Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách HS được thực hiện thông qua các môn học, hoạt động giáo dục.

Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên - Hình 1
Ảnh minh họa/INT

Cử tri Đồng Tháp đề nghị: Bộ GD&ĐT quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục đạo đức; tăng thời lượng dạy môn Giáo dục công dân, đưa vào bài học những tấm gương về đạo đức, câu chuyện người tốt việc tốt góp phần tác động tích cực đến suy nghĩ, hành động của HS.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT thực hiện nhiều hoạt động trong việc đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV, cụ thể:

Tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Giáo dục năm 2019 quy định cụ thể nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn và mối quan hệ gia đình – nhà trường – xã hội .

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện: Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020″; Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường ; giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025; Chỉ thị về “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, HS, gia đình HS và cộng đồng về giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV; phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách HS được thực hiện thông qua các môn học, hoạt động giáo dục. Môn Đạo đức ở tiểu học, Giáo dục công dân ở trung học trong Chương trình GDPT mới được tăng cường cả nội dung, thời lượng. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện thông qua hoạt động dạy học các môn học trong chương trình GDPT hiện hành và hoạt động giáo dục; qua chương trình lồng ghép, tích hợp trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; qua vai trò nêu gương của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những tấm gương về đạo đức được rút ra từ sách vở, lịch sử, cuộc sống, giáo dục đạo đức, lối sống qua di sản văn hóa…

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai việc tích hợp giảng dạy nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ” vào nhà trường ở các cấp học, từ mầm non, GDPT đến các trường đào tạo; giáo viên tổ chức giảng dạy theo hướng tích hợp nội dung phù hợp với HS từng cấp học.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và đưa vào triển khai giảng dạy bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống” dành cho HS từ lớp 2 – 12, sử dụng từ năm học 2016 – 2017, qua đó giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua bài học, mẩu chuyện về cuộc đời của Bác là những nội dung gần gũi, được HSSV dễ tiếp nhận, tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.

Tổ chức khen thưởng kịp thời những tấm gương HSSV tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, xả thân cứu bạn bị đuối nước, khi gặp nạn, tinh thần vì cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường góp phần lan tỏa tấm gương người tốt, việc tốt.

Video đang HOT

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo địa phương, các cơ sở giáo dục trong việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV.

Những đứa trẻ nhiều "khuôn mặt"

Hiện tượng nói tục, chửi thề khá thông dụng ở một bộ phận trong giới trẻ, đặc biệt là khi ra khỏi nhà, rời khỏi trường lớp, giao tiếp với bạn bè qua mạng xã hội.

Những đứa trẻ nhiều khuôn mặt - Hình 1


GV và HS cần thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử trong nhà trường. Ảnh có tính chất minh họa.

Hơn lúc nào hết, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV trong giai đoạn hiện nay vừa là trách nhiệm chung của toàn xã hội, vừa là lĩnh vực giáo dục quan trọng đối với nhà trường.

Thể hiện "đẳng cấp"

Chị Thu Liên - một phụ huynh nhà ở quận Tây Hồ (Hà Nội) kể lại tình huống khi đến đón con ở một trường THCS. Dựng xe máy đứng chờ con ở cổng trường, chị thấy từng tốp HS đi ra, các em mặc đồng phục, cười nói vui vẻ, trong đó có một bé là con của bạn chị. Chị thực sự "sốc" khi nghe các nhóm HS tụ tập nói chuyện, phần lớn là văng tục, chửi thề, cười nói vô tư như không biết đến những người xung quanh...

Chị trao đổi lại với con về việc mình vừa chứng kiến, con chị khá bình thản cho biết: Các bạn ấy thân thiết nhau mới xưng hô và nói tục thoải mái như vậy. Nếu ai trong nhóm mà không hòa mình vào "cuộc chơi" sẽ bị tẩy chay, cô lập. Ở trên lớp khi trao đổi với thầy cô giáo và khi về nhà nói chuyện với bố mẹ, các bạn ấy vẫn rất lễ phép, ngoan ngoãn, nhẹ nhàng.

Nghe con nói vậy, chị Liên tức tốc gọi cho bạn, trao đổi tế nhị việc vừa nhìn thấy bọn trẻ nói chuyện với nhau toàn bằng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa. Bạn chị tỏ vẻ ngạc nhiên: Không biết những HS này được dạy dỗ thế nào, chứ con mình ở nhà ngoan ngoãn, lễ phép lắm, không bao giờ thấy ăn nói chỏng lỏn, văng tục. Con lại học ở trường có chất lượng, không thể nào lại có những phát ngôn bậy bạ, thiếu văn hóa...

