Chưa diệt xong IS, quân Iraq lục đục
Chiến dịch đánh đuổi Nhà nước Hồi giáo khỏi Fallujah đang bước vào giai đoạn quyết định song sự chia rẽ giữa các lực lượng Iraq khiến nó có nguy cơ bị đình trệ.
Lực lượng ủng hộ quân đội chính phủ Iraq tập trung bên ngoài Fallujah hôm 24/5. Ảnh: AFP
Sau khi chiếm được khu vực phía nam thành phố Fallujah, 7 binh đoàn đặc nhiệm Iraq vẫn chưa thể mở rộng chiến dịch. New York Times dẫn lời các chỉ huy cho biết nguyên nhân không phải do họ bị phản công hay địa hình khó khăn mà bởi bất đồng trong chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo (IS).
Khác với những chiến dịch chống IS trước đây, cuộc phản công ở Fallujah lần này có sự tham gia của nhiều lực lượng ở Iraq. Kế hoạch tác chiến ban đầu được coi như một minh chứng cho thấy tinh thần đoàn kết của các nhóm vũ trang nay trở thành biểu hiện của sự chia rẽ sâu sắc bên trong những lực lượng này.
“Các lực lượng tại Iraq không phải đang hợp tác mà họ thực sự chia rẽ trên mặt trận”, ông Patrick Martin, chuyên gia về Iraq tại Học viện Nghiên cứu Chiến tranh, trụ sở Washington, cho biết.
Chia rẽ
Từ thời điểm IS chiếm đóng thành phố Mosul hồi năm 2014, phiến quân luôn vấp phải sự phản kháng từ hai nhóm chiến đấu chính là đặc nhiệm chống khủng bố và dân quân người Shiite, được biết đến với cái tên Lực lượng Huy động Quần chúng.
Từng hết sức đoàn kết dưới thời cựu thủ tướng Nouri al-Maliki nhưng đến giờ các lực lượng Iraq đang ngày càng mất đoàn kết bởi sức ép từ cuộc khủng hoảng an ninh – chính trị do IS gây ra suốt hai năm qua, giới quan sát đánh giá.
Quân đội Iraq gần như tan rã khi bị IS tấn công. Tuy nhiên, các nhóm dân quân người Shitte đã đứng lên chiến đấu, chặn đà tiến công của nhóm ở phía bắc thủ đô Baghdad.
Nếu như tốc độ khôi phục của quân đội chính phủ diễn ra chậm chạp thì các lực lượng dân quân người Shiite lại phát triển nhanh chóng. Những nhóm này đã chính thức được sáp nhập vào lực lượng quân chính phủ Iraq dưới sự chỉ huy của thủ tướng. Nhưng vì các lãnh đạo của họ cũng có ảnh hưởng chính trị và quân sự nhất định nên họ vẫn duy trì sự tự quyết một cách tương đối.
Đặc nhiệm Iraq là một bộ phận của quân đội. Đội quân tinh nhuệ này là sản phẩm của chương trình huấn luyện lâu năm do Mỹ chủ trì, hoạt động độc lập với Bộ Quốc phòng Iraq và là lực lượng chủ đạo trong nhiều trận chiến chống IS.
Video đang HOT
Trong cuộc phản công ở Fallujah, cả hai nhóm đều tham gia chiến đấu nhằm lấy lại thành phố có vị trí chiến lược quan trọng chỉ cách thủ đô Baghdad 65 km về phía tây này. Theo phân công, quân đặc nhiệm sẽ tiến vào thành phố trong khi dân quân người Shiite bao vây và phòng thủ bên ngoài. Song mỗi nhóm lại hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh riêng, khiến quá trình xử lý mất nhiều thời gian hơn so với chiến dịch ở tỉnh Anbar.
Đại tá Ahmed Na’im thuộc đơn vị cảnh sát tỉnh Anbar cho hay dù chiến đấu trong cùng một thành phố nhưng họ chưa bao giờ phối hợp hành động hay chia sẻ tình báo.
“Họ có kế hoạch riêng và chỉ nhận lệnh từ cấp trên của mình”, ông nói.
Chỉ hai ngay sau khi chiếm đóng thành công các cứ điểm bên ngoài Fallujah, chiến dịch đã bị ngưng trệ vì bất đồng quanh việc quyết định xem nhóm nào sẽ thực hiện nhiệm vụ truy quét IS khỏi thành phố.
