Chông gai hành trình đến ước mơ của Thào Thị Sấu
Tay phải chỉ còn 2 ngón, Sấu chỉ có một chân, thế nhưng, không chỉ mơ ước cái chữ, Sấu còn mơ ước về thế giới hội họa dù rất xa và… đau đớn
Thào Thị Sấu, một học sinh khuyết tật đặc biệt nhất của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Phìn Hồ ( xã Phìn Hồ, Nậm Pồ, Điện Biên).
Thào Thị Sấu đến trường để học “cái chữ” – một điều tưởng chừng như hết sức bình dị nhưng đối với Sấu quá khó khăn và vất vả.
Sấu hàng ngày không chỉ vượt qua hoàn cảnh tật nguyền, siêng năng học cái chữ, mà Sấu còn phải vượt qua những đớn đau về thể xác để thực hiện ước mơ với hội họa.
Thào Thị Sấu năm nay học lớp 5, trường Phìn Hồ, Sấu sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 9 người con tại bản Đệ Pua, xã Phìn Hồ (Nậm Pồ) nhưng lại không may mắn như 8 anh chị em còn lại.
Thào Thị Sấu bên thầy giáo Mỹ thuật của mình. Ảnh: LC
Chẳng biết lý do tại sao hay từ bao giờ, em chỉ biết khi mình nhận thức được đã thấy ngoại hình có sự khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa.
Nghe bố mẹ và người lớn xung quanh kể lại, từ khi sinh ra em đã bị thiếu 1 chân, những ngón tay em cũng chỉ là những đầu mấu trồi ra chứ không được lành lặn, đầy đủ…
Khi còn bé, em ngây thơ chẳng biết gì nhưng dần dần càng lớn, em càng nhận thức được lại càng thấy tủi, mỗi lần nhìn bạn bè cùng trang lứa nô đùa, chạy nhảy em lại khát khao cháy bỏng một cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Nhiều khi việc di chuyển đi lại hay cầm nắm một thứ gì đó dù là nhỏ, nhẹ cũng là điều vô cùng khó khăn, khiến em nản lòng, cảm thấy bất lực và trở nên vô dụng.
Đã không ít lần em bật khóc và có những cái nhìn không tốt về cuộc sống này.
Mặc dù thân hình dị thường nhưng thật may mắn khi em không những không bị bạn bè trêu trọc hay kỳ thị mà thậm chí còn được các bạn cùng thầy cô động viên, an ủi, hỗ trợ, giúp em bỏ qua tự ti, mặc cảm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Video đang HOT
Sấu chỉ có một chân, nhưng nghị lực của em rất lớn. Ảnh: LC
Những năm học trước, ngày ngày trên con đường quanh co, uốn lượn quen thuộc ấy, người ta vẫn thường bắt gặp cái dáng nhỏ bé, liêu xiêu của em đang cố gắng lê từng bước chân nặng nề trên con đường nhấp nhô đá, sỏi.
Nếu như, con đường từ nhà đến trường của Sấu, những bạn bình thường chỉ đi mất 20 phút đi bộ thì Sấu phải mất gần 2 giờ đồng hồ.
Đó là chưa kể những ngày thời tiết không thuận lợi, từng bước chân Sấu vẫn lê bước trên con đường đến trường, con đường mà những ngày mưa gió Sấu tưởng dài như vô tận.
Nhờ sự giúp đỡ của các cấp, chính quyền và trường Phìn Hồ, từ năm học 2018 – 2019, Thào Thị Sấu được chuyển về trường trung tâm để học bán trú.
Đường đến với cái chữ của Thào Thị Sấu đã gần hơn.
Thào Thị Sấu chia sẻ: “Được đến trường em rất vui, ở đây có các bạn, có thầy cô giúp đỡ dạy em cách cầm bút, cách viết chữ để thực hiện ước mơ của mình. Em ước mơ sau này sẽ trở thành họa sĩ. Thầy cô bảo, muốn thực hiện ước mơ đó, trước hết em phải chăm chỉ học tập, học thật giỏi để thi được vào trường hội họa… Em sẽ vẽ về bản làng em”
Ước mơ về thế giới của hội họa đã được các thầy cô giáo hun đúc bằng những lời động viên.
Nhiều lúc, qua những bức tranh, Sấu ước một ngày mình sẽ có đủ 2 chân, Sấu sẽ bước thật nhanh đến trường, được tung tăng cùng bè bạn…
Giờ đây, những ước mơ ấy em đang gửi vào những bức vẽ, những nét hội họa ngây thơ của tuổi học trò…
Hành trình đến với con chữ của Sấu đầy đau đớn trên những vạt đá chông gai. Ảnh: PGD Nậm Pồ
Nói về cô học sinh Thào Thị Sấu, thầy giáo Trần Đăng Khoa, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Phìn Hồ Cho biết: “Thào Thị Sấu là một học sinh ngoan, chăm chỉ, thầy cô và bạn bè ai cũng yêu quý và khâm phụ tinh thần ham học hỏi của Sấu, học sinh Thào Thị Sấu là một học sinh có nghị lực, hàng ngày em vẫn đang vươn lên mọi khó khăn. Các bạn đều coi Sấu là tấm gương sáng để học tập và noi theo.
