Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Mỹ vào tháng 9
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ đầu tiên vào tháng 9 năm nay, sau khi ông nhận lời mời do đích thân Tổng thống Barack Obama đưa ra trong cuộc điện đàm hôm 10/2.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đến Mỹ gặp không chính thức với Tổng thống Obama (phải) hồi tháng 6/2013. (Ảnh: AFP)
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung trong cuộc điện đàm hôm 10/2 đã nhất trí về các bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo thành công cho chuyến thăm.
Theo New York Times, Tổng thống Obama và chủ tịch Tập ngày 10/2 cũng đã thảo luận nhiều vấn đề bất đồng giữa hai nước, trong đó có cải cách thị trường và an ninh mạng.
Chuyến thăm sắp tới sẽ là lần thứ 3 ông Tập đến Mỹ, hồi tháng 6/2013, ông Obama từng tiếp đón ông Tập tại California trong một cuộc gặp không chính thức. Cuộc gặp sắp tới sẽ là lần đầu tiên ông Tập đến gặp Tổng thống đương nhiệm của Mỹ trên cương vị người đứng đầu nhà nước Trung Quốc.
Chuyến thăm này được đánh giá là có tầm quan trọng lớn đối với Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nỗ lực hợp tác và thu hẹp những khác biệt, bất đồng.
Video đang HOT
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 6/2 cho biết chính quyền Mỹ đã chính thức mời lãnh đạo Trung, Nhật đến thăm theo nghi thức cấp nhà nước. Bà cho hay động thái này nhằm tăng cường chính sách “xoay trục sang châu Á” của Tổng thống Obama.
Bà Rice bổ sung rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sẽ tới thăm Mỹ trong năm nay.
Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Obama đã đề ra chính sách “xoay trục sang châu Á”, hay còn gọi là “tái cân bằng”, rút quân và các nguồn lực khác ra khỏi cuộc chiến tại Trung Đông và chuyển hướng sang châu Á.
Tuy nhiên, chính quyền Obama dường như đã “lơ là” với châu Á do chịu tác động của nội chiến ở Syria, xung đột Ukraine hay khủng hoảng kinh tế tại châu Âu. Kế hoạch mời lãnh đạo nhiều nước châu Á nêu trên được cho là một động thái nhằm đưa chính sách “xoay trục” của Tổng thống Mỹ về đúng quỹ đạo.
Thoa Phạm
Theo Dantri/New York Times
Chuyến thăm 'điểm huyệt' Mông Cổ của ông Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 21/8 đã cùng với phu nhân là bà Bành Lệ Viên tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.
Trong chuyến thăm, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tình bạn giữa Trung Quốc và Mông Cổ, kêu gọi hai nước trở thành đối tác chiến lược đáng tin cậy và có trách nhiệm. Trong khi đó, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj cũng đánh giá cao việc ông Tập Cận Bình coi trọng Mông Cổ.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ Trung Quốc đến Mông Cổ trong vòng 11 năm qua. Các nhà phân tích cho rằng ông Tập Cận Bình thăm Mông Cổ ngoài việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng để mở con đường nhập khẩu năng lượng cho Trung Quốc, còn nhằm mục đích cạnh tranh với Mỹ và Nhật Bản trong việc lôi kéo Mông Cổ, bảo đảm Mỹ-Nhật không thể sử dụng Mông Cổ làm "quân cờ" để kiềm chế Trung Quốc.
Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin (trái) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Elbegdorj tại Ulan Bator. Ảnh: AFP
Theo nhận định của giới phân tích, chuyến thăm Mông Cổ theo kiểu "điểm huyệt" của nhà lãnh đạo Trung Quốc càng cho thấy sự linh hoạt và thực dụng trong chính sách của Bắc Kinh. Là một nước láng giềng ở phía Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng giữa khu vực Đông Bắc Á và Trung Quốc, Mông Cổ rất đáng được Trung Quốc "chú ý".
Ngày 21/8, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Elbegdorj đã ký một tuyên bố chung, thông báo nâng cấp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mông Cổ lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hai bên cũng chứng kiến lễ ký một loạt văn bản hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, tài chính, văn hóa và các lĩnh vực khác.
