Chủ tịch Bartomeu dùng “quân bài Messi” để thanh toán nội bộ
Chủ tịch Josep Bartomeu đang có những động thái mạnh mẽ để thanh trừng những người ông nói là “phản bội mình” ở Barcelona. Messi là quân cờ quan trọng để Bartomeu thực hiện những nước đi của mình.
Barcelona đang trải qua giai đoạn “binh biến” lớn nhất lịch sử ở thượng tầng, điều chưa từng xảy ra thời Joan Laporta lẫn Rossell làm Chủ tịch CLB. Josep Bartomeu ngồi trên ghế Chủ tịch từ năm 2014 và nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 6/2021, nhưng ông vẫn muốn tiếp tục củng cố quuyền lực.
6 thành viên Ban lãnh đạo Barcelona đồng loạt viết đơn xin từ chức gồm Maria Teixidor, Jordi Calsamiglia, Emili Rousaud, Enrique Tombas, Silvio Elías và Josep Pont. Trong số này, Emili Rousaud đang là Phó Chủ tịch và là ứng cử viên số 1 thay thế Josep Bartomeu.
Josep Bartomeu đang biến Barcelona thành gánh xiếc với những động thái để củng cố quyền lực của mình
Emili Rousaud đã lên tiếng chỉ trích Josep Bartomeu đã ép mình phải từ chức, khi phát biểu trên tờ Diario Sport: “ Tôi cảm thấy bị phản bội vì những lý do mà Bartomeu đưa ra. Điều đó quá phi lý.
Điều khiến tôi tức giận hơn cả chính là ông ấy chọn thời điểm này để làm chuyện đó, và cũng chẳng phải cuộc gặp, mà là thông qua điện thoại“.
Điều đáng nói là sự thể hiện quyền lực của Josep Bartomeu không thực sự rõ ràng và theo như Emili Rousaud, là hèn nhát. Josep Bartomeu đã không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích, kể cả việc dùng những ngôi sao như Lionel Messi làm quân bài.
Josep Bartomeu đã chiêu mộ hẳn một công ty truyền thông với giá 1 triệu euro, cao gấp 10 lần giá thị trường, chỉ để bôi nhọ chính những cầu thủ của đội nhà như Lionel Messi, Gerard Pique hay người cũ Pep Guardiola trên mạng xã hội.
Josep Bartomeu dùng Messi là quân bài để triệt hạ những người chống đối mình
Chủ tịch Barcelona đã phủ nhận toàn bộ những tin đồn này và chấm dứt hợp đồng với công ty truyền thông đó. Ông còn đẩy hết tội sang cho Emili Rousaud và cho rằng Phó Chủ tịch Barcelona mới là người dàn dựng hết những việc này, để gây bức xúc cho Messi cùng đồng đội.
Messi phản ứng trước hành động bôi nhọ nhằm vào mình và khẳng định, anh không hề né tránh việc giảm lương do dịch Covid-19 như lãnh đạo Barcelona nhận định. Bức xúc của Messi khơi mào cho cuộc đấu đá nội bộ, là cơ hội để Bartomeu đẩy hết trách nhiệm gây mâu thuẫn cho Emili Rousaud.
Video đang HOT
Mục đích mà Bartomeu muốn triệt hạ Emil Rosaud ai cũng rõ, bởi vị Phó Chủ tịch này công khai chống đối cấp trên mình, đồng thời kêu gọi một cuộc bầu cử sớm hơn dự kiến để ép Bartomeu phải từ chức ngay mùa hè năm nay.
Josep Bartomeu lấy danh nghĩa “làm trong sạch nội bộ” Barcelona và coi Emil Rosaud cùng những quan chức từ chức, là “mầm mống gây nội loạn”, theo như thông tin tờ Mundo Deportivo đăng tải.
Cuộc chiến Josep Bartomeu và Emil Rosaud chưa thể đến hồi kết
Tuy nhiên ai cũng hiểu rõ, Josep Bartomeu muốn triệt hạ những người ông coi là “phản bội mình” và muốn Ban lãnh đạo mới là những người ông “tin tưởng”, nhằm muốn tiếp tục kiểm soát Barcelona kể cả khi hết nhiệm kỳ.
Kênh ESPN đã miêu tả những bất đồng ở Barcelona như một cuộc chiến vương quyền “ Game of Thrones”, khi các phe đối lập dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích và tham vọng của mình.
