Chồn nhung đen – lời đồn và sự thật
Ở Đan Phượng (Hà Nội), có hai chàng trai trẻ đang nuôi giấc mộng làm giàu từ một loài vật nuôi có cái tên lạ hoắc: Chồn nhung đen. Sự thật về loài vật nuôi này như thế nào? Liệu chúng có đáng giá đến mức phải bỏ ra hàng triệu đồng để thưởng thức?
Gọi là chồn, nhưng ngoại hình lại lai lai… chuột đồng, dễ nuôi, dễ sinh sản, thịt ăn khá thơm, loài vật nuôi ngoại nhập này đang dấy lên một cơn sốt chồn nhung đen tại miền Bắc, khi mà nhiều đối tượng bán hàng đa cấp trục lợi đang thổi giá bán lên hàng triệu đồng mỗi đôi.
Liệu đây có phải là chồn thật hay là loài chuột Nam Mỹ?
Dễ như nuôi chồn
Không mấy khó khăn để tìm đến trại nuôi chồn nhung đen tại đội 6 – Tam Đạc. Có thể nói là nhờ chồn nhung đen mà tên tuổi của hai thanh niên “chân đất” là chủ trại chồn bỗng nhiên nổi như cồn. Chiếc biển hiệu to tướng “Trang trại chồn nhung đen” đập ngay vào mắt chúng tôi, bên trong là ngôi nhà khá khang trang, dãy hệ thống chuồng trại rộng rãi đang sửa sang.
Lê Văn Được – một trong hai chủ nhân trẻ của trại nuôi chồn – tiếp chúng tôi khi mặt còn lấm lem vôi vữa, quần xắn tận gối và nụ cười… nông dân chính hiệu. 26 tuổi, Được cùng với người bạn chí cốt là Lê Quang Trung trở thành hai chủ nhân trẻ của trại nuôi chồn hàng nghìn con, sở hữu 3 cơ sở (hai cơ sở nuôi khác ở An Khánh và Bắc Ninh).
“Trung hôm nay đi giao hàng tận Tây Nguyên, vài hôm nữa mới ra. Mỗi hai anh em lọ mọ nên phải tự chạy đôn chạy đáo đi giao nhận hàng” – Được nói.
Lê Văn Được và mô hình làm giàu thành công từ chồn nhung đen. Ảnh: D.H
Trang trại chồn nhung đen của Trung và Được nhìn khá giản đơn với ba dãy chuồng lưới, bên trong cơ man nào là chồn nhung đen đủ mọi lứa tuổi: Sơ sinh, trưởng thành và cả… chửa đẻ. Loại động vật có hình dáng từa tựa chuột đồng nhưng kích thước to hơn, lông đen tuyền và đôi mắt to, hiền lành nói chung là nom… đáng yêu, dễ mến hơn loài chuột.
Bắt một chú chồn lông đen lên ôm vào lòng vuốt ve, Được kể: “Loài này rất hiền, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đơn giản chỉ cỏ voi, rau muống, thậm chí lõi ngô. Ngoài hai tháng là có thể sinh sản, mỗi năm đẻ đến 4 lứa và cho khoảng 3 – 6 con mỗi lứa nên số lượng đàn phát triển rất nhanh”.
Video đang HOT
Nuôi chồn nhàn tênh, lại chẳng lo lắng nhiều về khả năng nhiễm bệnh, Được và Trung không khó khăn gì để xoay xở dù không cần đến nhân công phụ việc. Hơn ba tháng là có thể có chồn thương phẩm, trọng lượng lớn nhất lên đến 1,5kg.
Theo Được, loại thịt này khá mới nên được nhiều người chuộng, thịt thơm như thịt thỏ và giá trị protein cũng rất cao. Giá bán chồn giống được bán tại đây khoảng 400.000 – 800.000/đôi, còn thịt thương phẩm thì từ 300.000 – 500.000đ/kg tùy loại. Hiện trại chồn của hai chàng trai này cung ứng cả chồn giống và thịt thương phẩm cho nhiều tỉnh lân cận, vào tận Nghệ An, Tây Nguyên…
Cơn sốt
Tại miền Bắc, trại chồn nhung đen của Được và Trung là trang trại duy nhất đang nhân nuôi loại chồn này. Theo Được, mặc dù đã mày mò gây dựng trang trại gần 5 năm nay, nhưng khoảng gần một năm trở lại đây việc làm ăn của anh và Trung mới trở nên khấm khá. “Hình như trên mạng đang rất sốt trong việc săn lùng con này, mà có đợt giá chồn nhung qua tay thương lái được thổi lên hàng triệu đồng mỗi cặp giống. Chúng tôi thì vẫn giữ nguyên giá chồn giống nhưng nếu ai không tìm hiểu kỹ, thương lái đẩy giá lên cao gấp nhiều lần so với giá gốc”.
