữa văn hóa và dạy nghề nên khi học sinh hoàn thành khóa học thường chưa đủ 18 tuổi nên phải mất khoảng thời gian chờ đợi. Hiện nay, nhà trường đã có 16 ngành để giúp cho học sinh, sinh viên chọn lựa phù hợp năng lực của bản thân”.

Theo thống kê của trường Cao đẳng Gia Lai, tỷ lệ các em học sinh, sinh viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định luôn đạt hơn 95%.

Năm học 2018 – 2019 có 339 sinh viên ra trường thì có gần 300 sinh viên được tuyển vào các doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn. Các nghề có lượng sinh viên có việc làm đông thường là điện, công nghệ thông tin, kế toán, may mặc…

Đào tạo nghề cho những đứa trẻ "chưa đủ lớn"

Nhiều trường trung cấp, cao đẳng nghề tại Nghệ An có tới 30 - 50% học sinh, sinh viên là dân tộc thiểu số. Phần lớn học sinh trung cấp nghề vừa rời trường THCS, chưa phát triển toàn diện tâm - sinh lý.

Đào tạo nghề cho những đứa trẻ chưa đủ lớn - Hình 1


Em Lang Thị Hải - đại diện Nghệ An đạt học sinh "3 rèn luyện" cấp tỉnh và Trung ương.

Với đặc thù này, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, các trường nghề còn phải chăm lo đời sống cho các em.

Vận động học sinh theo nghề sau phân luồng

Lang Thị Hải (SN 2004) đang học năm cuối tại Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An (đóng tại xã Bồng Khê, huyện Con Cuông).

Nói về lý do lựa chọn học nghề, Hải cho biết: "Khi đang học lớp 9, em từng định thi vào THPT vì lực học khá tốt. Bố nói nếu em muốn học lên cấp 3 thì bố mẹ sẽ nuôi đi học. Nhưng thấy hoàn cảnh gia đình vất vả, em quyết định học nghề để sớm đi làm".

Nhà Hải ở xã Mậu Đức (huyện Con Cuông) cách trường chỉ hơn 20km, lại có chị gái đang học tại đây nên em xuống học cùng chị.

Nữ sinh dân tộc Thái theo học nghề may, luôn đạt điểm giỏi. Dù thời gian học nghề chưa lâu, nhưng Lang Thị Hải đã thi đạt tay nghề cấp trường và được lựa chọn thi cấp tỉnh. Em cũng là đại diện duy nhất của tỉnh Nghệ An đạt danh hiệu học sinh 3 rèn luyện cấp Trung ương năm 2020.

Trong khi đó, Vi Thị Uyên lại đến từ xã biên giới Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), cách trường gần 200km. Lựa chọn học nghề của Uyên xuất phát từ việc được giáo viên của trường trực tiếp đến nơi em sinh sống để tuyển sinh.

Theo ông Lê Văn Tuấn - Hiệu trưởng Trường Trung cấp DTNT Nghệ An, trường có nhiệm vụ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động 6 huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương.

Đối tượng tuyển sinh là học sinh phân luồng sau THCS. Khi học nghề, các em ở nội trú miễn phí và được hỗ trợ mỗi tháng bằng mức lương cơ bản theo Nghị định 53 của Chính phủ. Tuy nhiên, với học sinh dân tộc thiểu số, ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới hầu hết các em chưa biết chủ động tìm kiếm thông tin về trường nghề. Vì vậy, năm nào giáo viên của trường cũng phải đi tuyển sinh, mà thực chất là "vận động" các em sau phân luồng THCS đi học nghề.

Ông Tuấn cũng cho biết, vẫn có trường hợp học sinh sau khi nhập học thì bỏ về. Chủ yếu do tâm lý muốn đi làm ngay, không thích áp lực học tập... Nhà trường phải có sự quan tâm, hỗ trợ ngay từ đầu để ngăn học sinh bỏ học.

"Từ những việc rất nhỏ như ăn cơm, ở ký túc xá các em chỉ ở theo dân tộc của mình, không chung với dân tộc khác. Bên cạnh đó, bà con dân tộc rất trọng lời hứa. Nếu nói xuống trường học sẽ được hưởng trợ cấp của Nhà nước, thì khi các em vào trường, các chế độ, chính sách phải được thực hiện đầy đủ, nhanh chóng. Cam kết có việc làm sau khi học xong, thì phải giới thiệu các em đến công ty, xí nghiệp và có mức lương rõ ràng. Thông thường, sau khi ổn định sinh hoạt và học tập, các em lại cố gắng theo hết chương trình đào tạo", ông Tuấn nói.

