Chưa chốt phương án bồi thường vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì
Vinastas đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH URC VN (URC) để bàn bạc về việc bồi thường, sau khi cơ quan chức năng VN đã kết luận và thu 2 lô trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ do URC sản xuất và cho lưu hành có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép.
Chưa chốt phương án bồi thường vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì
Ngày 7.9, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas), cho biết chiều 6.9, Vinastas đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH URC VN (URC) để bàn bạc về việc bồi thường, sau khi cơ quan chức năng VN đã kết luận và thu 2 lô trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ do URC sản xuất và cho lưu hành có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép.
Hai bên đã đưa ra một số phương án bồi thường thiệt hại, nhưng chưa có phương án khả thi cao. “Các phương án bồi thường do URC đề cập rất khó thực hiện trên thực tế. Chẳng hạn, họ nói sẽ bồi thường với những trường hợp người mua các sản phẩm có hóa đơn – là đánh đố vì mua lẻ để sử dụng làm gì có hóa đơn?!”, ông Hùng nói.
Ngược lại, Vinastas đề xuất Công ty URC dành một khoản tài chính để bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng về mặt tài sản (còn về sức khỏe thì phải giám định). Sau một thời gian (3 hoặc 6 tháng), nếu không còn khiếu nại của người tiêu dùng thì khoản này sẽ được sung công để phục vụ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Công ty URC đồng ý phương án này nhưng đại diện Bộ Tài chính cho rằng cần phải tính toán lại, bởi khoản bồi thường không nằm trong danh mục nguồn thu ngân sách mà là quan hệ dân sự, do đó số tiền bồi thường nên để lại Công ty URC để sử dụng vào những hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
'Bom' thực phẩm nhiễm độc chì
Những chai nước uống C2 và Rồng Đỏ bị phát hiện có hàm lượng chì vượt xa mức công bố trong tháng 5 vừa qua khiến người tiêu dùng hoảng hốt.
Giám sát việc tiêu hủy nước C2, Rồng Đỏ có hàm lượng chì cao hơn mức công bố
Theo các chuyên gia, thực phẩm, đồ uống nhiễm chì gây nguy cơ rất lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Ngày 20.5, Thanh tra Bộ Y tế đã ra thông báo tạm dừng lưu hành 3 lô sản phẩm nước giải khát C2 và Rồng Đỏ của Công ty TNHH URC sau khi kiểm nghiệm có hàm lượng chì cao hơn từ 4 - 9 lần mức công bố. Sau đó, Bộ Y tế đã ra quyết định buộc thu hồi các lô hàng nêu trên và xử phạt Công ty TNHH URC Hà Nội hơn 5,8 tỉ đồng.
Nguy hại nhiễm qua đường uống
Tuy nhiên, theo thông báo, Công ty URC đã bán 2 lô sản phẩm đầu tiên với tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 3,9 tỉ đồng không thu hồi được. Điều này đồng nghĩa với việc cả triệu chai nước ngọt nhiễm chì đã được người tiêu dùng cả nước sử dụng (tính theo giá bán từ nhà sản xuất cho các đại lý, chỉ trên dưới 4.000 đồng/chai). Đáng lo ngại hơn, theo chính các đại lý nước ngọt, C2 và Rồng Đỏ là những sản phẩm được bán chạy và nhất là trẻ em đều yêu thích. Nên việc hàng triệu chai nước ngọt nhiễm chì không thu hồi được khiến không ít gia đình hoang mang, lo sợ.
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là mối bận tâm của tất cả các quốc gia vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đến sự phát triển và vận mệnh của cả một dân tộc.
TS Huỳnh Khánh Duy.