Câu chuyện của chị Liên không phải là cá biệt, khi trên nhiều diễn đàn khác của phụ huynh, giáo viên, nhiều bậc cha mẹ cũng than phiền về tình trạng bắt gặp, chứng kiến nhiều HS nói tục một cách vô tư, thoải mái... Thế nhưng, vẫn có không ít ý kiến cho rằng, con mình ở nhà rất ngoan, gọi dạ, bảo vâng, nói năng ý tứ chứ không lỗ mãng, bậy bạ như nhiều người vẫn thấy. Họ cho rằng, những đứa trẻ "hư hỏng" ấy là "con nhà người ta"...

Cứ thế, những đứa trẻ nhiều "khuôn mặt" đang khiến phụ huynh và thầy cô, xã hội không khỏi hoang mang. Vì đâu nên nỗi khi ở nhà, trên lớp trẻ không nói tục, văng bậy nhưng khi ra ngoài đường hoặc trên mạng xã hội, các em trở thành những con người khác?

Những đứa trẻ nhiều khuôn mặt - Hình 2


Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho HS.

Chưa biết "gạn đục, khơi trong"

PGS.TS Nguyễn Dục Quang - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nhận định: Tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão, đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân. Nhiều bạn trẻ có nhu cầu hiểu biết rộng, mong muốn nắm bắt những thông tin mới trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ước mơ về một tương lai đẹp đẽ cho bản thân nên quyết tâm theo đuổi đến cùng. Đó là ước mơ chính đáng của cái Tôi, vì sự phát triển của cái Tôi để tự khẳng định mình, để có thể hội nhập nhanh chóng vào một thế giới đang ngày càng sôi động.

Bên cạnh những biểu hiện của tư tưởng tích cực và lành mạnh, của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộ phận HSSV có những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, có tư tưởng sống gấp, sống không có hoài bão lí tưởng, gặp chăng hay chớ. Đối với bản thân, họ không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, vi phạm pháp luật, tiếp thu các tư tưởng văn hóa nước ngoài không có chọn lọc, không biết "gạn đục, khơi trong"...

Theo PGS.TS Nguyễn Dục Quang: Những hiện tượng đó dễ tạo cho HSSV thói quen mất phương hướng trong cuộc sống, trong thưởng thức, cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật, sống không tình nghĩa, không còn lí tưởng. Đây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa của dân tộc.

Hiện tượng các bạn trẻ văng tục, chửi thề; có thái độ không đúng mực với người già; hành động thiếu văn hóa nơi công cộng... còn khá phổ biến. Các bạn coi đó như là chuyện bình thường, tất yếu xảy ra trong một xã hội đang phát triển và do đó có thái độ dửng dưng, bàng quan trước các hiện tượng không lành mạnh đang nảy sinh từng ngày trong giới trẻ.

Những đứa trẻ nhiều khuôn mặt - Hình 3


HS quận Tây Hồ thể hiện hiểu biết về quy tắc ứng xử bằng hình thức sân khấu hóa.

Hiểu để uốn nắn lệch lạc

Vì sao giới trẻ hiện nay lại nói bậy ngày càng phổ biến và coi đó là việc hoàn toàn "bình thường"? Thực tế, nhà trường và hầu hết gia đình không "dạy" những ngôn ngữ lệch chuẩn này cho con em, học trò của mình.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trịnh Cẩm Lan - Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Gia đình và nhà trường không bao giờ "dạy" những dạng thức ngôn ngữ bị coi là lệch chuẩn cho con em mình, học trò mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó cũng sẽ mang những thuộc tính của những hiện tượng xã hội nói chung, trong đó có một thuộc tính là khuyếch tán hay lan toả. Vì vậy, tuy gia đình và nhà trường không bao giờ "dạy" thứ ngôn ngữ thiếu chuẩn mực cho con em mình nhưng chỉ cần có một vài người trong cái cộng đồng ấy (gia đình và nhà trường) sử dụng là lập tức hiện tượng này sẽ có xu hướng lan ra.

Bên cạnh đó, còn có một nguyên lý rất cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ, đó là nguyên lý thích nghi. Đây là một hiện tượng trong đó người sử dụng ngôn ngữ có những hành vi nhất định để điều chỉnh cách dùng của mình sao cho thích hợp với ngôn ngữ của người đối thoại để có được "tiếng nói chung" hay sự đồng điệu, chia sẻ. Sự điều chỉnh đó có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp của người đó là ai, sử dụng ngôn ngữ như thế nào. Hai nguyên lý này (lan toả và thích nghi) hỗ trợ cho nhau và kết quả của nó là sự ảnh hưởng của những lối nói thiếu chuẩn mực giữa các cá nhân trong cộng đồng, ngay cả khi họ không được "dạy".