Sự thật là thời gian qua, loại chồn nhung này tạo ra một cơn sốt nhỏ từ hậu quả của mô hình bán hàng đa cấp. Đã có lúc giá chồn giống bị đẩy lên đến 4 triệu mỗi cặp mà vẫn khan hàng. Với đồn thổi giá trị dinh dưỡng cao (trong đó còn có loại protein là chất kháng ung thư), lại nuôi dễ hơn cả nuôi lợn, nuôi gà, chồn nhung đen trở thành một hiện tượng khiến giới săn của lạ tò mò muốn biết.
Loài chồn nhung dễ nuôi, sinh sản nhanh, phù hợp với nông hộ nhỏ. Ảnh: D.H
Được và Trung là những người khởi sự từ vài cặp chồn mua lại giống của Viện Chăn nuôi, cũng không thể ngờ là nuôi loại chồn này dễ và nhàn đến như thế. Bản thân họ – từ hai công nhân của một công ty dược- nhờ mô hình này mà trung bình mỗi năm họ thu về hàng trăm triệu.
Theo Được, giá bán thịt thương phẩm hiện tại vẫn còn khá cao, thời gian tới nếu nhân nuôi rộng rãi, lượng thịt tăng lên và nhu cầu bão hòa hơn, họ sẽ giảm giá bán. Thậm chí, họ còn muốn đưa thịt loại chồn này thay thế cho thịt lợn, thịt bò vào bữa ăn hằng ngày…
Tất nhiên đó là nguyện vọng lâu dài, còn hiện tại, với nhu cầu của không ít khách thèm của lạ tận các tỉnh miền trong, thịt chồn nhung đen hiện vẫn được coi là loại thịt bán chạy, giá cao ngất trời (tính ra gần tương đương giá với… thịt bò Australia). Ngoài món nướng truyền thống, dân sành ăn có thể chế biến thành rất nhiều món nhậu hấp dẫn như xào lăn, xào sả ớt, hấp, chiên…
Và sự thật
Chồn này xuất xứ từ đâu? Tại sao nuôi dễ, sinh sản nhanh nhưng không ít người vẫn chưa thấy bán ở chợ, siêu thị, nhà hàng? Liệu đây có phải là chồn thật hay là loài chuột Nam Mỹ như phản ánh của một số cư dân Việt đang sống ở nước ngoài đồn thổi trên mạng Internet? Và có hay không việc nhập nhằng “treo đầu dê bán thịt chó” giữa chồn nhung đen và chồn hương- vốn được xem là đặc sản rừng khoái khẩu của nhiều dân chuyên nhậu thịt rừng?
Ngay cả với trang trại hàng ngàn con của hai thanh niên kể trên, thị trường của họ vẫn chủ yếu “đánh” vào khu vực Tây Nguyên, miền tây Nghệ An… – những nơi vốn được coi là “lãnh địa” của đám thợ săn thịt rừng trái phép?
TS khoa học Võ Văn Sự (Chi hội Động vật quý hiếm Việt Nam – Hội Chăn nuôi Việt Nam) được xem như “cha đẻ” của mô hình nhân nuôi chồn nhung đen và dày công tìm hiểu rất nhiều tài liệu liên quan đến loại chồn nhung này. Ông kể: Khoảng năm 2003, một số thành viên Hiệp hội DN vừa và nhỏ sang Quảng Tây (TQ), thăm và phát hiện thấy dân ở đây nuôi khá nhiều giống chồn nhung đen.
Năm 2009, bộ môn động vật quý hiếm được giao cho nhiệm vụ nuôi thử nghiệm giống này. Sau hai năm nhân nuôi thành công, Trung tâm Thú y vùng 3 cho phép nhân nuôi chồn nhung đen rộng rãi. “Thực ra, mục đích ban đầu là nhập loài chồn này về để làm cảnh. Nhưng do dễ nhân nuôi, từ năm 2007, dân chúng đã nhập chồn nhung đen từ TQ về nuôi tại Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bình Phước. Đây là mô hình chăn nuôi dễ, không tốn kém, nhanh cho thành phẩm, rất phù hợp với các hộ chăn nuôi nghèo, ít vốn” – ông Sự nói.
TS Sự cũng khẳng định đây không phải là chuột đồng Nam Mỹ như một số thông tin trên mạng. Loài này có tên khoa học là Guinea Pig, là một giống thuộc loài chồn nhung, tiếng TQ gọi là “hắc thốn” hoặc “hắc đồn”. Tại Peru, đây là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Mô hình nuôi chồn nhung đã thành công khi đưa sang các nước Congo, vùng sa mạc Sahara để tăng cường dinh dưỡng cho vùng này.
