Chủ tịch IOC bình luận về trung lập chính trị giữa sóng tẩy chay Olympic Bắc Kinh
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế ( IOC) Thomas Bach khẳng định Thế vận hội sẽ chấm dứt nếu cơ quan này từ bỏ nguyên tắc trung lập về chính trị.
Olympic mùa đông 2022 dự kiến sẽ diễn ra từ 4-20/2/2022 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Sau Mỹ, Australia, Litva và Anh, Canada là nước mới nhất thông báo quyết định tẩy chay ngoại giao đối với Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022.
Trước động thái này, ông Bach bình luận như sau: Với việc không đưa ra những đánh giá liên quan đến chính trị, IOC bảo đảm được nguyên tắc trung lập, không đứng về bên nào. “Nếu không, chúng ta sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh của mình, đó là đoàn kết thế giới. Chúng ta sẽ không bao giờ hội tụ đầy đủ 206 ủy ban Olympic quốc gia tham dự Thế vận hội. Đó sẽ là bước đi chính trị hóa Thế vận hội”, ông Bach phát biểu ngày 8/12.
Người đứng đầu IOC dẫn lại câu chuyện hơn 1.000 năm sau khi Olympic ra đời vào năm 776 trước Công nguyên. Đó khi đế chế La Mã tìm cách can thiệp vào Olympic dẫn đến sự đổ vỡ, đặt dấu chấm hết cho các kỳ tranh tài Olympic cổ đại vào năm 394 sau Công nguyên. Ông Bach cho rằng người Hy Lạp cổ đại đã hiểu rằng thi đấu Olympic cần tuân thủ nguyên tắc trung lập chính trị và điều này không hề thay đổi, thậm chí còn quan trọng hơn ở thời điểm hiện nay.
Dự kiến Olympic mùa đông 2022 sẽ diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 4-20/2/2022.
Video đang HOT
Ý nghĩa chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Putin
Những chuyến thăm Ấn Độ của các đời Tổng thống Nga luôn đem lại cảm giác hoài niệm. Mối quan hệ Moskva-New Delhi đã hình thành từ thời Chiến tranh Lạnh và luôn vững vàng từ đó đến nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp năm 2019. Ảnh: AFP
Đài BBC (Anh) đánh giá mối quan hệ Nga-Ấn Độ được coi là một trong những câu chuyện thành công của ngoại giao toàn cầu và là tiểu chuẩn để Tổng thống Vladimir Putin cùng Thủ tướng Narendra Modi duy trì trong cuộc gặp ngày 6/12.
Nhưng ngoài các thỏa thuận quốc phòng, thương mại, những cái bắt bay, Nga và Ấn Độ cũng phải vượt qua nhiều thách thức nghiêm trọng.
Điều này phần lớn bắt nguồn từ khác biệt trong lựa chọn địa chính trị giữa hai quốc gia trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó còn là cách Nga-Ấn Độ giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến chính trị toàn cầu và khu vực.
Mối quan hệ Ấn Độ-Mỹ cùng nhân tố Trung Quốc
Mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ đã phần nào tác động đến quan hệ New Delhi-Moskva. Nga cũng đặc biệt để ý đến điều này khi mối quan hệ của Moskva và Washington đã xấu đi trong những năm gần đây.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thậm chí lên tiếng chỉ trích công khai khi Ấn Độ gia nhập "bộ tứ kim cương" (còn gọi là QUAD) bao gồm các thành viên còn lại là Mỹ, Nhật Bản và Australia.
Ông Sergei Lavrov cho rằng phương Tây đang cố gắng kéo Ấn Độ vào việc đối đầu với Trung Quốc bằng cách quảng bá chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ông Anil Trigunayat, một nhà cựu ngoại giao từng công tác tại Moskva, đánh giá rằng QUAD là lằn ranh đỏ đối với Nga và điều này chắc chắn nằm trong thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo.
Mối quan ngại của Nga về QUAD có thể hiểu từ mối quan hệ ngày càng tăng của nước này với Trung Quốc trong những năm gần đây. Ông Trigunayat đánh giá Nga đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo lợi ích kinh tế và địa chính trị ở châu Á. Ngoài ra, mối quan hệ xấu đi giữa Bắc Kinh và Washington cũng đẩy Trung Quốc đến gần hơn với Nga.
Nhưng điều gây phức tạp là trong thời gian qua Ấn Độ và Trung Quốc đã có nhiều căng thẳng, đặc biệt là đụng độ ở biên giới. Ông Michael Kugelman tại Trung tâm Wilson (Mỹ) đánh giá thực thế địa chính trị mới đem đến "mối đe dọa tiềm tàng với quan hệ Ấn Độ-Nga".
Do vậy, ông Kugelman cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Putin lần này rất quan trọng. Nhưng nhiều nhà phân tích như ông Kugleman và Trigunayat đều cảm thấy rằng nền tảng của mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ đủ gắn kết để xử lý quan ngại của mỗi bên. Nga và Ấn Độ vẫn có nhiều lĩnh vực có thể hợp tác, một trong số đó là Afghanistan.
Cả Nga và Ấn Độ có chung mối lo ngại về tương lai của Afghanistan. Nhà phân tích Derek Grossman tại RAND Corporation (Mỹ) đánh giá: "Moskva cùng New Delhi đều quan ngại về Taliban cùng mạng lưới Haqqani và nguy cơ khủng bố bắt nguồn từ Afghanistan cũng như ảnh hưởng đến đất nước của họ. Do vậy, Afghanistan thực sự là lĩnh vực có sự thống nhất mạnh mẽ giữa New Delhi và Moskva".
Thương mại và quốc phòng
Một trong những vấn đề quan trọng của chuyến thăm là việc chuyển giao hệ thống phòng không S-400 của Nga đến Ấn Độ. S-400 được cho hỗ trợ khả năng phòng thủ chiến lược của Ấn Độ trước Trung Quốc và Pakistan và đó là lý do New Delhi vẫn quyết định mua S-400 dù đứng trước nguy cơ bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.
Nga dường như rất hài lòng với lập trường kiên quyết mua S-400 của New Delhi. Việc xem xét cách Ấn Độ cân bằng mối quan hệ với Nga và Mỹ dưới ảnh hưởng của thỏa thuận S-400 được coi là khá thú vị. Ông Trigunayat bổ sung: "Hầu hết mối quan hệ toàn cầu là mang tính giao dịch và điều này đúng với cả Moskva lẫn New Delhi".
Ấn Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chiếm tới 10% thương mại quốc phòng toàn cầu. Trong khi đó, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Ấn Độ. Mỹ là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai cho Ấn Độ trong giai đoạn 2011 và 2015 nhưng sau đó lại tụt lùi so với Pháp và Israel trong giai đoạn 2016-2021.
Nga sẽ tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu quốc phòng đến Ấn Độ. Tuy nhiên, giao dịch thương mại giữa hai quốc gia vẫn nằm dưới mức tiềm năng. Thương mại song phương trong năm 2019 chỉ đạt 11 tỷ USD. Nếu so sánh thì thương mại dịch vụ và hàng hóa song phương giữa Ấn Độ-Mỹ là 146 tỷ USD trong cùng thời kỳ.
Nga cùng Ấn Độ đặt mục tiêu đến 2025 đạt thương mại song phương 30 tỷ USD và đa dạng lĩnh vực ngoài năng lượng cũng như khoáng chất. Giáo dục, an ninh mạng, năng lượng sạch và một số lĩnh vực cũng được quan tâm.
Ông Kugelman bổ sung: "Miễn là các thỏa thuận thương mại, quốc phòng vẫn có liên quan thì Nga và Ấn Độ sẽ tìm được cách để loại bỏ khác biệt địa chính trị".
NATO đánh giá trừng phạt kinh tế là lựa chọn để đối trọng Nga Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết khối quân sự này có một loạt lựa chọn để đối trọng với Nga, bao gồm các biện pháp kinh tế, tài chính và chính trị. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: CNN Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kyiv Post: Tổng thống Trump phê duyệt thương vụ bán vũ khí đầu tiên cho Ukraine