Chị Trần Thanh Hương (Q.4, TP.HCM) cho biết C2 từng là thức uống yêu thích của hai bé nhà chị trong hơn 2 năm qua với cháu nhỏ và gần 5 năm nay với đứa con lớn. "Vì ngại uống những thức uống có ga bị cảnh báo gây béo phì, tôi toàn cho cháu uống nước C2, Rồng Đỏ khi đón cháu đi học về. Cho đến ngày đọc được tin mấy lô hàng sản phẩm nước ngọt này bị nhiễm chì gấp gần chục lần, tôi thật sự hoảng sợ. Không khéo chính mình lại hại con", chị Hương chia sẻ với tâm trạng cực kỳ bất an.
Theo TS-BS Trần Văn Ký thuộc Hội Khoa học an toàn thực phẩm VN, tại VN nguy cơ nhiễm chì trong thực phẩm rất cao do môi trường ô nhiễm, ô nhiễm từ nguồn nước và đất, từ phân bón, từ những dụng cụ sử dụng đựng thực phẩm như chén bát, chai lọ, bao bì... nhưng đến nước uống là đã rất nguy hại. Đáng nói là từ trước đến nay rất ít ai quan tâm lấy mẫu thử nghiệm vì chi phí quá cao. Hơn nữa, đến nay một chương trình giám sát chì trong thực phẩm đồ uống cấp quốc gia là hoàn toàn chưa có.
"Vấn đề là nguồn nguyên liệu của chúng ta hiện đang không được kiểm soát tốt, nguy cơ nhiễm chì trong thịt, cá, rau, nước uống, nước giải khát... đều rất cao. Trong khi các cơ quan quản lý thực phẩm nước uống lại chưa thống nhất được cách kiểm soát chặt và hiệu quả. Hoặc có làm cũng còn khá thụ động, thế nên, có thể ví von, "quả bóng" chì trong thực phẩm đang được lãng quên hoặc nếu có "đá" cũng rất uể oải bởi kiểu cha chung không ai khóc", TS-BS Trần Văn Ký nói.
Nước uống nhiễm chì rất nguy hại cho sức khỏe Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nguy cơ cho giống nòi
Theo quy định của Bộ Y tế, trong quy chuẩn VN về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, giới hạn chì tối đa cho phép trong các loại sữa là 0,2 mg/kg, rau ăn quả là 0,1 mg/kg, nước uống đóng chai là 0,01 mg/kg... Nếu vượt quá hàm lượng này đều gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người dùng. Các chuyên gia thực phẩm, hóa học đều khẳng định nếu ăn phải thực phẩm nhiễm chì vượt quá hàm lượng cho phép, người sử dụng có nguy cơ bị ngộ độc chì, nhất là với trẻ em. Sự gây độc của chì cho cơ thể rất nặng nề, lâu dài và hay tái phát do thời gian bán hủy để thải chì ra khỏi cơ thể là rất lâu, kéo dài hàng chục năm.
TS-BS Trần Văn Ký nhấn mạnh: "Nếu ở người lớn, lượng chì vào cơ thể lâu ngày tích tụ gây nguy hại thì ở trẻ em còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi nồng độ chì trong cơ thể cao sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ".
TS-BS Trần Văn Ký nhấn mạnh: "Nghiên cứu cho thấy chỉ cần một lượng chì nhỏ cũng làm cho hệ thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng, nó còn có thể ảnh hưởng tới việc phát triển tầm vóc của trẻ và khiến các tế bào máu của trẻ không hoạt động bình thường. Với những sản phụ, nhiễm chì sẽ đối diện nguy cơ sinh non, thường trước 37 tuần. Thứ nữa, nhiễm độc chì khiến não trẻ bị tổn thương, thiếu máu do lượng hồng cầu luân chuyển trong cơ thể không đủ. Nhiều giai đoạn phát triển của trẻ bị chậm lại, thậm chí chậm trong giao tiếp và suy nghĩ. Ngoài ra, trẻ nhỏ nạp lượng chì vào cơ thể lớn hơn lượng cho phép, thường dễ bị táo bón, đau dạ dày... Trẻ càng nhỏ, ảnh hưởng từ nhiễm độc chì càng lớn".
