Chủ nhiễm nCoV, nhà hàng Mỹ cấm cửa khách chưa tiêm vaccine
Một nhà hàng tại Atlanta quyết định chỉ phục vụ khách hàng đã tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19 sau khi chủ sở hữu và ba nhân viên nhiễm nCoV.
Nhà hàng Argosy tại thành phố Atlanta, bang Georgia, công bố quy định trên trang Instagram hôm 22/7 với thông báo “Vì an toàn của nhân viên, khách hàng và cộng đồng… Chưa tiêm vacicne, không phục vụ”.
Armando Celentano, đồng sở hữu nhà hàng, cho biết họ ra quy định sau khi ông và ba nhân viên nhiễm nCoV dù đã được tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19.
“Đây là vấn đề liên quan chất lượng cuộc sống và an toàn cho nhân viên cùng khác hàng của chúng tôi”, Celentano nói. “Nhà hàng là một doanh nghiệp tư nhân nhỏ và tôi phải làm những gì mình cho là đúng để bảo vệ những người phụ thuộc vào tôi để kiếm sống”.
Thông báo “Chưa tiêm vaccine , không phục vụ” tại một nhà hàng ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Instagram/argosyeav .
Theo thống kê của New York Times, khoảng 38% dân số bang Georgia đã được tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19. Trong bối cảnh biến chủng Delta dễ lây lan đang lan rộng khắp Mỹ, những người đã tiêm đủ liệu trình vẫn đối mặt nguy cơ nhiễm nCoV.
“Vaccine Covid-19 là công cụ hiệu quả và quan trọng để kiểm soát đại dịch”, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết. “Tuy nhiên, không một loại vaccine nào đạt hiệu quả 100% trong ngăn người đã được tiêm đủ liệu trình nhiễm bệnh. Sẽ có tỷ lệ nhỏ người đã hoàn thành liệu trình bị ốm, phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong vì Covid-19″.
Quy định của nhà hàng Argosy gây ra phản ứng khác nhau trong dân địa phương. Một người nói rằng quy định này là “một mớ tào lao”, còn một dân địa phương nói rằng “thật đáng tiếc” vì người này không muốn tiêm vaccine.
Video đang HOT
Bất chấp phản đối từ nhiều người địa phương, Celentano cho biết không gặp vấn đề gì khi hỏi khách hàng xem họ đã được tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19 hay chưa. “Điều này không khác gì quy định không giày, không áo sơ mi, không phục vụ”, Celentano nói.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hồi đầu tháng 7 tán thành quan điểm những người được tiêm đầy đủ ít nguy cơ nhiễm nCoV hơn, ngay cả trong trường hợp xảy ra một đợt bùng phát lớn.
Fauci ngày 25/7 cảnh báo Mỹ đang lâm vào tình cảnh “khó khăn không cần thiết” khi số ca nhiễm xu hướng tăng mạnh trở lại do biến chủng Delta và nhiều người chưa tiêm vaccine Covid-19. “Chúng ta đang đi sai hướng. Tôi cảm thấy rất thất vọng”, Fauci nói. “Tất cả vấn đề chủ yếu bắt nguồn từ những ai chưa tiêm vaccine. Đó là lý do chúng tôi nỗ lực cầu xin họ hãy đi tiêm”.
Biến thể Delta 'đẩy' châu Âu vượt qua mốc 50 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 20/7 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 191.897.948 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.116.137 ca tử vong.
174.697.664 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 13.084.147 bệnh nhân đang được điều trị.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở New York City, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ đứng đầu thế giới về số ca mắc và ca tử vong với 35.018.753 ca, trong đó 624.983 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 31.181.493 ca mắc và 414.657 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 19.391.845 ca mắc, trong đó có 542.877 ca tử vong.
Biến thể Delta là nguyên nhân chính khiến tình hình dịch bệnh tại nhiều nước châu Âu trở nên phức tạp. Châu lục này trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới vượt qua mốc 50 triệu ca mắc COVID-19. Châu Âu hiện ghi nhận khoảng 1 triệu ca mắc mới sau mỗi giai đoạn 8 ngày và đã có tổng cộng 1,3 triệu ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca nhiễm của châu Âu đã chiếm 27% tổng số ca mắc COVID-19 toàn cầu và chiếm 31% số ca tử vong. Nga là nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất và sắp vượt mốc 6 triệu ca nhiễm.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal ngày 19/7 cho biết nước này đã chính thức bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ 4. Động thái của Chính phủ Pháp diễn ra trong bối cảnh nước này có ngày thứ ba liên tiếp ghi nhận số ca mới trên 10.000 ca do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta.