Cuộc chiến Josep Bartomeu với phe đối lập Emil Rosaud chưa biết bao giờ chấm dứt, khi hai bên đều có bằng chứng xác thực để bôi nhọ nhau. Thượng tầng Barcelona thời điểm này không khác gì một gánh xiếc, khi cả hai thế lực đối lập nhau để sẵn sàng cho những vở kịch để triệt hạ đối phương khỏi ghế quyền lực ở sân Nou Camp.
Trong hoàn cảnh này, Messi và cầu thủ Barcelona là những người thiệt thòi nhất trong bối cảnh bị giảm lương do dịch Covid-19 tại Tây Ban Nha. Những tin đồn Messi đến Inter Milan không phải không có cơ sở, khi ngôi sao Argentina vô hình chung vừa là nạn nhân, vừa là quân bài để Chủ tịch Josep Bartomeu triệt hạ những kẻ chống đối mình.
Thùy Anh
Vì sao Barca luôn mâu thuẫn nội bộ?
Những hỗn loạn ở thượng tầng của Barca không phải điều mới lạ với đội bóng sở hữu cách hoạt động hiếm thấy trong giới bóng đá.
Barca luôn tự hào với khẩu hiệu "Mes que un club" (Hơn cả một CLB) bởi tính dân chủ của đội bóng này. Đội bóng sẽ thuộc về CĐV, do người hâm mộ bỏ tiền, điều hành và bảo vệ. Những trường hợp như Roman Abramovich hay Nasser Al-Khelaifi sẽ không thể tồn tại được ở Camp Nou.
Chính sách và tư tưởng của Barca chống lại việc một ông bầu thôn tính và điều khiển đội bóng đi theo hướng mình muốn, qua đó tránh khỏi những trường hợp CLB bị các ông chủ bòn rút tiền của như nhà Glazer làm với MU nhiều năm qua.
Dẫu vậy, chính sự dân chủ này đã tạo ra Barca luôn gặp hỗn loạn ở khâu thượng tầng, mà những gì diễn ra trong thời gian qua là ví dụ không thể tiêu biểu hơn.
Chủ tịch Josep Bartomeu là nhân vật tâm điểm trong những hỗn loạn vừa qua của Barca. Ảnh: Getty.
Kẻ hèn nhát
Ông Emil Rosaud là một trong 6 quan chức của Barca bất ngờ từ chức hồi giữa tuần. Cựu phó chủ tịch Barca bị Chủ tịch Joseph Bartomeu ép rời khỏi Barca theo thông tin từ báo chí Tây Ban Nha. Ông Bartomeu chuẩn bị bước vào năm cuối cùng trong nhiệm kỳ điều hành đội chủ sân Camp Nou và chỉ muốn những nhân vật thân tín nhất trợ giúp mình.
Một cuộc hoạch định (hay thanh trừng) nhân sự đã diễn ra và ông Rosaud là một trong 6 nhân vật bị trảm. Chính ông Rosaud xác nhận lại thông tin này. Trả lời Marca, ông nói: "Tôi cảm thấy bị phản bội vì những lý do mà Bartomeu đưa ra. Chúng phi lý".
"Điều khiến tôi tức giận hơn cả chính là ông ấy chọn thời điểm này để làm chuyện đó, và cũng chẳng phải cuộc gặp, mà là thông qua điện thoại".
Đây không phải lần đầu tiên một vị chủ tịch Barca ép buộc thủ hạ phải ra đi thông qua động thái mờ nhạt như thế.
Huyền thoại Johan Cruyff (phải) từng bị đá khỏi Barca sau đòn đâm sau lưng từ Chủ tịch Josep Nunez (trái). Ảnh: Getty.
Ngày 18/5/1996, báo chí Tây Ban Nha từng rúng độ khi Barca xác nhận Bobby Robson sẽ trở thành HLV trưởng đội bóng, gián tiếp xác nhận huyền thoại số một trong lịch sử đội bóng Johan Cruyff mất việc.
Trước đó chỉ 2 ngày, Cruyff có cuộc gặp với Chủ tịch Josep Nunez và PCT Joan Gaspart và không được thông báo bất kỳ điều gì. Cruyff sau đó tới Camp Nou để nói chuyện phải quấy. Phó chủ tịch Joan Gaspart ngỏ ý muốn bắt tay để bắt đầu câu chuyện, huyền thoại người Hà Lan đã đẩy ra và đáp trả: "Ngươi là kẻ phản bội".
Trong cuốn sách Barca của Jimmy Burns, Cruyff khi ấy không giấu được sự tức giận: "Sao chuyện này có thể xảy ra được chứ? Nunez không có gan để nói với tôi về các vấn đề một cách trực tiếp mặt đối mặt được ư?".