Cũng theo tài liệu nghiên cứu của TS Sự, lượng đạm trong thịt chồn nhung khoảng 21% – cao hơn thịt bò và lợn, lượng mỡ thấp (8%) và cholesterol cũng thấp nên nhiều người chuộng, và “đây là mô hình chăn nuôi rất cần được mở rộng ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, ý kiến của TS Võ Văn Sự lại có phần trái chiều so với GS Nguyễn Lân Hùng – người cũng gắn bó lâu năm với bà con nông dân. Xung quanh việc nuôi chồn nhung, ông Nguyễn Lân Hùng cho hay, đây chỉ là vật nuôi. Ông nói công dụng duy nhất là bổ sung nguồn protein, góp phần cải thiện đời sống chứ không hề có ý nghĩa cao xa như đồn thổi.
“Tôi rất buồn vì đã qua bao lần mà bà con không rút ra được kinh nghiệm. Không thận trọng trong lựa chọn thông tin, dễ bị phỉnh phờ bằng lời dụ dỗ, bỏ ra một đống tiền để nuôi con chồn này với giá trên trời. Bà con hãy cân nhắc khi bỏ tiền đầu tư vào nuôi con gì” – GS Hùng khuyên.
Chưa thể khẳng định ý kiến của ai là đúng, song thực tế là đã có những hộ nông dân làm giàu được nhờ loại chồn nhung này bằng cách bán giống và thương phẩm. Hiện tại, loại thịt chồn nhung vẫn chưa xuất hiện rộng rãi trên thị trường, và chưa có nhiều người dân được thưởng thức bởi đang hiếm và giá cao. May ra, giá bán có hạ xuống bằng thịt lợn, thịt gà, thịt ếch… thì số đông người Việt mới có cơ hội được biết thêm về thứ thịt mới này.
Chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách vật nuôi nông nghiệp
Ông Hoàng Kim Giao – Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT – cho biết: Hiện chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn báo cáo về Bộ NNPTNT. “Chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực và tác hại của chồn nhung đen (lây lan dịch bệnh, phá hoại mùa màng) và chưa có bất cứ kết luận nào về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này” – ông Giao khẳng định. Ngày 6.12, Cục Chăn nuôi đã có văn bản gửi các sở NNPTNT các tỉnh, thành, yêu cầu các sở chủ động tuyên truyền cho người dân về các rủi ro tiềm ẩn từ đối tượng nuôi này, không nuôi phát tán rộng rãi.
Theo Dantri
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 12: Làm giàu từ chồn nhung đen
Với con chồn nhung đen, cùng một số vật nuôi có nguồn gốc hoang dã, một nông dân ở phố núi có thu nhập nửa tỉ đồng mỗi năm.
Ở TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nhiều người quen thuộc với trang trại Hồng Tiến chuyên nuôi động vật hoang dã nằm trong một con hẻm đường Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập. Gọi là trang trại nhưng diện tích khá khiêm tốn, gói gọn trong khu vườn nhỏ rộng chừng 300 m2, với nhiều chuồng thú san sát nhau. Khách vào lúc nào cũng nghe rộn ràng tiếng kêu của đủ loại vật nuôi: nhím, kỳ đà, dúi, chồn hương, chim trĩ, bồ câu Pháp, và nhiều nhất là chồn nhung có lông mượt, màu đen tuyền. Anh Nguyễn Bá Hồng, chủ trang trại, cho biết ngoài cơ sở này anh còn có hai điểm chăn nuôi khác ở P.Tân An, TP.Buôn Ma Thuột và ở xã Ea Phê, H.Krông Pắk.
Trang trại Hồng Tiến chuyên cung cấp giống và thương phẩm chồn nhung đen, ở 470/4 Nguyễn Văn Cừ , TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk điện thoại: 0906522020
Cách đây chừng 5 năm, gia đình anh còn chật vật với nghề trồng cà phê và buôn bán nhỏ. Một lần, xem ti vi thấy nhiều mô hình nuôi nhím đem lại thu nhập cao, anh quyết định vay mượn vài chục triệu đồng mua vài cặp nhím giống về nuôi thử. Chỉ một năm sau, đàn nhím sinh sôi, phát triển lên hàng trăm con. Gặp thời điểm cơn sốt nuôi nhím bùng phát, giá nhím giống lên tới 10-15 triệu đồng/cặp, anh Hồng bán được khá nhiều nhím giống thu lợi lớn. Thế nhưng, không bằng lòng với thành công đó, anh Hồng tiếp tục tìm hiểu để thử sức với nhiều vật nuôi khác.
