Chủ động phòng, chống bệnh sởi
Thời gian gần đây, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh gia tăng.
Nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, ngành Y tế tỉnh triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống, không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng.
Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Thế Phong – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi-rút sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đủ liều. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài và rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trong trường học. Bệnh lây theo đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Trẻ em không được tiêm vắc-xin sởi và những người không có miễn dịch với vi-rút sởi đều có thể bị mắc. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy… có thể gây tử vong. Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
Trong những năm gần đây, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng số ca mắc tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2024, tỉnh Lai Châu giám sát, phát hiện 70 trường hợp nghi sởi, trong đó ghi nhận 4 trường hợp dương tính với vi-rút sởi; số ca nghi sởi tăng 37 trường hợp, số ca mắc sởi tăng 2 trường hợp so với năm 2023. Từ đầu năm đến ngày 3/3, toàn tỉnh giám sát, phát hiện 184 trường hợp nghi sởi, tăng 174 ca so với cùng kỳ năm 2024. Điều đáng mừng, tỉnh Lai Châu không ghi nhận có trường hợp tử vong do bệnh sởi.
Điển hình như con của chị Lý Thị Dợ ở bản Cung Mù Phìn (xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ). Trung tuần tháng 2 vừa qua, thấy con có hiện tượng quấy khóc, sốt cao, chị đưa con lên Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ khám và điều trị. Tại đây, bác sỹ chẩn đoán mắc bệnh sởi. Điều trị 3 ngày, con vẫn không thuyên giảm mà có hiện tượng nặng hơn nên gia đình chị đã chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngoài sởi, các bác sỹ phát hiện con chị bị viêm phổi. Chị Dợ tâm sự: Con mới hơn 5 tháng tuổi nên tôi rất lo lắng. Nhưng nhờ sự chăm sóc tận tình của các y, bác sỹ sau 1 tuần con tôi đã khỏi và xuất viện.
Bác sỹ Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám cho con của chị Lý Thị Dợ.
Trước tình hình phức tạp của bệnh sởi, Sở Y tế chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 605/KH-UBND ngày 12/2/2025 về phòng, chống bệnh truyền nhiễm tỉnh Lai Châu năm 2025. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025 và chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi năm 2025.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tổ chức giám sát chủ động, giám sát thường xuyên tại cửa khẩu, cộng đồng, trong các cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh; theo dõi, đánh giá, xác định vùng nguy cơ, nhận định, dự báo tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa tỉnh tổ chức thực hiện tốt việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc người bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống ghi nhận gia tăng các trường hợp nghi mắc sởi/mắc sởi nhập viện; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, giảm thiểu tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh; thường xuyên rà soát để đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh sởi theo phương châm “4 tại chỗ”. Đảm bảo dự trữ của địa phương cho công tác phòng, chống dịch bệnh sởi theo quy định.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh sởi, ngành Y tế tỉnh khuyến cáo: người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch; đồng thời tích cực tham gia triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi theo kế hoạch tại địa phương. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Chủ động phòng, chống dịch sởi không chỉ bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm chung trong việc ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch, vì sức khỏe cộng đồng.
Do vậy, mỗi người dân và gia đình cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đảm bảo vệ sinh cá nhân; kịp thời thông báo cho các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi.
Cấp tốc chống lây nhiễm chéo sau trường hợp tử vong vì bệnh sởi
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca sởi dương tính cao hơn 111 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Tại tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận bé trai 3 tuổi tử vong do nghi sởi biến chứng, nâng tổng số tử vong lên 6 trường hợp từ đầu năm đến nay. Dịch sởi bùng phát vào năm 2014 lây lan nhanh trong cơ sở y tế khiến hơn 100 trẻ tử vong là bài học sâu sắc trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh viện, phòng, chống lây nhiễm chéo khi tỷ lệ trẻ chưa tiêm vaccine sởi trong cộng đồng còn cao.
Nguy hiểm của bệnh sởi biến chứng
Ca tử vong vì nghi do sởi biến chứng mới nhất là bé trai 3 tuổi, trú tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Theo mẹ bệnh nhi, ngày 23/11, bé bị sốt, không đau ngực, đau bụng, ho ít, đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai được chẩn đoán sởi, cho thuốc về theo dõi. Gia đình cho con tái khám vào các ngày 25 và 28/11. Đến sáng 29/11, cháu bé ho nhiều, khò khè, khó thở, lừ đừ, được gia đình đưa đi viện. Trên đường đi bé khó thở, hụt hơi, sau đó hôn mê.
Tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, cháu bé không tự thở, mất mạch cảnh, đồng tử 2 bên giãn, phát ban toàn thân... Các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành hồi sinh tim phổi, tích cực cứu chữa cho cháu bé nhưng bệnh nhân ngừng thở, đồng tử 2 bên giãn, không có phản xạ ánh sáng, mạch và huyết áp bằng 0. Đến 10h40 cùng ngày, các bác sĩ xác định bệnh nhi tử vong, chẩn tử vong ngoại viện chưa rõ nguyên nhân, nghi do sởi biến chứng dẫn đến viêm cơ tim, viêm não.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, cách ly bệnh nhân nghi sởi, chống lây nhiễm chéo.