Cuộc cãi vã chỉ kết thúc khi Gaspart dọa sẽ gọi cảnh sát tới để tống Cruyff khỏi Camp Nou vì tội gây rối. Huyền thoại vĩ đại bậc nhất lịch sử Barca còn bị đối xử như vậy, thì không khó để hiểu cách những nhân vật kiểu như Emi Rosaud của hôm nay bị đá đít.
Những cú đâm trong bóng tối
Mang tiếng là đội bóng dân chủ và được những CĐV điều hành, song Barca chưa từng chứng kiến điều kỳ diệu nào ở cương vị chủ tịch của CLB. Chẳng CĐV nào của Barca có thể đứng ra cạnh tranh chức vụ chủ tịch Barca nếu không sở hữu 77 triệu euro trong tài khoản.
Đây không hẳn là tài sản của người tranh cử, nhưng là khoản tiền cho thấy khả năng vận động và các mối quan hệ đủ rộng của họ, có thể đi vay mượn và quyên góp rồi trả lại sau bầu cử.
Những ứng viên còn phải có điều kiện đủ vận động được tối thiểu 2.534 chữ ký từ các "socio" (các thành viên chính thức của CLB) chỉ để có tên trên lá phiếu. Năm 2015, hội CĐV có tên Seguiment FCB, bị loại khỏi cuộc đua vì thiếu 14 chữ ký so với quy định.
Messi bị chính chủ tịch Barca bôi nhọ bằng những tin đồn liên tiếp trên mạng xã hội. Ảnh: Getty.
Những người vào vòng đấu cuối cùng khi ấy đều là các cựu chủ tịch Barca và các quan chức cấp cao từng dính líu tới đội bóng.
Họ vừa có tiền, quyền đồng thời chẳng phải lo những ông chủ bên ngoài tới phế truất mình. Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ từ các CĐV hoàn toàn có thể bị dập tắt trong chốc lát.
Trên hết, họ sẵn sàng đạp những thủ hạ ngay dưới chân mình. Chủ tịch Barca, Josep Bartomeu, đã chiêu mộ hẳn một công ty truyền thông với giá 1 triệu euro, cao gấp 10 lần giá thị trường, chỉ để bôi nhọ chính những cầu thủ của đội nhà như Lionel Messi, Gerard Pique hay người cũ Pep Guardiola trên mạng xã hội.
Mục tiêu của Bartomeu khá rõ ràng: Hạ thấp những nhân vật chóp bu để tự nâng mình lên.
Bất chấp việc ông Bartomeu phủ nhận toàn bộ những tin đồn này và chấm dứt hợp đồng với công ty truyền thông nọ, thì câu chuyện giờ chỉ còn là vấn đề thời gian: Công ty kiểm toán danh tiếng PwC đã vào cuộc và xác nhận mọi thứ sẽ sáng tỏ trong ít ngày tới.
Những quan chức bị ép buộc rời Barca như Emil Rosaud đang kêu gọi cuộc bầu cử mới diễn ra ngay trong mùa hè này, sớm 1 năm so với thời hạn kết thúc nhiệm kỳ của Bartomeu, nhằm đẩy vị chủ tịch tai tiếng này khỏi Camp Nou.
Dẫu vậy, đây liệu đã là giải pháp cho mọi vấn đề? Không ai rõ. Sau Bartomeu, rất có thể sẽ có một vị chủ tịch X nào đó với nhiều tiền bạc, quyền lực và cả sự tinh quái hơn tới với Camp Nou. Những đấu đá nội bộ sẽ không bao giờ chấm dứt.
Goal ví những gì diễn ra tại Barca là "Cuộc chiến vương quyền". Khó có điều gì chuẩn xác hơn thế. Chỉ tội nghiệp những cầu thủ và CĐV Barca chứng kiến đội bóng con cưng liên tục bị xỉa xói và mỉa mai trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Nhật Anh
Chủ tịch Bartomeu không từ chức và cuộc chiến vương quyền ở Barcelona Dù chịu nhiều sức ép, nhưng Chủ tịch Barcelona, Josep Maria Bartomeu không có ý định muốn từ chức. Cuộc chiến vương quyền ở thượng tầng Barcelona hứa hẹn sẽ còn căng thẳng ở giai đoạn sắp tới. Josep Maria Bartomeu quyết không từ chức Theo tờ El Pais, Chủ tịch Bartomeu đang thể hiện rõ mong muốn cải Ban lãnh đạo Barcelona...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Huyền thoại Matthaus: "Ronaldo làm hại đội tuyển Bồ Đào Nha"