Năm 2010, cũng từ sách báo, truyền hình, anh Hồng biết được về loài chồn nhung đen nguồn gốc từ Nam Mỹ, có thịt ngon, được thị trường ưa chuộng. Anh liền một mình cất công ra tận miền Bắc, tìm mua 7 cặp chồn ở Viện Nghiên cứu chăn nuôi và tiếp nhận hướng dẫn kỹ thuật nuôi của viện này. Số giống ban đầu này trong 3 năm đã phát triển lên hàng ngàn con, trừ số bán đi hiện anh Hồng còn trong tay hơn 600 con.
Chồn nhung được chăm sóc kỹ lưỡng trong những căn phòng hơi tối, nhưng thoáng và sạch. Anh Hồng giải thích: "Loài chồn này khá nhát với ánh sáng, cũng không ưa ẩm thấp nên chuồng phải kê cao hơn nửa mét so với mặt đất, được cọ rửa, làm sạch chất thải thường xuyên. Nhờ làm tốt khâu vệ sinh mà hầu như chồn không hề mắc bệnh, tỷ lệ sống rất cao".
Anh Nguyễn Bá Hồng và các con chồn nhung đen - Ảnh: Trung Chuyên
Theo anh Hồng, không gì rẻ như chi phí thức ăn cho chồn nhung. Mỗi ngày vài trăm con chỉ cần khoảng vài kg cỏ voi, hoặc có thể cho ăn các loại lá ngô, lá mía. Chồn nhung cũng thích củ, quả như cà rốt, khoai, vỏ dưa hấu, khi chồn còn nhỏ hoặc cần bồi dưỡng thì cho ăn thêm lúa mạch, cám gạo... Anh Hồng cho biết, chồn nhung 1 tháng tuổi có thể bán làm giống với giá 800.000 đồng/cặp, còn nuôi thương phẩm sau 5 tháng thì chồn có thể nặng từ 1,2 - 1,5 kg/con, giá bán 350.000 - 400.000 đồng/kg. Mỗi năm, riêng nuôi chồn nhung đã cho gia đình anh Hồng thu nhập bình quân hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, các cơ sở nuôi của anh Hồng còn có 150 con dúi, gần 200 con nhím, 100 con chim trĩ, 70 con kỳ đà đưa tổng thu nhập mỗi năm lên ngót nửa tỉ đồng.
Anh đã tự mình soạn tài liệu kỹ thuật nuôi chi tiết, truyền nghề cho tất cả khách hàng có nhu cầu.
Theo TNO
Đa cấp "tấn công" cả chăn nuôi Trong khi còn chưa biết giá trị thương phẩm của chồn nhung đen thì hàng nghìn nông dân đã cắn răng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua nuôi với giấc mộng làm giàu. Thậm chí, không ít nông dân còn tham gia vào nuôi cho công ty, tương tự đa cấp. Giàu chưa thấy đâu, một số nhà khoa học đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam hiệu trưởng 'trượt tay' gửi ảnh, group trường 27 người 'rửa mắt', lý do sốc!

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Trà Vinh: Người đàn ông nhảy từ lầu 8 bệnh viện, tử vong

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội

Một học sinh lớp 8 bị đánh phải nhập viện

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m
Có thể bạn quan tâm

Nam MC phải bán nhà cứu con bật khóc: "Bác sĩ nói tôi về lo hậu sự rồi sinh đứa khác đi"
Tv show
12:30:48 08/05/2025
Sao phim Sex Education bị chế giễu kém duyên
Sao âu mỹ
12:28:38 08/05/2025
Giá xe Wave Alpha 110 mới nhất rẻ không tưởng tại đại lý, xứng danh xe số rẻ, xịn, bền, đẹp nhất thị trường
Xe máy
12:13:41 08/05/2025
Đại lý bắt đầu nhận cọc Lynk & Co 08, giá tạm tính khoảng 1,5 tỷ đồng
Ôtô
12:12:23 08/05/2025
Chậm mà chắc, càng về sau càng giàu: 4 con giáp đại phát sau tuổi 35, càng muộn càng vượng, đổi đời ngoạn mục ở tuổi trung niên
Trắc nghiệm
11:36:42 08/05/2025
Thái Hòa mất liên lạc với đồng nghiệp, lộ cảnh nằm 1 chỗ, lý do gây bất ngờ
Sao việt
11:36:29 08/05/2025
Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột
Thế giới
11:35:20 08/05/2025
Đỗ Mạnh Cường ngồi 'ghế nóng' show thực tế về người mẫu
Phong cách sao
11:22:27 08/05/2025
5 chiếc váy midi đa năng đáng sắm nhất mùa này
Thời trang
11:20:55 08/05/2025
Chồng tôi ngỏ ý mượn xe ô tô tập lái, anh rể nhảy dựng lên không cho vì tin chắc "kiểu gì cũng gây tai nạn"
Góc tâm tình
11:12:50 08/05/2025