Kế hoạch mới của Pháp có thể bao gồm một số biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh nghiêm khắc nhất tại châu Âu, như yêu cầu phải có chứng nhận y tế đối với những người đến các địa điểm tập trung đông người gồm nhà hàng và rạp chiếu phim, yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc đối với nhân viên y tế.
Một biển báo khuyến cáo các cách phòng dịch COVID-19 trên tuyến phố Brussels, Bỉ ngày 19/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Còn tại Anh, chính phủ nước này khẳng định sẽ không tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi mà chỉ tiêm cho những em có bệnh lý đặc biệt và dễ bị tổn thương. Lý do là các chuyên gia y tế vẫn đang xem xét các tác dụng phụ tiềm ẩn của chế phẩm này đối với trẻ em.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo chính sách mới, theo đó những người đến các hộp đêm và những địa điểm tập trung đông người khác sẽ phải có chứng nhận đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, thay vì chỉ có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Chính sách này sẽ được thực thi từ cuối tháng 9 tới. Thủ tướng Johnson cũng nhấn mạnh khoảng 35% dân số từ 18 đến 30 tuổi ở Anh vẫn chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, cảnh báo rằng "một số lĩnh vực quan trọng trong đời sống có thể ngày càng phụ thuộc vào việc tiêm chủng".
Tới nay, gần 70% dân số trưởng thành ở Anh đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, Anh đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh COVID-19 mới với sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh. Chiến dịch tiêm chủng gần đây có dấu hiệu chững lại khi những người trẻ tuổi có tâm lý không muốn tiêm vaccine.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Haxby, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Còn tại châu Á, Indonesia vẫn là điểm nóng của dịch bệnh. Bộ Y tế Indonesia thông báo đã ghi nhận 38.325 ca mắc mới và 29.791 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Bất chấp các nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 liên tục "lập đỉnh", ngày 20/7, người dân Indonesia vẫn cầu nguyện bên ngoài các thánh đường cũng như tổ chức các sự kiện truyền thống để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha. Đây là lần thứ 2 kể từ khi xảy ra đại dịch, quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trên thế giới này tổ chức lễ Eid al-Adha, diễn ra vào thời điểm kết thúc mùa hành hương hằng năm đến Thánh địa Mecca.
Theo kế hoạch, việc thực hiện lệnh Hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) Khẩn cấp trên đảo Java và Bali sẽ kết thúc trong ngày 20/7. Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên diện rộng, nhưng đến nay Chính phủ Indonesia vẫn chưa chính thức ra lệnh gia hạn PPKM hay đưa ra các biện pháp khác.
Tính đến nay, Indonesia ghi nhận trên 2,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó gần 75.000 người không qua khỏi. Do tỷ lệ xét nghiệm và truy vết ở nước này còn thấp, nên giới chuyên gia cho rằng số người mắc và tử vong do COVID-19 trên thực tế còn cao hơn nhiều.