PMI giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu sụt sâu: Trung Quốc đối mặt thách thức kép

Triều Tiên thử nghiệm vũ khí trên chiến hạm mới

Ông Trump sa thải chồng bà Kamala Harris khỏi hội đồng tưởng niệm nạn nhân Holocaust

Tổng thống Trump tự hào thành tựu 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Mỹ tiết lộ đạt thỏa thuận thương mại với nước đầu tiên

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố vì lạm dụng quyền lực

Máy tính lượng tử có thể tiết lộ về cha đẻ Bitcoin

Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch tại Sudan

Houthi tự nhận bắn tiêm kích F-18 rơi khỏi tàu sân bay Mỹ

Israel đối mặt áp lực trước thềm chuyến thăm vùng Vịnh của Tổng thống Mỹ
Có thể bạn quan tâm

"Mỹ nhân đẹp hơn Song Hye Kyo" suýt lãng phí nhan sắc như AI vì 1 quyết định
Sao châu á
21:30:28 01/05/2025
Tháng 4 Âm lịch, có 4 con giáp thăng hoa cả sự nghiệp lẫn tiền tài, may mắn vượt bậc, dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
21:26:04 01/05/2025
Bắt khẩn cấp tài xế xe bán tải dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
21:16:47 01/05/2025
Ronaldo gửi tin nhắn cảm xúc sau khi chịu thêm nỗi đau
Sao thể thao
21:13:27 01/05/2025
Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích thích bản sắc phương Tây
Nhạc quốc tế
21:10:06 01/05/2025
50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào!
Tin nổi bật
21:07:02 01/05/2025
Hòa Minzy vay tiền khán giả ngay trên sân khấu, lý do là gì?
Nhạc việt
21:06:00 01/05/2025
Ed Sheeran 'đào' lại drama chấn động giữa bạn thân Taylor Swift và. Kanye West
Sao âu mỹ
20:43:46 01/05/2025
Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững
Thế giới số
20:21:16 01/05/2025
Công ty lắp ráp ô tô Trung Quốc muốn làm 30.000 trạm sạc tại Việt Nam
Ôtô
20:01:19 01/05/2025