TS Huỳnh Khánh Duy, Khoa Kỹ thuật hóa học - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, phân tích thực phẩm có thể bị nhiễm các chất độc hại như nhôm, chì từ nhiều nguồn. Có thể do người sản xuất, buôn bán cố tình cho các chất độc hại vào thực phẩm với mục đích bảo quản, gian lận. Hoặc do nhập lậu thực phẩm chất lượng kém. Thậm chí có sự phá hoại, do thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong vấn đề bảo quản, chế biến, vận chuyển thực phẩm không đúng cách... cũng khiến thực phẩm bị nhiễm nhiều chất độc hại. Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, các vấn đề tiêu hóa, tổn thương thần kinh (và tổn thương não ở trẻ em), tổn thương thận và hệ sinh sản; thủy ngân gây hại cho thận và có thể gây tổn hại cho tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, huyết học, hệ thống miễn dịch, sinh sản và thần kinh. Nếu màu có nguồn gốc hữu cơ thì có thể chứa các tạp chất amine thơm, các hợp chất azo, các hợp chất thơm ngưng tụ đa vòng, phthalates... và thường là các chất có khả năng gây ung thư, rối loạn nội tiết.
"Do đó, an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là mối bận tâm của tất cả các quốc gia vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đến sự phát triển và vận mệnh của cả một dân tộc. Các quốc gia đều có hệ thống luật pháp và cơ sở vật chất để kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, việc kiểm tra và phát hiện thực phẩm bẩn, thực phẩm có chứa chất độc hại của cơ quan chức năng là việc làm thường xuyên. Tin tức về công bố phát hiện thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa chất độc hại chứng tỏ đây là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm và thực trạng kiểm soát thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa chất độc hại còn nhiều việc cần được giải quyết", TS Duy nhấn mạnh.
Theo Thanh Niên
Nhiều siêu thị, cửa hàng "đóng cửa" với đồ uống của URC sau vụ nhiễm độc chì Theo cuộc khảo sát của PV, sau sự cố nhiễm độc chì, sản phẩm nước giải khát C2, Rồng đỏ của Công ty TNHH URC gần như "đóng băng" trên thị trường. Một vài siêu thị, hệ thống cửa hàng lớn đã "cấm cửa" với loại nước uống này. Nhiều siêu thị, cửa hàng "đóng cửa" với đồ uống của URC sau vụ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

DJ Ngân 98 nói mình bị hãm hại có tổ chức và tố giác hàng giả, hàng nhái

Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu

Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước
Có thể bạn quan tâm

Nha Trang góp mặt trong Top điểm đến 'du lịch chậm' hàng đầu châu Á
Du lịch
10:26:01 22/05/2025
Vai diễn gần 2 phút của Đình Tú và tình tin đồn ở 'Cha tôi người ở lại' gây chú ý
Hậu trường phim
10:23:40 22/05/2025
Ứng dụng AIoT giúp kiểm soát an ninh nhà ở, doanh nghiệp
Thế giới số
10:23:38 22/05/2025
Đầu tháng 6, 3 con giáp được Thần Tài yêu thương: Lộc lá tràn về, tiền bạc đầy kho, đổi đời ngoạn mục
Trắc nghiệm
09:59:11 22/05/2025
Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines
Thế giới
09:35:38 22/05/2025
Quỳnh Lương "bóc phốt" chồng cũ, tung ghi âm cãi cọ căng thẳng: Anh động vào con tôi là anh sai rồi
Sao việt
09:35:09 22/05/2025
Mối quan hệ của HuyR và Jun Phạm sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
09:32:10 22/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
09:28:01 22/05/2025
Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ
Lạ vui
09:23:52 22/05/2025
Sắp ra mắt tác phẩm cuối cùng của cố diễn viên Kim Sae Ron
Phim châu á
09:18:06 22/05/2025