PGS.TS Trịnh Cẩm Lan chia sẻ: Hiện tượng giới trẻ nói bậy ngày càng phổ biến và họ coi đó là việc hoàn toàn "bình thường" bởi rất đơn giản, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó cũng có những thuộc tính xã hội. Thuộc tính ấy, về cơ bản, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy hoàn toàn bình thường nếu chúng ta giống như tất cả mọi người và thấy lạc lõng nếu "chẳng giống ai" (tất nhiên, không phải bao giờ cũng thế). Một đứa trẻ nói tục, chửi bậy trong khi những người xung quanh thì không sẽ khiến trẻ cảm thấy lạc lõng, thậm chí bị kì thị rồi dần dần từ bỏ. Ngược lại, một đứa trẻ nói tục chửi bậy, bạn bè xung quanh cũng nói năng như vậy, lập tức trẻ sẽ cảm thấy hành vi của mình là "bình thường", thậm chí rất "bình thường".

Theo TS Trịnh Hòa Bình, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học), một trong những giải pháp đầu tiên để giảm thiểu những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn của giới trẻ là sự giáo dục từ gia đình. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái trong mọi vấn đề, nhất là đạo đức, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc giáo dục xã hội hóa thế hệ trẻ. Sự gương mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc... của cha mẹ chính là phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái.

TS Văn học Đoàn Hương cho rằng, những hành vi lệch chuẩn của thanh niên, học sinh một phần xuất phát từ việc các em không đọc sách, bởi đã bị văn hóa mạng lôi cuốn. Vì thế, thầy cô, nhất là những thầy cô trẻ cũng phải ham đọc sách, truyền niềm đam mê, hứng khởi cho HS. Nếu không có thói quen đọc thì đời sống tinh thần của mỗi người trẻ sẽ chẳng thể phong phú, tâm hồn cằn cỗi dễ dẫn đến những hành vi lệch chuẩn.

Ngoài sự theo dõi, giáo dục của gia đình, nhà trường thì tổ chức Đoàn và các ngành chức năng cần vào cuộc hiệu quả hơn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới phương thức phổ biến, giáo dục bằng trực quan, vụ việc và bài học thực tiễn. Khuyến khích, truyền cảm hứng cho thanh niên, học sinh tìm hiểu pháp luật qua sân chơi tập thể; giúp học sinh, sinh viên chủ động tìm hiểu, từ đó sẽ hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống học tập và làm việc theo pháp luật...

Càng trong xu thế phát triển hiện nay thì chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử càng phải được quan tâm đề cao hơn nữa. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Chỉ khi hành xử, ứng xử có văn hóa, mới giảm tối đa những yếu tố tác động đến hành vi lệch chuẩn của học sinh, hạn chế những xung đột trong môi trường học đường, giảm vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên.

Ngoài những nỗ lực của nhà trường, gia đình, thì mỗi HS cũng phải tự ý thức và rèn luyện kĩ năng sống của bản thân. Bên cạnh học các kiến thức cơ bản trong nhà trường, cá nhân học sinh cần trau dồi kiến thức ứng xử giao tiếp với bè bạn, người thân và những giao tiếp trong xã hội. Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, thông tin được đưa lên Internet ngày càng đa dạng, phong phú và khó kiểm soát, do đó các em cần phải biết sàng lọc thông tin trong quá trình tiếp nhận. - TS Trịnh Hòa Bình - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Ngành GD-ĐT Tây Hồ đã tích cực triển khai tuyên truyền Quy tắc ứng xử trong trường học, coi đây là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập... nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong, mỹ tục, tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường...

Để việc thực hiện những chuẩn mực, giá trị trong mỗi nhà trường là việc làm thường ngày, góp phần xây dựng và phát triển mỗi nhà trường, ngành GD-ĐT quận yêu cầu các nhà trường có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện, quyết tâm không để xảy ra hiện tượng vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tiếp tục giảng dạy hiệu quả môn đạo đức đối với học sinh tiểu học và môn GDCD đối với học sinh. Sáng tạo cùng chung tay xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch... - Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội).

Đa số hoc sinh có thái độ ưng xử rât tôt; biết chào hỏi lễ phép; biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn; có ý thức học tập và rèn luyện.... Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo, nói tục, đánh cãi nhau, lười học, có những suy nghĩ, hành động, dại dột, manh động, gây hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, đạo đức của các em, khiến cho bố mẹ, thầy cô buồn phiền.