Mông Cổ với diện tích hơn 1,56 triệu km2, dân số chưa đầy 3 triệu, có đến 4.700 km biên giới với Trung Quốc. Trước khi tách ra trở thành quốc gia độc lập, Mông Cổ được Trung Quốc gọi là "Ngoại Mông".
Thống kê cho thấy Trung Quốc trong nhiều năm liền luôn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ, hơn 90% các sản phẩm xuất khẩu của Mông Cổ được xuất sang Trung Quốc, trong đó chủ yếu là các loại khoáng sản như than đá, đồng. Trong số các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký đầu tư vào Mông Cổ, doanh nghiệp Trung Quốc chiếm tới 49%.
Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của Vương triều Mãn Thanh, dưới sự ủng hộ của chính quyền Nga hoàng và sau này là Liên Xô, những người Ngoại Mông chủ trương độc lập đã tuyên bố độc lập và đứng lên thành lập chính quyền, song gặp phải sự đàn áp mạnh mẽ của chính phủ Bắc Dương Trung Quốc.
Tháng 2/1945, Mỹ, Anh và Liên Xô ký "Hiệp định Yalta", trong đó quy định "Hiện trạng của Ngoại Mông (nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ) cần được duy trì". Tháng 8/1945, chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu đã ký kết với chính phủ Liên Xô "Hiệp ước đồng minh hữu nghị Trung-Xô", đồng ý sẽ căn cứ vào kết quả bỏ phiếu của người dân Mông Cổ để quyết định xem có nên thừa nhận nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ hay không, với điều kiện Liên Xô tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phía Đông Bắc; không can thiệp vào công việc nội bộ của Tân Cương, không trợ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 20/10/1945, Mông Cổ tổ chức trưng cầu ý dân, kết quả bỏ phiếu cho thấy đa số người dân Mông Cổ ủng hộ độc lập. Tháng 1/1946, Trung Hoa Dân Quốc đã ra thông báo, thừa nhận "nền độc lập của Ngoại Mông". Cũng tháng 2 năm đó, chính phủ Quốc Dân Đảng thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ.
Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, và nửa năm sau đó, ngày 16/10/1949 đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ. Sau những năm 1960, quan hệ Trung-Xô xấu đi, quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ trong một thời gian dài không có sự phát triển. Năm 2003, Trung Quốc-Mông Cổ thiết lập quan hệ đối tác láng giềng tin cậy, và đến năm 2011 nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Trước tình hình nền kinh tế gặp khó khăn do giá cả hàng hóa tăng và đầu tư nước ngoài giảm, Mông Cổ rất hy vọng chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình có thể thúc đẩy việc thực hiện các dự án lớn như xây dựng đường ống dẫn khí đốt và đường sắt xuyên qua biên giới hai nước.
Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc-Mông Cổ lần này tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại, bao gồm cả khu vực thương mại tự do, không chỉ mở thêm một nhánh mới cho "Con đường tơ lụa" được ông Tập Cận Bình đề ra, mà còn giúp cho Mông Cổ vốn giàu tài nguyên khoáng sản có thể tìm được thị trường.
Trong khi đó, Trung Quốc có thể thực hiện ý đồ tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng đất liền, cùng với các nguồn năng lượng đến từ Nga và các nước Trung Á hình thành mạng lưới cung cấp năng lượng hoàn thiện hơn, giảm bớt áp lực phải khai thác năng lượng trên biển. Đó quả thực là một mũi tên trúng hai đích.
Theo Baotintuc
Thái Lan khẳng định tiếp tục duy trì thiết quân luật Theo Bộ tư lệnh lục quân Thái Lan, nước này vẫn trong tình trạng nhạy cảm, cần có cơ sở pháp lý đặc biệt để tiếp cận các đối tượng nghi vấn phạm pháp. Quân đội tại các chốt kiểm soát trên đường phố Thái Lan hồi tháng 5/2014 (ảnh: AP) Hôm (12/2), báo chí Thái Lan dẫn lời đại tá Winthai, người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tàu chở container chở hàng nguy hiểm bị lật ngoài khơi Ấn Độ

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Hoa hậu Anh tố Miss World ép tiếp rượu tài trợ, bỏ thi, Dì Ly vội lên tiếng
Sao âu mỹ
21:28:45 25/05/2025
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
Sao thể thao
21:03:32 25/05/2025