Với nỗ lực kéo học sinh theo nghề, những năm qua, tuyển sinh của nhà trường ổn định. Năm học này, trường tuyển đủ 460 chỉ tiêu, trong đó có 438 học sinh DTTS, chiếm 95,2%. Nhiều nhất là dân tộc Thái có 193 học sinh, Khơ mú 132 em, Mông 96 em, còn lại là các dân tộc khác. Toàn trường có 25 lớp với gần 800 em học trung cấp hàn, điện, may thời trang, thú y.

Dù vậy, ông Lê Văn Tuấn cũng cho rằng, để nâng cao chất lượng đào tạo, về lâu dài cần có quy hoạch lại trường nghề trong toàn tỉnh. Hiện, Nghệ An có hơn 60 cơ sở, trường trung cấp, cao đẳng nghề. Nhiều trường mở mã ngành đào tạo giống nhau. Trong khi đó nguồn tuyển sinh chủ yếu là học sinh phân luồng sau THCS.

Điều này dẫn đến các trường gặp áp lực tuyển sinh, thay vì đầu tư cho chuyên môn, nâng cao năng lực đào tạo, thì nhiều giáo viên, giảng viên phải dành thời gian, công sức để đi tuyển sinh.

Trang bị kỹ năng đặc thù

Xu hướng đến vùng cao, khó khăn để tuyển sinh cũng được nhiều trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An triển khai những năm gần đây. Không ít cơ sở đào tạo nghề chiếm từ 30 - 50% học sinh là người DTTS. Tuy nhiên, việc đào tạo cho đối tượng học sinh, sinh viên đặc thù này còn gặp một số vướng mắc, hạn chế.

Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức cũng có tới 50% học sinh là người DTTS, đến từ các huyện miền núi Nghệ An và một số tỉnh lân cận. Vi Quốc Anh (quê xã Châu Thôn, huyện Quế Phong) đã học năm thứ 2 ngành công nghệ ô tô. Tuy nhiên, nam sinh vẫn rụt rè, lúng túng trong giao tiếp. Chỉ khi đứng trước mô hình máy móc, Quốc Anh mới mạnh dạn và tự tin hơn.

Ông Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt - Đức khẳng định, việc đào tạo nhân lực cho bối cảnh mới cần cả thể lực, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm. Chỉ khi được trang bị đầy đủ những yếu tố trên, thì khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp, ra xã hội mới có thể bước vào làm việc việc ngay.

Về phía nhà trường việc giáo dục kỹ năng cho học sinh được định hướng cho học sinh ngay từ khi nhập học như đưa vào môn kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện, quản trị bản thân (cảm xúc, thời gian...). Mục đích giúp học sinh, sinh viên tự tin, biết quản lý bản thân, có khát khao học tập, cống hiến trước khi làm việc với doanh nghiệp.

Trường cũng mở phòng tập gym, dạy ngoại ngữ thứ 2 miễn phí cho học sinh, sinh viên... Tạo tiền đề cho các em nếu có nhu cầu XKLĐ. Tuy đã nỗ lực và có nhiều giải pháp cụ thể như vậy, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Việt - Đức cũng thừa nhận hiệu quả đạt được chưa như mong muốn. Học sinh vẫn còn thiếu và yếu kỹ năng, thiếu trách nhiệm lao động, thiếu tinh thần khát khao làm giàu, lập nghiệp.

"Điều này xuất phát từ đặc thù phần lớn học sinh trung cấp nghề vừa rời trường THCS. Các em chưa phát triển đầy đủ cả về thể lực, tâm lý, và "vô tư quá" trong định hướng cuộc sống. Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận thực tế không ít học sinh DTTS theo học nghề trước hết để tiếp tục nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Vì thế, các em vẫn còn thái độ ỷ lại, trông chờ trợ cấp, muốn chơi nhiều hơn là nghiêm túc rèn luyện, đào tạo", ông Bùi Văn Dũng nói.

Để hỗ trợ và thay đổi tư duy cho học sinh, trường đã xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, nắm bắt rõ hoàn cảnh từng em.

Đối với học sinh DTTS, các em thường sinh hoạt theo nhóm dân tộc mình và luôn có 1 người đóng vai trò trưởng nhóm. Phòng công tác HSSV sẽ thông qua các trưởng nhóm này để tìm hiểu, nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của học sinh.

