Chùa Một Cột – ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á
Ngày 10/10/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á cho chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất.
Chùa Một Cột (Ảnh: vi.wikipedia)
Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu, có nghĩa là “phúc lành dài lâu”. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào nm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Trải qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Chùa hiện nay xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá có đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền. Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, tựa như một đóa hoa sen vươn thẳng từ mặt hồ nhỏ hình vuông, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa. Trên cửa có đề Liên Hoa Đài gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Năm 1962, chùa Một Cột được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 2006, chùa Một Cột được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Theo Dantri
Cột kinh Phật đá được đồn giấu vàng
Chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội tương truyền là tên được các vua nhà Lý đem theo từ ngôi chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nơi đây có cột kinh Phật độc đáo được làm bằng đá đầy bí ẩn.
Nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư ngày nay vẫn trường tồn ngôi chùa Nhất Trụ - hay còn được gọi là chùa Một Cột. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư cùng với đình Yên Thành, đền thờ công chúa và đền vua Lê Đại Hành - di tích có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của kinh đô Hoa Lư xưa.
Chùa tọa lạc trên khoảng đất rộng hơn 3.000 m2, quay về hướng Tây với các hạng mục kiến trúc gồm: chùa chính theo bố cục chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện, nhà Tổ, nhà Khách, khu vườn tháp và các công trình phụ trợ.
Tam quan chùa Nhất Trụ. Ảnh: ANTĐ.
Cổng chùa được xây ngay bên phải sân chùa theo kiểu 2 tầng 8 mái, mặt ngoài là đại tự khắc 3 chữ Hán "Nhất Trụ Tự" (chùa Nhất Trụ). Tòa Tiền đường 5 gian được làm kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì nóc kiểu kèo kẻ giá chiêng chủ yếu được bào trơn đóng bén với một số mảng chạm khắc lá lật, vân xoắn trên đầu xà hoặc chạm chữ thọ trong vòng tròn mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn.
Tòa Thượng điện 3 gian nối liền với gian giữa Tiền đường cũng có kết cấu tương tự. Đây chính là không gian cho việc bài trí tượng Phật trong chùa với các lớp tượng: Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, Quan Âm chuẩn đề, Quan Âm tọa sơn, Thích Ca sơ sinh... Ngoài ra còn có tượng Tổ, tượng Thị giả được bày ở nhà Tổ.
Hệ thống di vật ở chùa khá phong phú nhưng nổi bật là quả chuông đồng đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) với những lời răn dạy mang đậm chất nhân văn của Phật giáo: "Làm việc thiện sẽ gặp trăm điều tốt lành... Nhà làm việc thiện thì tấm lòng luôn vui vẻ không dừng, luật nhân quả tỏ rõ". Đặc biệt nhất trong hệ thống di vật của chùa phải kể đến là Thạch kinh, tức cột kinh Phật ở sân trước chùa.
Thuật ngữ Phật giáo gọi đó là kinh Lăng Nghiêm có kiểu dáng tương tự những cột kinh Đinh Liễn tìm thấy ven bờ sông Hoàng Long. Điểm khác là cột kinh chùa Nhất Trụ có kích thước lớn hơn nhiều, mặt khác có một vòng cánh sen bao quanh đế cột, trong khi cột kinh Đinh Liễn không có hoa văn. Cột kinh chùa Nhất Trụ có hình bát giác cao 4,16 m, gồm 6 bộ phận gá lắp với nhau bởi các ngõng, bao gồm: tảng đế vuông, đế tròn, thân bát giác, bông hoa đá tám cánh và đỉnh hồ lô.
Tất cả các bộ phận gắn với nhau hoàn toàn không sử dụng chất kết dính nhưng rất vững trãi dù đã trải qua nghìn năm mưa gió. Theo ghi chép của chùa Nhất Trụ, tảng đế dưới cùng có hình gần vuông góc mỗi chiều 140 cm, dày 30 cm lỗ mộng tròn ở giữa tảng có đường kính 29 cm, sâu 55 cm. Đế tròn trên to dưới nhỏ, dày 32,5 cm đường kính phía trên 76 cm, đường kính phía dưới 66 cm.
Bên dưới đế có ngõng tròn đường kính 15,5 cm, dài 3,5 cm, ngõng lắp vừa khít vào lỗ mộng ở tảng đế vuông. Trên mặt đế tròn có lỗ mộng đường kính 34,5 cm sâu 9 cm. Bao quanh đế cột có vòng cánh sen đường kính 107 cm, với tổ hợp 22 cánh đơn, chiều dài mỗi cánh 15-17cm, rộng 13cm. Cánh sen thon tương tự cánh sen trên một số tảng đá làm bậc đi ở trong động Am Tiên - tương truyền là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ, báo để trừng trị những kẻ phản quốc hoặc có tội nặng.
Cột kinh Lăng Nghiêm. Ảnh: ANTĐ.