Các thầy cô giáo ở trường Phìn Hồ đều có chung một nhận xét rằng: Sấu là học sinh có nghị lực tuyệt vời nhất, là tấm gương sáng để các bạn trong lớp, trong trường noi theo.
Em dù bị khuyết tật cả chân và tay nhưng vẫn luôn là học sinh chuyên cần nhất.
Những lúc các bạn lao động, tưới hoa, mặc dù được miễn nhưng em vẫn luôn cố gắng tham gia làm cùng các bạn.
Dẫu khó khăn về điều kiện, khiếm khuyết về cơ thể nhưng Thào Thì Sấu vẫn hoàn thành tốt các bài học trên lớp.
Thào Thị Sấu gửi gắm ước mơ trong những bức tranh vẽ đầu đời. Ảnh: LC
Không chỉ là động lực cho các bạn, sự chăm ngoan, nghị lực vượt khó của Thảo Thị Sấu còn là động lực cho các thầy cô cống hiến tuổi xuân, tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người” cao quý.
Ước mơ của Sấu rất đẹp, trong trẻo, thế nhưng, theo thầy giáo Trần Đăng Khoa, chẳng biết ước mơ ấy của Sấu có thực hiện được không khi tay phải của Sấu chỉ còn 2 ngón, cầm bút khá khó khăn.
Hơn cả, gia đình của Thào Thị Sấu thuộc diện hộ nghèo, ngày mai đây, có thể do cái đói, cái nghèo; có thể do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thể bố mẹ không cho em đi học nữa,…ước mơ của em có thể sẽ không thành hiện thực.
Liệu rằng Thào Thị Sấu có đứt gánh ước mơ dang dở với thế giới hội họa mà em đang ấp ủ….
Ước mơ đôi chân của cô bé người dân tộc Mông, em hi vọng một ngày nào đó có đủ 2 chân để Sấu đến trường. Ảnh: LC
Thào Thị Sấu và bạn bè cùng lớp, nghị lực của Sấu khiến các bạn rất quý mến và cảm phục Sấu. Ảnh:LC
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Ước mơ của Triều!
Trong 20 SV đến từ các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng lên nhận học bổng do Liên Đoàn Kinh tế &Hiệp hội Doanh nhân Nhật Bản tại Việt Nam trao chiều 27-11, Đinh Hoàng Triều (2001, quê Hội An, Quảng Nam)- SV năm nhất trường CĐ Công nghệ thông tin - để lại trong tôi cũng như nhiều người đến dự ấn tượng khá đặc biệt!
Đinh Hoàng Triều (ngồi ghế) tại lễ trao học bổng do Liên Đoàn Kinh tế &Hiệp hội Doanh nhân Nhật Bản tại Việt Nam trao. Ảnh: P.T
Đinh Hoàng Triều là SV khuyết tật. Em cao chưa đến 1m. Nhưng đó không phải là điều gây ấn tượng mạnh trong tôi về Triều mà chính là thái độ ứng xử lịch sự, tự tin của Triều khi không muốn ngồi lên chiếc ghế do BTC mang đến. Dẫu không nói ra, nhưng qua sắc thái biểu cảm của Triều, tôi cảm nhận, em muốn được đối xử như những bạn được nhận học bổng khác. Chỉ đến khi thấy thầy cô phải ngồi xuống để trao phần thưởng cho mình và biết mọi người muốn có một tấm hình đẹp làm lưu niệm, Triều đã lẳng lặng ngồi lên chiếc ghế...
Thấy tôi có vẻ khó khăn trong việc tìm từ tế nhị để hỏi về nguyên nhân khiến em bị khuyết tật, Triều thoải mái chia sẻ: "Nhà em ai cũng bình thường. Em nghe kể lại là, khi sinh ra, mình cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Rồi một lần em bị bệnh, sốt cao, được đưa vào bệnh viện. Sau khi tiêm thuốc nghe nói trúng gân gì đó, tay chân em sau đó tự nhiên cứ co dần lại...". Triều là con trai út trong gia đình thuộc diện bình dân, có hai chị em. 6 tháng trước, cha em bị bệnh, qua đời ở tuổi 58. Chị gái Triều hiện làm lễ tân tại một khách sạn ở Hội An. Trong suốt buổi trò chuyện, Triều rất kiệm lời, ít kể về hoàn cảnh gia đình và chưa một lần "than thân, trách phận".