Trường cũng đưa môn "Khởi sự kinh doanh" thành môn học của khối giáo dục nghề nghiệp. Môn học này hiện đang áp dụng đối với trường ĐH khối ngành kỹ thuật, còn học sinh trường nghề chỉ chủ yếu học nghề. Đồng thời phối hợp với doanh nghiệp tổ chức ngày hội tư vấn việc làm, vừa giới thiệu công việc vừa khơi dậy tinh thần vươn lên, khát vọng cống hiến của các em.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt - Đức cũng nêu lên trăn trở: Hiện nay, nhiều lao động chưa qua đào tạo vẫn được nhận vào làm ở các nhà máy, xí nghiệp. Điều này dẫn đến doanh nghiệp chưa thấy được giá trị của văn bằng, thậm chí tuyển lao động phổ thông để chi phí rẻ hơn.

Nên chăng, có chế tài doanh nghiệp phải sử dụng lao động có đào tạo, khi đó học sinh mới có cơ hội phát huy giá trị của mình. Điều đó sẽ tác động trở lại, khiến học sinh, sinh viên ý thức rèn luyện tay nghề, chuyên môn và trang bị kỹ năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tốHoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố
19:52:29 19/05/2025
Thùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo leThùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo le
20:53:01 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?
21:13:15 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?
20:39:21 19/05/2025
Người phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình DươngNgười phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình Dương
21:27:32 19/05/2025
Hà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kếHà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kế
20:31:51 19/05/2025
Lời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều traLời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều tra
22:00:08 19/05/2025
Nữ nghi phạm bị tạm giữ khi đang trên xe khách trốn vào TPHCMNữ nghi phạm bị tạm giữ khi đang trên xe khách trốn vào TPHCM
22:30:24 19/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tại sao không nên dùng nước sôi 100 độ C để pha trà xanh?

Tại sao không nên dùng nước sôi 100 độ C để pha trà xanh?

Sức khỏe

05:37:48 20/05/2025
Nhiệt độ lý tưởng để pha trà xanh thường dao động từ 70 đến 85 độ C, tùy loại trà và sở thích cá nhân. Ở mức nhiệt này, trà sẽ tiết ra hương thơm thanh khiết, vị ngọt hậu và giữ được tối đa các hoạt chất sinh học có lợi.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Thế giới

05:30:55 20/05/2025
Liên bang Nga và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đang tiến hành đối thoại chính trị và ngoại giao, điều này mang lại sự lạc quan thận trọng , ông Tasmagambetov nói tại cuộc họp của Hội đồng Hội đồng Nghị viện CSTO ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.
Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ

Góc tâm tình

05:04:45 20/05/2025
Tôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: Cảm ơn con . Ngày mới về làm vợ anh, tôi cũng lường trước sẽ khó gần gũi thằng bé.
Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Phim việt

23:52:59 19/05/2025
Phần mí mắt sụp khiến Đàm Phương Linh trông lúc nào cũng như buồn ngủ, biểu cảm lờ đờ dù thực tế cô diễn rất tốt, nhất là phần đài từ.
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Hậu trường phim

23:50:28 19/05/2025
Maya là nữ diễn viên, ca sĩ nổi tiếng bởi diện mạo sang chảnh, cuốn hút, body cực cháy, vô cùng quyến rũ mỗi lần xuất hiện.
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Sao việt

23:44:13 19/05/2025
Tối 19.5, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trở thành từ khóa được tìm kiếm nổi bật trên Google Trend. Hình ảnh của người đẹp sinh năm 1998 cũng được chia sẻ trên khắp các nền tảng mạng xã hội.
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

Sao châu á

23:41:54 19/05/2025
Nam ca sĩ danh tiếng Hồng Kông (Trung Quốc) Trần Dịch Tấn bị đồn đã qua đời do mắc COVID-19. Thông tin khiến người hâm mộ của ông tức giận.
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Ẩm thực

23:29:48 19/05/2025
Đây là món đặc sản bình dân từng được công bố xếp hạng 45 món ăn đánh giá tệ nhất Việt Nam . Thế nhưng mới đây, món ăn từ lòng lợn này lại được xếp vào top món ngon của thế giới.
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Tin nổi bật

23:16:38 19/05/2025
Kiểm tra xe tải chở 225kg mỡ lợn đông lạnh, lần theo lời khai của tài xế lực lượng công an phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 6 tấn thịt bò, gà, trâu, lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao âu mỹ

23:12:09 19/05/2025
Không phải lúc nào người nổi tiếng cũng được trải thảm đỏ ở mọi nơi. Không ít sao hạng A từng rơi vào cảnh bị từ chối vào câu lạc bộ, những bữa tiệc hay sự kiện lớn, dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng để xuất hiện.
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Pháp luật

23:03:26 19/05/2025
Theo đó, ông Sinh là người đã có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám bẹnh, chữa bẹnh quy định tại khoản 6, Điều 48 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.