Theo các nhà nghiên cứu về Phật giáo nói riêng và nghệ thuật kiến trúc nói chung, những cánh sen xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam trong kiến trúc nghệ thuật cùng các hình thức trang trí cánh sen trong kiến trúc Lý - Trần đều bắt nguồn từ cột kinh Lăng Nghiêm. Quan sát kỹ sẽ thấy thân cột bát giác có số đo qua tâm hai mặt đối diện là 65 cm. Hai đầu cột đều có ngõng cắm vào đế và thớt bát giác dày 13 cm, có số đo qua tâm hai mặt đối diện là 61 cm (ở phía dưới) và 65 cm (ở phía trên), như vậy cột có dáng trên to dưới nhỏ.
Hai đầu cột đều có ngõng cắm vào đế và thớt: ngõng dưới dài 5 cm, đường kính 16 cm ngõng trên dài 6 m, đường kính 18 cm. Thớt bát giác có số đo qua tâm 2 mặt đối diện là 69cm, dày 13 cm, mặt trên phẳng, mặt dưới có lỗ mộng sâu 7 cm, đường kính 31 cm để ngậm vào ngõng trên của thân.
Đấu cao 26 cm có đường gờ miệng uốn lượn tạo nên 8 đỉnh nhọn, phía dưới được thu nhỏ tạo hình tròn, phía trên đấu có lỗ mộng tròn sâu 7 cm để gắn chóp hồ lô. Chóp trên cùng đã bị mất, nhưng căn cứ vào chóp trên những cột kinh Đinh Liễn so sánh tỷ lệ với thân, các nhà khoa học đoán định chóp có hình chiếc hồ lô thóp bụng, cổ dài, miệng tù, cao 80 cm, đường kính 30 cm.
Trên tám mặt của thân cột khắc đầy chữ Hán, nhưng trải qua thời gian hơn 1.000 năm, nửa dưới và ba mặt nửa trên cột đã bị mờ hoàn toàn. Năm mặt nửa trên còn lại cũng không đọc được nguyên vẹn. Nếu còn nguyên vẹn, ước khoảng 2.500 chữ, giờ đây số chữ có thể khổ tâm đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Theo sư thầy Thích Đàm An - trụ trì chùa Nhất Trụ, nội dung văn tự có 3 phần: kệ, kinh, lạc khoản. Nội dung văn tự là kinh Thủ Lăng Nghiêm, ca ngợi sự bền vững của Đức Phật, sự to lớn bao trùm của tài năng Phật Như Lai.
Còn theo ông Nguyễn Văn Sang -Phó Chủ tịch UBND xã Trường Yên, từ xưa tại đài sen này đã tồn tại những câu chuyện liên quan đến việc giấu vàng của người Tàu. Minh chứng rõ nhất là phần rời của phía trên cột kinh là nơi để cho vàng vào bên trong. Dù truyền thuyết chỉ là những câu chuyện mang tính hư cấu nhưng nhiều người ở địa phương vẫn tin vào điều ấy.
Theo VNE
Tiếng kêu thống thiết từ ngôi đình "kỳ dị" nhất Việt Nam Dân gian có câu "cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài". Những ngôi đình ở xứ Đoài được tôn vinh không chỉ bởi sự bề thế, hoành tráng mà còn bởi kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Đến làng Việt cổ Đường Lâm nổi tiếng bây giờ, các tour du lịch đang đắt khách với người trong và ngoài nước bao giờ cũng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình
Có thể bạn quan tâm

Các nạn nhân không ngờ tới trong drama "cắm sừng" giữa Wren Evans và Lim Feng, trong đó có 1 người yêu cũ
Nhạc việt
14:52:46 17/05/2025
Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?
Tv show
14:52:26 17/05/2025
Lợi ích và tác dụng phong thủy khi đặt gương trong phòng khách
Sáng tạo
14:52:18 17/05/2025
Vĩnh Thích Ăn Ngon hiếm hoi lên tiếng bức xúc, đấu khẩu Mia Lê, réo Phạm Thoại
Netizen
14:46:08 17/05/2025
Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam được chồng Tây cưng như trứng, lóa mắt trước nhẫn kim cương cỡ khủng
Sao việt
14:39:47 17/05/2025
Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ
Xe máy
14:35:33 17/05/2025
Phim Hàn 18+ lập kỷ lục 6 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp mê mẩn nhưng nhìn mặt là thấy buồn cười
Phim châu á
14:32:51 17/05/2025
Mỹ nam Trung Quốc là "hoàng tử nước mắt" gây sốt: Cả thế giới có lỗi khi anh khóc, phim mới nhất định phải xem
Hậu trường phim
13:57:06 17/05/2025
Nawat ưu ái 'gà cưng' ở Cannes, Thùy Tiên bị đá, hết giá trị thương mại?
Sao châu á
13:53:18 17/05/2025
Phim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thời
Phim việt
13:44:28 17/05/2025