Cùng ngày, Tổng thống Joko Widodo thông báo chính phủ nước này sẽ dần nới lỏng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp từ ngày 26/7 tới nếu số ca mắc COVID-19 sụt giảm.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện bên trong một đền thờ ở Aceh, Indonesia để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha, ngày 20/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Còn tại Lào, Bộ Y tế thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 170 ca mắc mới COVID-19, đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Đây là số ca mắc mới COVID-19 trong một ngày cao nhất từ trước tới nay tại Lào. Ngày 20/7, ngày đầu tiên Lào thực hiện đợt phong tỏa lần thứ 6, nước này không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực, đặc biệt là ở các nước láng giềng của Lào vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Y tế Lào yêu cầu các tỉnh Trung và Nam Lào, nơi đang có lây nhiễm trong cộng đồng hoặc tiếp nhận số lượng lớn ca bệnh nhập cảnh cần khẩn trương mở rộng quy mô tiếp nhận điều trị, tăng cường nguồn nhân lực y tế; đồng thời nghiên cứu cơ chế phối hợp và hỗ trợ giữa các địa phương để đảm bảo công tác phòng và điều trị COVID-19 hiệu quả. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 3.710 ca mắc COVID-19 và 5 người tử vong.
Iran cũng vật lộn với số ca mắc mới tăng nhanh. Bộ Y tế Iran cho biết đã ghi nhận thêm 27.444 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất theo ngày kể từ khi dịch bùng phát tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 3.576.148 ca. Iran cũng ghi nhận thêm 250 ca tử vong, đưa số bệnh nhân không qua khỏi do dịch bệnh này lên 87.624 ca.
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Nội các Thái Lan đã gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 2 tháng cho tới cuối tháng 9 nhằm ứng phó với tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Phó phát ngôn viên chính phủ Traisuree Taisaranakul cho biết việc gia hạn từ ngày 1/8 đến ngày 30/9 là theo đề xuất của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), đơn vị phụ trách các hoạt động của Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của chính phủ. Theo bà Traisuree, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp là cần thiết để tạo điều kiện cho việc triển khai nhanh chóng và tích hợp các biện pháp kiểm soát COVID-19 vì lợi ích an toàn cộng đồng. Quyết định này là để ứng phó với việc hàng nghìn ca nhiễm mới COVID-19 được ghi nhận hàng ngày ở vùng Bangkok mở rộng.
Quốc gia Đông Nam Á này ngày 20/7 ghi nhận thêm 11.305 ca mới cùng 80 ca tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 426.475 ca, trong đó có 3.502 người không qua khỏi. Vùng đô thị Bangkok mở rộng gồm thủ đô và các tỉnh lân cận có nhiều ca mới nhất, với 5.468 ca nhiễm cùng 45 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Cùng ngày, hãng dược phẩm Roche của Thụy Sĩ thông báo Nhật Bản đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn thuốc kháng thể Ronapreve để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ tới trung bình.
Trong tuyên bố, Roche cho biết Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã phê chuẩn loại thuốc này. Việc phê chuẩn được đưa ra dựa trên kết quả thử nghiệm giai đoạn 3, theo đó hỗn hợp kháng thể trong thuốc (gồm bộ đôi 2 kháng thể đơn dòng Casirivimab và Imdevimab) giúp giảm đáng kể nguy cơ các bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ tới trung bình diễn biến nặng đến mức phải nhập viện hoặc tử vong.
Thuốc Ronapreve do hãng dược Thụy Sĩ Roche và công ty công nghệ sinh học Mỹ Regeneron hợp tác phát triển.
Mỹ treo giải thưởng từ bánh rán đến triệu đô cho người tiêm vaccine Từ chương trình bốc thăm may mắn, quay xổ số đến các suất học bổng hàng trăm nghìn USD, Mỹ đang làm mọi cách để khuyến khích dân tiêm vaccine. Tuần đầu tháng 7, Massachusetts và Michigan trở thành hai bang mới nhất triển khai chiến dịch quay xổ số cho người dân tiêm vaccine Covid-19. Nhà chức trách giới thiệu các chương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh - EU: bắt tay sau chia tay

Ukraine phóng UAV ồ ạt vào lãnh thổ Nga, các sân bay ở Moscow đóng cửa

Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

Lá chắn Vòm Vàng của Tổng thống Trump

Kinh tế Trung Quốc giữa sóng ngầm thương mại với Mỹ

Nguy cơ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025