Khi được hỏi, có bao giờ cảm thấy tủi thân vì không được bình thường như chị gái và các bạn bè khác, Triều hiền lành lắc đầu: "Dạ không! Từ trước đến giờ em cảm thấy bình thường, không tủi thân hay... gì gì cả. Chỉ thi thoảng, thấy mẹ vất vả chở đi học, rồi có lúc bạn đến nhà chở đi học, em mới có ước muốn được như mọi người để có thể tự mình di chuyển, không làm phiền mọi người, không phải sống phụ thuộc vào người khác. Hiện giờ ra Đà Nẵng học cao đẳng CNTT, ở ký túc xá, đi học và đi ăn, em vẫn phải nhờ bạn bè chở đi...".
Hỏi về suất học bổng trị giá 300 USD mà Triều được nhận có phải là do em đạt thành tích xuất sắc trong học tập, Triều thật thà: "Không ạ! Em học không xuất sắc gì, bình thường thôi ạ. Em nghĩ, có lẽ vì em khuyết tật nên được nhà trường ưu tiên thôi. Hồi THCS, em học khá. Lên cấp ba, do ham chơi nên em tụt xuống còn trung bình". Thấy tôi ngạc nhiên không tin bởi vẻ chỉn chu, nghiêm túc nơi em, Triều dí dỏm chia sẻ: "Thật đó cô. Bây giờ nghĩ lại lúc ham chơi đó, em thấy mình thật "hư", thật "tệ" ạ!".
Không muốn ai thương hại mình, càng không không muốn mình trở thành gánh nặng cho người khác, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình, Triều cho biết, từ nhỏ em đã luôn có thái độ sống lạc quan, yêu đời và tự tin vào chính bản thân. "Thật ra, em chưa bao giờ nghĩ quẩn hết. Em tin bản thân mình sẽ làm được nên sống lạc quan để theo đuổi đam mê, ước mơ của mình". Đam mê và cũng là ước mơ mà Triều nói là chăm chỉ học hành để sau này trở thành lập trình viên giỏi, được nhận vào làm việc tại một Cty có uy tín ở Việt Nam trên lĩnh vực CNTT.
Chia sẻ cảm nhận về SV Đinh Hoàng Triều, PGS.TS Huỳnh Công Pháp- Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng) xúc động nhận xét: "Từ khi nhập học đến giờ, Triều được đánh giá là SV chăm chỉ. Với thể trạng sức khỏe không được như các bạn khác, trong sinh hoạt, đi lại em gặp không ít khó khăn, có một bạn thường xuyên đưa đón em đi học. Qua các thầy cô giảng dạy em, tôi được biết, trong lớp tuy học không xuất sắc nhưng Triều rất chăm chỉ, rất nghị lực và ham học hỏi".
Từ tình cảm quý mến, cảm phục về tinh thần nghị lực, niềm lạc quan, tự tin, tự trọng nơi Triều, tôi thầm cầu mong ước mơ của em sẽ thành hiện thực trong tương lai!
P.THỦY
Theo congandanang
Bắn Tiếng Anh siêu đỉnh trên sóng VTV, cô bé 11 tuổi khiến cả Khánh Vy lẫn thầy Đặng Trần Tùng hết lời khen ngợi Khán giả truyền hình đang vô cùng nóng lòng chờ đón sự xuất hiện của cô bạn Nguyễn Ngọc Bình Minh (bé Bi) trong chương trình truyền hình tiếng Anh quốc dân - IELTS FACE-OFF (IFO) được giới trẻ yêu mến trên VTV7. IELTS FACE-OFF đang là chương trình truyền hình thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý mạnh mẽ của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Triệu Lệ Dĩnh bí mật hẹn hò với 1 đạo diễn U50, lộ bằng chứng không thể chối cãi
Sao châu á
10:56:41 14/05/2025
Quần palazzo, món đồ không thể thiếu cho mùa hè
Thời trang
10:56:38 14/05/2025
Kia Soluto MT 2019 từng chạy dịch vụ, được rao bán chỉ 250 triệu đồng
Ôtô
10:50:44 14/05/2025
Mỹ nhân 'Diệp Vấn 4' đóng cặp cùng Đặng Vi trong phim mới
Hậu trường phim
10:49:06 14/05/2025
Đoàn Di Băng không dám đỗ đại học, cố thi điểm thấp vì lý do không ngờ tới
Sao việt
10:43:50 14/05/2025
Sau G-Dragon, thêm CL và loạt nghệ sĩ Hàn xác nhận - K-Star Spark in Vietnam Mega Concert 2025 quá hot!
Nhạc quốc tế
10:31:54 14/05/2025
Ngay từ 3h sáng, hàng nghìn người Hà Nội đã xếp hàng dọc cả con phố chờ vào chùa Quán Sứ
Netizen
10:27:19 14/05/2025
Mỹ nhân khóc đỉnh đến mức nhan sắc cũng thăng hạng, chỉ một giọt lệ mà viral khắp cõi mạng
Phim châu á
10:22:25 14/05/2025
Giới nhà giàu thích ăn gì, chơi gì, ở đâu?
Du lịch
10:03:18 14/05/2025
Yamaha tung xe tay ga cao cấp 562cc, công nghệ hiện đại, giá niêm yết hơn 458 triệu đồng
Xe máy
09:41:30 14/05/2025