Đây là ca tử vong thứ 2 vì nghi sởi biến chứng tại Đồng Nai từ đầu năm 2024 đến nay. Ca tử vong trước đó là bé trai H.T.H. (8 tuổi, trú tại TP Biên Hòa) được đưa tới bệnh viện sáng 18/11 sau khi người nhà phát hiện cháu bé gọi hỏi không trả lời. Sau 50 phút các bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn, bệnh nhi được xác định tử vong ngoại viện do bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, bệnh sởi tại địa phương diễn ra nghiêm trọng. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 3.000 ca bệnh sởi ở cả 11 huyện, TP trong tỉnh; trong khi cùng thời điểm này vào năm 2023 chỉ ghi nhận 3 ca bệnh sởi, không có ca tử vong.
Trước đó, một bé gái 13 tháng tuổi ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cũng tử vong vì bệnh sởi dù cháu đã được tiêm đủ 2 liều vaccine phòng bệnh sởi vào các ngày 3/7 và 3/10/2024. Bé gái mắc sởi diễn tiến nặng dẫn đến tử vong ngày 11/11 do các biến chứng suy gan cấp, viêm phổi và sốc nhiễm trùng.
Biến chứng của bệnh sởi rất nguy hiểm. Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng. Trẻ bị sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm màng não, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng, viêm loét ruột, viêm loét giác mạc, suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong...
Còn nhiều trẻ chưa tiêm chủng, không để lây lan chéo
Theo Bộ Y tế, một số địa phương có số nghi sởi và sởi dương tính cao là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp. Ở phía Bắc, số ca mắc sởi gần đây cũng tăng vọt. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ 9/10 đến 19/11, ghi nhận 195 ca sởi dương tính, trong đó, tỷ lệ mắc ở trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng sởi) chiếm hơn 31%, với trẻ trên 9 tháng tuổi, tỷ lệ chưa tiêm chủng chiếm đến 40%.
Dịch sởi bùng phát đã ghi nhận hầu hết những ca mắc đều chưa tiêm vaccine sởi. Tại tỉnh Đồng Nai, trong số ca mắc sởi có tới 91,5% chưa tiêm vaccine sởi, 4,8% đã tiêm vaccine có thành phần sởi và 3,7% không rõ tiền sử tiêm chủng.
Đáng lưu ý, đã ghi nhận 329 ca bệnh dưới 9 tháng tuổi mắc sởi (9 tháng tuổi là tuổi bắt đầu tiêm vaccine sởi mũi 1 theo quy định của Bộ Y tế), chiếm tỉ lệ 14,6%. Ngoài ra, ghi nhận hơn 200 trường hợp từ 11 tuổi trở lên mắc sởi, trong đó có 120 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên.
Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện... Một ca bệnh sởi có thể lây cho 12 - 18 người với tốc độ và phạm vi lây lan mạnh hơn cúm và thủy đậu rất nhiều. Đặc biệt, bệnh dễ lây lan ở lớp học, phòng bệnh nếu có ca mắc, dễ phát sinh thành ổ dịch. Do vậy, lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế rất đáng lo ngại khi thời gian gần đây bệnh sởi gia tăng, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh, số người đến khám, điều trị tại cơ sở y tế tăng nhanh, nhất là tại các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Nhi, bệnh viện Sản Nhi, bệnh viện Bệnh truyền nhiễm bệnh nhiệt đới... nếu không làm tốt công tác phân luồng, cách ly ngay ca nghi sởi thì bệnh dễ lây lan sang các bệnh nhi khi đến khám chữa bệnh.
Để phòng, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, TP chỉ đạo các bệnh viện khẩn trương tổ chức phân luồng ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám. Bố trí khu khám riêng cho người bệnh sởi hoặc nghi mắc sởi. Các bệnh viện cần chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, phương tiện cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh. Thực hiện tốt việc phân loại, thu dung, cách ly, điều trị theo quy định nhằm hạn chế lây lan, tử vong. Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Hà Anh Đức, Cục yêu cầu các cơ sở y tế cần phối hợp chặt chẽ giữa công tác khám, chữa bệnh và công tác dự phòng và thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Về việc vì sao trẻ đã tiêm 2 mũi vaccine sởi mà vẫn mắc bệnh? Trao đổi với phóng viên Báo CAND, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vaccine sởi có miễn dịch bền vững nhưng không phải ai tiêm cũng có miễn dịch 100%, mà tùy vào cơ địa của từng người, tùy vào chất lượng vaccine mà miễn dịch của cơ thể không đạt 100%.
Dù đã tiêm 2 mũi vaccine vẫn có thể mắc sởi nhưng tỷ lệ này thấp. Vì vậy, người dân không nên chủ quan, khi tới nơi đông người nên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với người nghi mắc bệnh...
Cấp bách chặn dịch bệnh sởi bùng phát Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng chống, ngăn ngừa bệnh sởi bùng phát trên diện rộng. Hiện tại, ở nhiều địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đang ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc sởi. Thực tế này đòi hỏi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Váy midi suông, váy maxi 'lên ngôi' mùa nắng
Thời trang
21:06:07 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025
"Thám tử Kiên" Quốc Huy: Nam thân màn ảnh Việt, cưới vợ hơn 10 năm chưa có con
Sao việt
20:09:11 30/04/2025
Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin nổi bật
19:56:39 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Thế giới
17:38:55 30/04/2025