Một số tay súng dân quân người Shiite khăng khăng nhận phần việc về mình. Lực lượng Huy động Quần chúng lại quả quyết lính của họ sẵn sàng tiến vào thành phố, chỉ đợi lệnh để tiến công. Họ hiện án binh bất động.
Đại úy Christopher Garver, phát ngôn viên liên minh quân sự chống IS do Mỹ dẫn đầu, phủ nhận việc chiến dịch tái chiếm Fallujah bị đình trệ.
“Các lực lượng Iraq đang củng cố lực lượng để tiến công”, ông nói. “Đây là điều bình thường”.
Tuy nhiên, lúc này, dấu hiệu duy nhất cho thấy chiến dịch vẫn tiếp diễn là việc quân đội Iraq thi thoảng nã pháo vào vùng Shuhada, phía nam Fallujah. Không có bất kỳ đợt không kích nào. Tuần trước, máy bay liên quân triển khai ít nhất 25 đợt oanh tạc mỗi ngày.
Lực lượng an ninh Iraq cùng dân quân người Shiite và các tay súng bộ tộc Sunni chiếm giữ một cứ điểm bên ngoài Fallujah. Ảnh: AP
Thảm họa nhân đạo
Số phận của 50.000 dân thường bị mắc kẹt tại Fallujah hiện là mối quan tâm hàng đầu đối với các tổ chức hỗ trợ nhân đạo trong vùng. Người dân tại đây đang phải chịu sức ép rất lớn từ việc thiếu lương thực cũng như giá thực phẩm tăng cao.
Cư dân Fallujah cho hay IS ban đầu còn cấp nước và lương khô miễn phí, nhưng từ khi chiến dịch nổ ra, người dân không được hưởng chế độ này nữa.
“Một thảm họa nhân đạo khác đang xảy ra ở Fallujah và điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”, AFP dẫn lời ông Bruno Geddo, đại diện Ủy ban Tị nạn Liên Hợp Quốc, nhận xét.
Theo ông Zeid Ra’ad Al Hussein, lãnh đạo Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, dân thường tháo chạy khỏi Fallujah đang phải đối mặt với tình trạng lạm dụng thể chất nghiêm trọng.
Trong tuyên bố hôm 7/6, ông Zeid trích lời một số nhân chứng cho biết các nhóm vũ trang theo phe lực lượng an ninh Iraq đã bắt giữ một số thanh thiếu niên Iraq và lạm dụng họ.
Zeid thừa nhận quân đội Iraq có quyền kiểm tra người dân trốn chạy để đảm bảo họ không gây ra mối đe dọa nào nhưng nhấn mạnh những người này phải được đối xử với đầy đủ tư cách công dân.
Trần Việt
Theo VNE
Bóng ma trên những vùng đất giành lại từ tay IS
Dù đánh đuổi được Nhà nước Hồi giáo nhưng người dân Iraq vẫn phải đối mặt với một tương lai đầy bất ổn.
Lực lượng an ninh Iraq cùng dân quân người Shiite và các tay súng bộ tộc Sunni chiếm giữ một cứ điểm bên ngoài Fallujah. Ảnh: AP
Khi quân đội Iraq, với sự yểm trợ của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, phát động cuộc tấn công nhằm giải phóng thành phố Fallujah khỏi tay Nhà nước Hồi giáo (IS), nhiều tiếng nói ủng hộ và dự đoán về thành công của chiến dịch trên liên tục xuất hiện.
Những cuộc không kích được cho là đã giúp tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Fallujah đồng thời giải phóng thị trấn Karma, phía bắc thành phố, khỏi sự kiểm soát của các tay súng cực đoan. Tuy nhiên, tại đây, người ta cũng không còn thấy bóng dáng của dân thường sinh sống, theo CNN.
Chuyên gia Lina Khatib, lãnh đạo Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại tổ chức Chatham House, cho rằng giành "chiến thắng" trước IS không đơn giản chỉ là tiêu diệt tổ chức này về mặt quân sự. Vì thế, đối với bà, thắng lợi trên dường như chỉ là nhất thời bởi các nhân tố dẫn đến sự hình thành của IS vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn.
