Chủ quan căn bệnh 14 triệu người Việt mắc, người đàn ông hấp hối vì đột quỵ
Toàn bộ cầu não của bệnh nhân bị chảy máu, phù nặng, bệnh nhân đã rơi vào hấp hối nhưng cuối cùng được cứu sống ngoạn mục.
Ông Bùi Hữu C. 58 tuổi ở Việt Trì, Phú Thọ được gia đình đưa vào BV đa khoa tỉnh cấp cứu vào cuốit tháng 11 trong tình trạng hôn mê sâu, trên thang điểm đánh giá ý thức (glasgow) chỉ còn 4/15.
Đây là mức tính mạng rất nguy kịch, đang hấp hối, đồng tử 2 bên co nhỏ, duỗi cứng, được thở máy qua ống nội khí quản.
BS Nguyễn Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, kết quả chụp CT sọ não cho thấy, người bệnh bị đột quỵ xuất huyết não, chảy máu toàn bộ cầu não, phù não rộng xung quanh, tình trạng nặng, tiên lượng xấu và được chuyển tuyến trên ngay trong ngày.
Tuy nhiên, do bệnh tình quá nặng, bác sĩ không thể phẫu thuật, tiên lượng bệnh nhân sẽ tử vong 100% nên gia đình đành đưa về Phú Thọ khi gần như đã không còn hy vọng.
Bệnh nhân được xuất viện đón Tết cùng gia đình sau hơn 2 tháng điều trị, tập phục hồi chức năng
Dù vậy, BS Ân cùng các bác sĩ, nhân viên y tế đã dốc sức cho ca bệnh. Lựa chọn điều trị nội khoa tích cực là giải pháp duy nhất đối với người bệnh lúc này.
Trước hết, bác sĩ tạo thông khí tốt, đặt nội khí quản – thở máy, chống phù não tích cực bằng liệu pháp manitol, kiểm soát đường máu bằng insulin tĩnh mạch, bù nước và điện giải qua đường tĩnh mạch trung ương, hạ thân nhiệt, giải độc… Các biện pháp này nhằm chống lại tình trạng suy hô hấp, chống phù não, giảm huyết áp để tránh chảy máu tái phát.
Video đang HOT
“Điều trị người bệnh chảy máu thân não, viêm phổi trên nền tăng huyết áp, viêm dạ dày trong trường hợp này là một thử thách lớn, nếu không có kinh nghiệm điều trị sẽ làm khiến người bệnh hôn mê càng sâu và sẽ nhanh chóng suy thận cấp, trụy tim mạch và tử vong. Do đó, chúng tôi phải căng mình theo dõi sát sao từng diễn biến của người bệnh để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp”, BS Ân chia sẻ.
Sau 7 ngày điều trị tích cực, người bệnh đã qua cơn hiểm nghèo, không còn rối loạn huyết động, hạ huyết áp, điểm glasgow đã lên mức 6, không còn sốt, tim nhịp đập nhanh đều, xuất hiện nhiều cơn phản xạ tuy nhiên di chứng để lại là hết sức nặng nề.
Trong gần hai tháng tiếp theo, cùng với việc duy trì điều trị nội khoa, người bệnh được tập phục hồi chức năng tại giường. Đến nay, người bệnh đã có thể xuất viện và kịp trở về với gia đình đón Tết.
Theo BS Ân, bệnh nhân vốn có tiền sử tăng huyết áp nhưng không uống thuốc đều, chính là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ thể xuất huyết não.
Theo các nghiên cứu, tăng huyết áp chính là căn nguyên gây ra 80% ca đột quỵ tại Việt Nam.
Tăng huyết áp là căn bệnh giết người hàng đầu. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 14 triệu người đang mắc căn bệnh này, tuy nhiên chỉ có khoảng 10% bệnh nhân tuân thủ điều trị nghiêm ngặt.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Bé 6 tuổi bị đột quỵ, cảnh báo căn bệnh không chừa người trẻ
Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng liệt nửa người trái do đột quỵ não - căn bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em.
Trước đó, bệnh nhi Q. (6 tuổi) được đưa vào Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng liệt nửa người trái, tay chân trái khó khăn trong cử động, cơ lực tay và chân ở mức 1/5 - tay và chân chỉ mấp máy cử động, không thể giơ lên so với mặt sàn.
Sau khi vào viện và vượt qua được giai đoạn cấp, bệnh nhi được tập phục hồi chức năng theo phác đồ điều trị gồm các giai đoạn thụ động và chủ động. Mặc dù đi lại chưa hoàn toàn bình thường nhưng mọi cử động ở nửa trái đã trở lên nhanh nhẹn, linh hoạt.
Bác sĩ Nguyễn Anh Đức - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi chia sẻ, với những vận động đơn giản thường ngày như khi vui chơi trên giường hoặc ngồi thực hiện các hoạt động, nếu không để ý kỹ sẽ thấy cử động của Q. gần như không có gì bất thường.
Đến nay, tình hình tiến triển tốt, bệnh nhi khỏe mạnh, tăng 4kg so với thời gian đầu vào viện.
Bác sĩ tập các bài phục hồi chức năng cho bé Q. Ảnh: Nguyễn Tuyết
Theo bác sĩ Đức, để phục hồi hiệu quả, sự chủ động, tích cực của bệnh nhi và người nhà rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhi phục hồi nhanh chóng hơn. Đồng thời, cần có chế độ tập vừa sức với người bệnh, tránh tình trạng bệnh nặng lên. Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhi sau khi đã vượt qua giai đoạn cấp là cần phải sử dụng thêm các thuốc tây y để tăng tái tạo tế bào não; kết hợp sử dụng thêm các biện pháp đông y như châm cứu, thủy trâm.
Các bác sĩ cho biết thêm, đột quỵ là tình trạng xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bỗng nhiên gián đoạn do mạch máu não bị tắc (đột quỵ nhồi máu não) hoặc vỡ (đột quỵ xuất huyết não). Khi một phần não không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng từ máu, những tế bào não sẽ dần hoại tử gây mất chức năng não bộ.
Do đó, đối với các trường hợp đột quỵ, sau quá trình cấp cứu, người bệnh nhất thiết phải được tập phục hồi chức năng để có thể thực hiện được các hoạt động thể chất bình thường. Đối với trẻ em, khả năng phục hồi cao nhất là trong vòng 6 tháng đầu và rất có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong khoảng 2-3 năm sau. Vì vậy, sau xuất viện, người nhà vẫn cần đồng hành cùng người bệnh để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sau này.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần nhận biết được những dấu hiệu sớm của đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời như:
- Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch;
- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ (biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết);
- Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể;
- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ;
- Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng;
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Theo congly
Đừng để mất mạng vì cá nóc Sáu người dân ở tỉnh Quảng Ngãi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do ăn cá nóc, trong đó có một người tử vong. Các bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện - Ảnh: PHƯƠNG THẢO Dù đã có những khuyến cáo về sự nguy hiểm của loài cá này nhưng nhiều người vẫn chủ quan, coi thường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường

Cách phòng, chống say nắng, say nóng đơn giản mà hiệu quả trong mùa hè

4 loại rau hỗ trợ giải độc gan

Những biến chứng thường gặp do táo bón

Chuối có tốt cho việc giảm cân?

8 bí quyết tăng cường miễn dịch hiệu quả khi thời tiết thay đổi

Đau cổ vai gáy có nguy hiểm, khi nào là bệnh lý phải nhập viện?

Ngoài 50 tuổi, nên uống 4 tách cà phê mỗi ngày

Gan 'ngập mỡ' vì những thói quen không ngờ tới
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025