Để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, có văn hóa, có chất lượng theo đúng tinh thần "Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT", thì việc thực hiện Quy tắc ứng xử của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh gắn với việc thực hiện cuộc vận động "Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch"; "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" rất quan trọng. Thông qua ngôn ngữ giao tiếp, người ta có thể hiểu được bản chất, trình độ học vấn và giáo dục của người nói. Do vậy, rèn luyện văn hóa ứng xử để xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, hiện đại chính là thước đo giá trị, là "chìa khóa" mở ra con đường đưa đất nước phát triển đi lên, hội nhập với thế giới. - Nhà giáo Hứa Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường TH Giang Biên, quận Long Biên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngàyTổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày
21:40:16 22/05/2025
Hé lộ mối tình trái luân thường của Càn Long, khiến Phú Sát Hoàng hậu tuyệt vọngHé lộ mối tình trái luân thường của Càn Long, khiến Phú Sát Hoàng hậu tuyệt vọng
22:07:52 22/05/2025
Nữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thếNữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thế
23:46:06 22/05/2025
Hình ảnh Ngân 98 làm việc tại Sở An toàn thực phẩm TP.HCM giữa lùm xùm thuốc giảm cân nghi có chất cấmHình ảnh Ngân 98 làm việc tại Sở An toàn thực phẩm TP.HCM giữa lùm xùm thuốc giảm cân nghi có chất cấm
21:02:13 22/05/2025
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thưXót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư
21:16:31 22/05/2025
Ngân Collagen: "Boss miền Tây" giàu sụ, chồng bị phốt nói "xạo" gia thếNgân Collagen: "Boss miền Tây" giàu sụ, chồng bị phốt nói "xạo" gia thế
21:48:11 22/05/2025
Cựu công an khai gì về việc dùng xe biển xanh chở ma túy cho 'bà trùm'?Cựu công an khai gì về việc dùng xe biển xanh chở ma túy cho 'bà trùm'?
23:24:18 22/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Thế giới

05:15:56 23/05/2025
Các tổ chức từ 12 quốc gia thành viên EU này đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) và những cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia tại các quốc gia EU tiến hành điều tra và đưa ra những biện pháp trừng phạt đối với các hành vi bất hợp pháp nà...
Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới

Hậu trường phim

23:54:32 22/05/2025
Có những vẻ đẹp không bị thời gian xóa nhòa, mà theo năm tháng càng trở nên huyền thoại - Thẩm Thúy Hằng chính là một trong số đó...
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt

Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt

Pháp luật

23:38:53 22/05/2025
Dưới danh nghĩa tiếp nhận ủng hộ "quỹ công đoàn phường", Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt và một số cán bộ cấp dưới nhận hàng chục triệu đồng hàng quý của mỗi điểm trông giữ...
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng

Ẩm thực

23:34:13 22/05/2025
Thực đơn cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng. Tuy không quá cầu kỳ nhưng món ăn nào cũng ngon miệng, cả nhà chắc chắn sẽ thích...
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tin nổi bật

23:33:07 22/05/2025
Liên quan vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh, lực lượng chức năng chiều nay đã tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân.
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi

2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi

Sao việt

23:31:54 22/05/2025
NSND Thanh Điền đã bày tỏ niềm xót xa của ông khi hai sân khấu lớn, huy hoàng một thời tại TP.HCM là sân khấu Trống Đồng và sân khấu Lan Anh phải đóng cửa, bị bỏ hoang...
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ

Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ

Sao châu á

23:19:07 22/05/2025
Miss World mùa giải thứ 72 đang trở thành tâm điểm chú ý khi một thí sinh liên tục gây ra nhiều vấn đề không ngờ, khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ và bàn...
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nhạc quốc tế

23:15:02 22/05/2025
Chiều 22/5, nền tảng phân phối vé mega concert có G-Dragon cập nhật bài đăng chi tiết, giải thích về lỗi kỹ thuật khiến toàn bộ hệ thống tắc nghẽn...
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công

Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công

Netizen

23:11:47 22/05/2025
Câu chuyện cơm quê nhưng giá thành phố tiếp tục gây tranh cãi khi chủ quán Dượng Bầu tự nhận sánh ngang khách sạn 5 sao, réo tên NTK quý tộc. Chẳng những vậy, người...
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang

Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang

Nhạc việt

22:55:35 22/05/2025
Hàng loạt nghệ sĩ như Soobin, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Thiều Bảo Trâm cùng các chương trình Tân binh toàn năng, In Bloom tour đồng loạt hoãn show, dời lịch trong 2 ngày quốc...
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh

Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh

Tv show

22:37:11 22/05/2025
Thể hiện ca khúc 'Vợ tôi' trên sân khấu, thí sinh Đăng Nguyên khiến Ốc Thanh Vân và giám khảo thích thú vì sở hữu giọng hát giống với Mạnh Quỳnh...