Việc cộng đồng người Sunni cảm thấy bất mãn với chính phủ do người Shiite kiểm soát là một trong những nhân tố quan trọng khiến IS có thể bám rễ và sinh sôi nhanh chóng tại Iraq, bà Khatib đánh giá. Họ luôn cho rằng chính phủ do người Shiite nắm giữ thân Iran và duy trì chính sách phân biệt đối với họ bất kể là dưới sự lãnh đạo của cựu thủ tướng Nouri al-Maliki hay Thủ tướng đương nhiệm Haider al-Abadi.
Việc chính quyền sử dụng dân quân người Shiite trong cuộc chiến chống IS càng khiến người Sunni cảm thấy họ bị tách rời. Mặc dù lực lượng Sunni có tham gia chiến dịch Fallujah nhưng vai trò của họ đã bị lu mờ trước thanh thế của dân quân người Shiite do Iran hậu thuẫn.
Với những người Sunni ủng hộ IS ở Fallujah, sự tham gia của dân quân người Shiite sẽ đẩy họ xích lại gần hơn với IS. Trong khi đó, với những người không theo IS, được giải phóng nhờ dân quân Shiite chỉ như một sự thay đổi người cai trị.
Cái giá phải trả
Theo Khatib, phương pháp được sử dụng để giải phóng Karmar có lẽ mang nhiều nét tương đồng với chiến dịch giải phóng thị trấn Kobani, bắc Syria: rải bom hạng nặng để mở đường cho các lực lượng trên bộ tấn công.
Nhưng những thiệt hại về tài sản của hai cuộc tấn công trên đều rất nặng nề. Cả Karmar và Kobani đều chịu nhiều tổn thất về cơ sở hạ tầng. Nếu áp dụng biện pháp tương tự với Fallujah, thành phố này chắc chắn cũng sẽ bị tàn phá nghiêm trọng và phải mất nhiều năm để khôi phục về nguyên trạng. Nó sẽ khiến cư dân Fallujah mất nhà cửa, tác động mạnh lên thực trạng nhân khẩu học.
Hàng nghìn người Sunni đã bỏ trốn hoặc đang chuẩn bị tháo chạy khỏi Fallujah khi chiến dịch càn quét IS được triển khai. Câu hỏi đặt ra là những người này sẽ đi đâu? Họ có thể đến các khu vực tập trung đông người Shitte sinh sống. Nhưng nếu vậy, nguy cơ bùng phát những cuộc xung đột sắc tộc sẽ là rất cao, bà Khatib nhấn mạnh.
IS cuối cùng cũng đứng bên bờ vực suy yếu về mặt quân sự nhưng hàng nghìn người Sunni ở Iraq cũng sẽ lâm vào cảnh mất nhà cửa nhờ "sự can thiệp" của một lực lượng dân quân trung thành với Iran và một chính phủ mà họ coi là không khác biệt so với trước đây. Hồi năm 2013, nhiều người Sunni ở Iraq cam kết đi theo IS chính bởi họ muốn chống lại một chính phủ mà theo họ là thân Iran và có thể trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống của họ, bà Khatib cho hay.
Khi mà các nhân tố gây bất ổn chính trị xã hội vẫn tồn tại, Iraq vẫn sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các nhóm khủng bố gây dựng lực lượng và phát triển, bà Khatib nhận định.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã không thể giành tín nhiệm của người Sunni bởi họ coi ông chỉ như một phiên bản khác của cựu thủ tướng Maliki. Việc kêu gọi dân quân dòng Sunni tham gia cuộc chiến chống IS là một cách để quân đội Iraq chứng tỏ rằng chiến dịch Fallujah nhận được sự ủng hộ của mọi người dân ở các tầng lớp khác nhau. Nhưng rõ ràng là người Sunni và người Shiite ở Iraq vẫn không hề sát cánh chiến đấu.
Theo Khatib, khi mà chính quyền Iraq chưa có một chiến lược cụ thể để giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội cũng như khôi phục uy tín của quân đội thì dù có đánh bại được IS đi chăng nữa thì sau đấy, những tổ chức khác giống như thế vẫn sẽ tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ.
Trần Việt
Theo VNE
Bị dồn ép ở Fallujah, IS tung biệt đội tử thần đối phó IS được cho là sẽ chiến đấu đến tay súng cuối cùng để bảo vệ Fallujah, trong khi quân đội chính phủ Iraq cũng đang chịu sức ép phải giành lại bằng được thành phố này. Lực lượng hỗn hợp của chính phủ Iraq áp sát thành phố Fallujah. Ảnh: AFP Các biệt đội tử thần của phiến quân Nhà nước Hồi giáo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025