Messi được mời đặt dấu chân tại 'thánh địa' của Brazil

Tottenham đau đầu khi sao World Cup chấn thương

AFF Cup: Singapore đặt quyết tâm cao, dù thiếu nhân sự nghiêm trọng

Việc giành danh hiệu vẫn sẽ không khiến Ten Hag hài lòng

Tin mới nhất bóng đá trưa 21/12: Cựu sao MU Van Persie đính chính vụ đăng 'clip'

Các thương hiệu hợp tác với Lionel Messi tăng hơn 1,2 triệu tỷ đồng trong 1 tháng diễn ra World Cup 2022

Quỷ đỏ gia hạn hợp đồng cho hàng loạt trụ cột

Ronaldo được bình chọn vào đội hình 'đặc biệt' tại World Cup 2022

Messi ngồi xe vợ lái về thăm quê nhà

FIFA thắng lớn ở World Cup 2022

Zidane hết kiên nhẫn với tuyển Pháp
Có thể bạn quan tâm

Động thái đầu tiên gây bất ngờ của bà Phạm Kim Dung giữa lúc Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
Sao việt
22:42:24 20/05/2025
Mải cà phê, săn hàng hạ giá, sinh viên giật mình khi cuối tháng "trắng ví"
Netizen
22:41:52 20/05/2025
Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa
Tin nổi bật
22:40:00 20/05/2025
Vợ quỳ xuống đưa tiền cho chị giúp việc, bi kịch gia đình tôi ập đến
Góc tâm tình
22:36:12 20/05/2025
Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"
Thế giới
22:31:50 20/05/2025
6 người đàn ông cùng 1 phụ nữ mua bán ma túy trong quán cà phê
Pháp luật
22:15:19 20/05/2025
2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách
Sức khỏe
22:00:22 20/05/2025
Lý Vũ Xuân: Ca sĩ hàng đầu Cbiz, thượng khách không ai dám đụng của LHP Cannes
Sao châu á
21:35:31 20/05/2025
Mẫu smartphone Xiaomi khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên
Đồ 2-tek
21:33:59 20/05/2025
Chuyên gia lý giải nguyên nhân khủng hoảng tình cảm của gia đình Beckham
Sao âu mỹ
21:24:08 20/05/2025